K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2018

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác nước dội về, với tiếng ào ào của gió thổi.

b) Qua các hình ảnh so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ nghe rất lớn, rất vang động.

6 tháng 9 2018

- Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ ai?

- Được dùng để chỉ Bác Hồ.

- Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 -...
Đọc tiếp

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

0

bài làm

cảm nghĩ:bài thơ trên nói lên tình cảm sâu sắc của mình với bố sau 6 tháng đi sa nói lên sự hiếu thảo của người con không quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ 

người con đi xa mà trong lòng nhớ cha chỉ còn biết nhớ lại những năm tháng nằm trên võng

người con muốn nói cho bố biết người con sắp trở về rồi nên bố đừng mong nữa 

đoạn thơ cuối nói lên người con sẽ về vào mùa hè năm nay

7 tháng 1 2021

Tham khảo:

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử... từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng………     Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 16)Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơCâu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơCâu 3: Câu thơ:            ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

………

     Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 16)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

Câu 3: Câu thơ:             Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói? Xác định các chức năng của kiểu câu em vừa tìm được.

Câu 4: Chỉ ra các biện phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên

0
 Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:                                Cháu chiến đấu hôm nay                                Vì lòng yêu tổ quốc                                Vì xóm làng thân thuộc                                Bà ơi, cũng vì bà                                Vì tiếng gà cục tác                               Ổ trứng hồng tuổi thơ.1. Cho biết Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?2. Xác định thể...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
                                Cháu chiến đấu hôm nay
                                Vì lòng yêu tổ quốc
                                Vì xóm làng thân thuộc
                                Bà ơi, cũng vì bà
                                Vì tiếng gà cục tác
                               Ổ trứng hồng tuổi thơ.
1. Cho biết Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?2. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ?

2. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ?

3. Em hãy nêu nội dung của bài thơ chứa đoạn thơ trên?

4. Từ nội dung được thể hiện trong khổ thơ, bản thân em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?

GIÚP MIK VS NHA CÁC BẠN, CÁC ANH CHỊ

0
Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:                   “ Đêm nay rừng hoang sương muối                     Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới                    Đầu súng trăng treo”Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?Câu 3: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính...
Đọc tiếp

Bài 2.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

                   “ Đêm nay rừng hoang sương muối

                     Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                    Đầu súng trăng treo”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?

Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

Câu 3: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, theo phương pháp T-P-H, phân tích biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí qua 3 câu thơ trên. Đoạn văn có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu – chỉ rõ.

2
17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Biểu cảm.

2. Hình ảnh: Rừng hoang sương muối, Trăng treo.

Em tham khảo:

3. 

Nguồn Hoidap247

Trong câu thơ "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", Chính Hữu lại dùng từ "chờ" mà không dùng từ "đợi" vì từ "đợi" có nghĩa mong đợi người nào đó đến, còn từ "chờ" là luôn sẵn sàng chờ sự vật, hành động . Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau. Đồng thời cho thấy được tâm thế chủ động, sẵn sàng. Họ cùng nhau làm mờ đi khó khăn, mà hướng đến sự độc lập, tự do.

4. 

Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng: Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

5. 

Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí. Giữa không gian tĩnh lặng về đêm giữa núi rừng bao la, là hình ảnh của người lính, khẩu súng và vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Đối với họ (Khởi ngữ) , tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. Súng và trăng là hai hình ảnh mang tính biểu trưng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩ… Súng là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho những đau thương thì trăng với ánh sáng chan hòa lên cảnh vật muôn nơi lại thể hiện cho mơ ước về cuộc sống thanh bình. Và (Phép nối) hình ảnh “Đầu súng trăng treo”  trong câu kết cuối bài như gợi lên một nhịp lắc chông chênh, lơ lửng, có lúc ánh trăng sát gần, khi lại được đẩy lên cao trên vòm trời rộng lớn. Phải chăng, không có gì ngăn được ước mơ về sự tự do, thanh bình của những người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ đang phải đối diện ?

17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: biểu cảm

2. Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính: rừng hoang sương muối, chờ giặc tới.

3. Từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động, sẵn sàng đón đợi giặc. Từ "đợi" cho thấy tư thế bị động hơn. Chính vì vậy, sử dụng từ "chờ" sẽ làm nổi bật được tinh thần của người lính.

4. "Súng” là vũ khí, biểu tượng của chiến tranh, “trăng” là hình ảnhbiểu tượng cho thiên nhiên, cho hòa bình. Ở đây có sự hòa hợp giữa hai hình ảnh trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương. Hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn.

5. HS viết đoạn văn, chú ý hình thức tổng phân hợp, có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu.