nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn màu trắng sau : K , Na2O , BaO , MgO , B2O5
giúp mk với các bạn hóa 8 nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trích một ít các chất làm mẫu thử
- Hòa tán các chất vào nước có pha vài giọt quỳ tím:
+ Chất rắn tan, dd chuyển xanh: CaO, Na2O
CaO + H2O --> Ca(OH)2
Na2O + H2O --> 2NaOH
=> Thu được 2 dd Ca(OH)2, NaOH (1)
+ Chất rắn tan, dd chuyển màu đỏ:P2O5
P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4
+ Chất rắn tan, dd không chuyển màu: NaCl
+ Chất rắn không tan: MgO
- Dẫn khí CO2 vào lượng dư dd ở (1):
+ Xuất hiện kết tủa trắng: Ca(OH)2 => Nhận biết được CaO
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O
+ Không hiện tượng: NaOH => Nhận biết được Na2O
2NaOH + CO2 --> Na2CO3 + H2O
Trích mẫu thử:
Cho nước lần lượt vào từng mẫu thử :
- Tan , tạo thành dung dịch : Na2O , P2O5 , BaCl2 , Na2CO3 (1)
- Không tan : CaCO3 , MgO (2)
Cho quỳ tím vào các dung dịch thu được ở (1) :
- Hóa xanh : Na2O
- Hóa đỏ : P2O5
Cho dung dịch HCl vào các chất còn lại ở (1) :
- Sủi bọt khí : Na2CO3
- Không HT : BaCl2
Cho dung dịch HCl vào các chất ở (2) :
- Tan , sủi bọt : CaCO3
- Tan , tạo dung dịch : MgO
PTHH em tự viết nhé !
Trích mẫu thử.
Cho nước vào từng mẫu thử:
- Không tan: CaCO3, MgO
- Tan: Na2O, P2O5, BaCl2, Na2CO3 (*)
Cho giấy quỳ vào dd ở (*):
- Quỳ hóa đỏ: P2O5 \(\left(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\right)\) (**)
- Quỳ hóa xanh: Na2O \(\left(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\right)\)
- Quỳ không đổi màu: BaCl2, Na2CO3 (***)
Đưa dd thu được ở (**) vào 2 dd ở (***)
- Không tác dụng: BaCl2
- Tác dụng, tạo chất khí và muối: Na2CO3 \(\left(Na_2CO_3+H_3PO_4\rightarrow Na_3PO_4+H_2O+CO_2\right)\)
Thả vào nước và cho thử QT:
- Tan, QT chuyển xanh -> Na2O, BaO (1)
Na2O + H2O ---> 2NaOH
BaO + H2O ---> Ba(OH)2
- Tan, QT ko đổi màu -> NaCl
- Tan, QT chuyển đỏ -> P2O5
P2O5 + 3H2O ---> 2H3PO4
Cho các chất (1) t/d vs dd H2SO4
- Có kết tủa màu trắng -> BaO
BaO + H2SO4 ---> BaSO4 + H2O
- Có t/d nhưng ko hiện tượng -> Na2O
-Trích mẫu thử
-Đổ nước vào các mẫu thử
-Mẫu thử không tác dụng là MgO
-Cho quỳ tím vào các mẫu thử còn lại
-Mẫu thử nào làm quỳ chuyển thành màu đỏ là P2O5
-Mẫu thử nào làm quỳ chuyển thành màu xanh là Na2O, CaO
-Cho Na2O, CaO tác dụng với H2SO4
-Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa là CaO
CaO + H2SO4 -> CaSO4 + H2O
Na2O + H2SO4 -> Na2SO4 + H2O
-Còn lại là Na2O
_ Trích mẫu thử.
_ Hòa tan mẫu thử vào nước rồi thả quỳ tím vào.
+ Nếu không tan, đó là MgO.
+ Nếu tan, làm quỳ tím chuyển đỏ, đó là P2O5.
PT: \(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
+ Nếu tan, làm quỳ tím chuyển xanh, đó là Na2O, CaO. (1)
PT: \(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\)
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
_ Sục CO2 vào 2 dung dịch thu được ở nhóm (1).
+ Nếu có kết tủa trắng, đó là CaO.
PT: \(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
+ Nếu không hiện tượng, đó là Na2O.
