GIÚP MÌNH VỚI
1.Bài tiết là gì? Vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu.
2.theo em số lượng đơn vị chức năng rất lớn (khoảng 1 triệu) ở mỗi quả thận có ý nghĩa gì?
3..trong hoạt động bài tiết, hoạt động nào quan trọng nhất? vì sao
4. em hãy giải thích tại sao ở trẻ em thì hay đái dầm. còn ở người già khó điều khiển phản xạ đi tiểu?
5. da có chức năng gì? những đặc điểm cấu tạo nào nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?
6.da có phản ứng như thế nào khi trời nóng hay lạnh quá?
7.trình bày các thói quen sống khoa học để có 1 làn da khỏe đẹp?
8.cho biết cấu tạo và chức năng của da? biện pháp phòng tránh các bệnh về da.lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
9.cần vệ sinh da như thế nào để tránh các bệnh về da?
10.vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật khi ta tiếp xúc?
1. Bài tiết là gì? Vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu.
- Bài tiết là quá trình cơ thể không ngừng lọc và thải bỏ ra môi trường những chất cặn bã, độc hại do quá trình hoạt động sống.
- Vai trò:
+ Duy trì tính ổn định của môi trường trong.
+ Làm cho cơ thể không bị nhiễm độc.
+ Đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.
- Các thói quen sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu:
+ Tiểu đúng lúc.
+ Không ăn quá mặn, quá chua.
+ Không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi.
+ Uống nhiều nước.
+ Khẩu phần ăn uống hợp lí.
4. Em hãy giải thích tại sao ở trẻ em thì hay đái dầm. Còn ở người già khó điều khiển phản xạ đi tiểu?
- Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đái dầm ở trẻ em là do bàng quang nhỏ. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như ngưng thở khi ngủ, nhiễm trùng đường tiểu và sự mất cân bằng hormone.
- Chứng tiểu không tự chủ có nhiều nguyên nhân tại bàng quang, tại cơ thắt (bàng quang, niệu đạo) gọi là hoạt động quá mức của cơ bức niệu gặp ở người cao tuổi. Hoạt động quá mức của cơ bức niệu làm cho sự co bóp của bàng quang không thể ức chế được, dẫn đến tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu thoát ra ngoài.