K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2021

a) Câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng quan hệ từ: chưa...đã

b) Câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng quan hệ từ: vừa...đã

c) Câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng quan hệ từ: đang...đã

chị Nguyệt nhanh v:v

16 tháng 1 2023

Cấu tạo ngữ pháp:

Chủ ngữ 1: Bánh lái

Vị ngữ 1: có thể nhỏ và không nhìn thấy được.

Chủ ngữ 2: nó

Vị ngữ 2: điều khiển hướng đi của con người.

Các vế câu được nối với nhau bằng hình thức liên kết về nội dung.

Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: Quan hệ tương phản.

17 tháng 1 2023

1. Câu đơn Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN). 2. Câu ghép - Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. - Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối. Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. 3. Tìm hiểu thêm về câu đơn - Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn. Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu. Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ). Powered By VDO.AI PlayUnmute Fullscreen - Ví dụ: Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động? Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động) - Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi) Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ) Ngày 8.3.1989. Hôm nay mẹ rất vui. (xác định thời gian) Mưa. (xác định cảnh tượng) Hà Nội. (xác định nơi chốn) Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.(liệt kê sự vật, hiện tượng) - Lưu ý: Câu đặc biệt khác với câu đảo CN - VN: Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo C - V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh. Ví dụ: Trên trời, có đám mây xanh. (Câu đặc biệt) Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta. (Câu đảo CN - VN) Mưa! Mưa! (Câu đặc biệt) (Hôm nay trời thế nào?) - Mưa. (Câu rút gọn)

27 tháng 12 2021

Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân).

21 tháng 12 2021

ai giúp vs mn

 

21 tháng 12 2021

tự làm đi

29 tháng 11 2021

Bài khá dễ nên em dựa và ghi nhớ công thức này để làm bài nhé !!
 

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

Vì … nên…
Do … nên…
Nhờ … mà…

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

Nếu … thì…
Hễ … thì…
Giá mà … thì …

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

Tuy … nhưng…
Mặc dù … nhưng…

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

Không những … mà còn…
Không chỉ … mà còn…

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“ Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: ''A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?'' Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: ''A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?'' Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

                                                                          (Lão Hạc-Nam Cao)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?
Câu 3: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4: Tìm từ tượng thanh trong đoạn trích?

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 6:  Vì sao lão Hạc lại nghĩ '' Nó cứ làm như nó trách tôi ...'' ?
Câu 7:  Vì sao lão Hạc phải tìm đến cái chết?

Câu 8: Cho câu chủ đề: “Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng”. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch (từ 8-10 câu) triển khai câu chủ đề trên. Trong đoạn, có sử dụng trợ từ. (Gạch chân dưới trợ từ và chú thích).

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)Câu 1:  Trình bày xuất xứ của văn bản có chứa đoạn trích trên.Câu 2: Lời kể trong...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

 (Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)

Câu 1:  Trình bày xuất xứ của văn bản có chứa đoạn trích trên.

Câu 2: Lời kể trong đoạn trích là của nhân vật nào? Kể về sự việc gì?

Câu 3: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4: Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư  về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc...Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.

Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”

(Trích Lão Hạc - Nam Cao, Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)

Đề 1

Câu 1:  Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao

Câu 2: Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

Câu 3: Tìm một từ tượng hình, một trợ từ, một thán từ có trong đoạn văn trên.

Câu 4:  Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ây có tác dụng như thế nào?

Câu 5: Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc

Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phương pháp diễn dịch, trình bày cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng 1 trường từ vựng. Gạch chân các từ đó và chú thích rõ, gọi tên trường từ vựng đã nêu.

Đề 2:

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm 02 từ tượng hình và 02 từ tượng thanh trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và tượng thanh đó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích.

Câu 4: Từ cuộc đời số phận của lão Hạc trong những trang văn của Nam Cao gợi cho em nhớ đến một nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng có số phận như vậy (Ghi lại tên nhân vật và tên văn bản).

0
Câu 1: Tìm, phân loại, nêu tác dụng các từ loại trong các câu saua. Chỉ ra một từ tượng thanh trong câu: “Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi…”. Nêu tác dụng của từ tương thanh đó. b. Chỉ ra một từ tượng hình trong câu: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại” Nêu tác dụng từ tượng hình đó. c. Chỉ ra một thán từ trong câu: “Này, ông giáo ạ!!”. Cho biết thán từ đó...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm, phân loại, nêu tác dụng các từ loại trong các câu sau

a. Chỉ ra một từ tượng thanh trong câu: “Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi…”. Nêu tác dụng của từ tương thanh đó.

 

b. Chỉ ra một từ tượng hình trong câu: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại” Nêu tác dụng từ tượng hình đó.

 

c. Chỉ ra một thán từ trong câu: “Này, ông giáo ạ!!”. Cho biết thán từ đó thuộc loại nào?

 

d. Chỉ ra một tình thái từ trong câu: “Mẹ đi làm về rồi à?” Cho biết tình thái từ đó thuộc loại nào?

 

e. Cho biết từ “ những ” trong câu văn: “Nó ăn những năm trái táo” thuộc loại từ nào?

 

g. Chỉ ra một thán từ trong câu: “Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu mà hiểu họ…” . Cho biết thán từ đó thuộc loại nào?

0