PT: \(2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
_ Dán nhãn.
Bạn tham khảo nhé!
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng chất trong mỗi dãy chất sau đây
a) 2 chất rắn màu trắng CaO và Na2O
----
- Cho nước vào, cả 2 đều tan tạo thành các dung dịch.
PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2
Na2O + H2O -> 2 NaOH
- Dẫn khí CO2 vào 2 dung dịch trên, quan sát thấy:
+ Có kết tủa trắng CaCO3 -> dd Ca(OH)2 => Nhận biết CaO
+ Không có kết tủa trắng => dd NaOH => Na2O
Câu 1:
b) 2 chất rắn màu trắng MgO và CaO
--
- Nhỏ nước vào các chất rắn:
+ Không tan -> MgO
+ Tan, tạo thành dung dịch => CaO
PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2
c) 2 chất rắn màu trắng CaO và CaCO3
------
- Cho nước vào 2 chất rắn, quan sát:
+ Tan, tạo thành dung dịch -> Ca(OH)2 -> Rắn CaO
+ Không tan -> Rắn CaCO3.
PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2
d) 2 chất rắn màu trắng CaO và P2O5
- Thử với lượng nhỏ mỗi chất.
- Cho nước sau đó cho thêm quỳ tím, quan sát thấy:
+ Tan trong nước, tạo dung dịch làm quỳ tím hóa xanh => CaO
+ Tan trong nước, tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ => P2O5
PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2
P2O5 +3 H2O -> 2 H3PO4
1. Tách mẫu thử.
Cho quỳ tím tác dụng với từng chất.
Quỳ tím hóa đỏ --> P2O5
Còn lại cho tác dụng với nước.
Nếu có phản ứng --> Na2O
Pthh: Na2O + H2O --> 2NaOH
Còn lại là MgO
Na2O | CaO | MgO | P2O5 | |
H2O | Tan | Tan | Không tan | Tan |
Quỳ tím | Hoá xanh | Hoá xanh | Đã nhận biết | Hoá đỏ |
CO2 | Không có kết tủa | Kết tủa trắng sau phản ứng | Đã nhận biết | Đã nhận biết |
\(PTHH:Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\\ P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\\ CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\\ Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow\left(trắng\right)+H_2O\\ 2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
* Cho H2O dư vào 4 mẫu thử
- Mẫu nào tan là K2O
K2O + H2O -> 2KOH
- Mẫu không tan là MgO, CuO và SiO2
*Cho dung dịch HCl dư vào 3 mẫu thử còn lại
- Mẫu nào tan cho dung dịch màu xanh lam là CuO
Cuo + 2HCl -> CuCl2 + H2O
- Mẫu nào tan cho dung dịch trong suốt là MgO
MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O
- Mẫu nào không tan là SiO2
Bước 1: Hòa 3 chất rắn vào nước
Chất rắn không tan: CaCO3
Bước 2:Cho quỳ tím vào 2 dung dịch của 2 chất tan còn lại
Quỳ tím chuyển đỏ: SO3
SO3 + H2O → H2SO4
Quỳ tím chuyển xanh: Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
Sửa: B2O5 thành P2O5
B1: Trích mỗi loại một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự để phân biệt.
B2: Cho 1 ít nước vào các mẫu thử; sau 1 thời gian nhúng quỳ tím vào:
+) Các mẫu thử tan trong nước và tạo khí là K
+) Các mẫu thử tan trong nước làm quỳ hóa xanh là: Na2O và BaO
+) Các mẫu thử tan trong nước và làm quỳ hóa đỏ là: P2O5
+) Các mẫu thử không tan trong nước là MgO
B3: Còn 2 mẫu thử chưa đươc phân biệt là Na2O và BaO
Chúng ta tiếp tục cho Na2CO3 vào 2 dung dịch chưa phân biệt được ở B2
+) Dung dịch tạo kết tủa là ở mẫu thử BaO
+) Dung dịch không phản ứng là ở mẫu thử Na2O
Phương trình phản ứng:
\(2K+2H_2O\rightarrow2KOH+H_2\uparrow\)
\(Na_2O+OH\rightarrow2NaOH\)
\(BaO+H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2\)
\(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
\(Ba\left(OH\right)_2+Na_2CO_3\rightarrow BaCO_3\downarrow+2NaOH\)