ÔN TẬP TIẾNG VIỆT KÌ I - LỚP 5
Bài 1:Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép đó?
a,Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm hoa bưởi lấp lánh.
b, Nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườnthỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh.
c, Mặt hồ /xanh thẳm, thấp thoáng ngoài xa mấy cánh buồm trắng.
d, Trong vườn lắc lư /những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
Bài 2:Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã sửa hết lỗi chính tả:
“ Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông dó, biển đục ngầu dận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, ghắt gỏng”.
( Theo Vũ Tũ Nam)
Đoạn trích em vừa chép lại sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó? Biện pháp tu từ đó có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung đoạn trích? ( Trả lời ngắn gọn trong một vài câu)
Bài 3:Đọc câu thơ sau:
Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam
a. Xác định cặp từ trái nghĩa trong câu trên.
b. Trong cặp từ trái nghĩa đó, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Bài 4: Từ “ thật thà” trong các câu dưới đây là từ loại gì, hãy chỉ rõ nó giữ vai trò gì trong mỗi câu :
a, Anh Năm rất thật thà.
b, Sự thật thàlàm nên giá trị con ngưòi
Bài 5: Xác định cấu tạo của các câu sau:
a, Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.
b, Khi cành mai rung rinh cười với gió xuân taliên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.
Bài 6: Cho đoạn văn:
Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
- A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao , vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
( Theo Ma Văn Kháng)
Trong đoạn văn trên, hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả vẻ đẹp và sức khỏe của Hạng A Cháng? Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?
Bài 7: Phân tích cấu tạo ngữ pháp trong các ví dụ sau đây
a) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre vàng óng .
b) Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì.
Câu 8:
Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Câu 9:
Em hiểu nội dung từng tập hợp từ cố định dưới đây như thế nào?
a, Học một biết mười.
b, Học đi đôi với hành.
Đặt câu với mỗi tập hợp từ trên.
Câu 10:
Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
“ Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. ”
( Tô Ngọc Hiến ).
Câu 11: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển.của từ ngọt trong các kết hợp từ dưới đây :
- Đàn ngọt hát hay.
- Rét ngọt.
- Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng.
- Khế chua, cam ngọt.
Câu 12: Cho các câu sau:
Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
a. Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu trên.
b. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên.
Câu 13: Xác định nghĩa gốc- nghĩa chuyển
Cầu thủ chạy đón quả bóng
Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
Tàu chạy trên đường ray.
Đồng hồ này chạy chậm.
Mưa ào xuống, không kịp chạy các thứ phơi ở sân.
Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
Bài 14:
Câu 1: Tiếng nào có âm đệm là âm u?
A. Quốc B. Thuý C. Tùng D. Lụa
Câu 2: Chỉ ra từ phức trong các kết hợp sau?
A. kéo xe B. uống nước C. rán bánh D. khoai luộc
Câu 3: Từ nào không phải là từ láy?
A. quanh co B. đi đứng C. ao ước D. chăm chỉ
Câu 4: Từ nào là động từ?
A. cuộc đấu tranh B. lo lắng C. vui tươi D. niềm thương
Câu 5: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. cuồn cuộn . B. lăn tăn C. nhấp nhô D. sóng nước
Câu 6: Tiếng “đồng” trong từ nào khác nghĩa tiếng “đồng” trong các từ còn lại?
A. đồng tâm B. cộng đồng C. cánh đồng D. đồng chí
Câu 7: CN của câu “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả” là:
A. Những con voi B. Những con voi về đích
C. Những con voi về đích trước tiên
D. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi
Câu 8: Trong bài thơ “Dừa ơi”, nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng,
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,
Như dân làng bám chặt quê hương.
Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ của người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
· TẬP LÀM VĂN
ĐỀ 1: Tả một ca sĩ đang biểu diễn .
Đề 2: Tả cảnh buổi chiều trên quê hương em.