Phân biệt sự khác nhau giữa đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
Ai giúp mk vs!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân biệt sự khác nhau giữa đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong vb tự sự?
Ai giúp mk vs!!!
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng)
- Độc thoại là lời của một người nào đó với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
Trong văn bản tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật.
Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt câu là một gạch đầu dòng).
Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu hỏi có gạch đầu dòng; còn khi không nói thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trưòng hợp không có gạch đầu dòng trước lời nói gọi là độc thoại nội tâm.
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.
b. Đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756:
– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
⇒ Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Lời thoại cho thấy tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều trong cuộc trao duyên.
Chọn đáp án: A.
Giải thích: Ngôn ngữ của nhân vật góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, vì thế hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng.
Tham khảo
Như thường lệ, 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức viết báo tường để tri ân thầy cô. Năm nay, sớm hơn mọi năm một tuần, lớp trưởng đã hô hào:
- Lớp mình năm nay viết báo tường theo đề tài “Uống nước nhớ nguồn” nhé, mỗi người viết một bài thơ, bài văn và kèm theo một hình ảnh để minh họa. Sau đó, mọi người nộp cho tớ vào thứ bảy tuần sau trong giờ sinh hoạt lớp.
Cả lớp đồng thanh:
- Đã rõ.
Mọi người bắt đầu nghiên cứu chủ đề của mình. “Chuyến này lại cực rồi đây, với một đứa không có năng khiếu vẽ vời, lại không giỏi văn như mình thì quả là khó khăn, một tuần tới e là phải vật lộn với bài báo tường này”, em thầm nghĩ trong đầu.
- Chà, khó đấy nhỉ. Nhưng mỗi năm có một lần thôi mà, phải cố gắng để không thua kém mới được.
Về nhà, em bắt tay vào việc nghiên cứu, lên ý tưởng cho bài báo tường của mình. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, em cũng hoàn thành với kết quả như ý. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa với các bạn học sinh trong quãng thời gian cắp sách đến trường, chúng ta cùng nhau cố gắng một chút để có một ngày ý nghĩa, tri ân thầy cô.
Đối thoại: khi lớp trưởng thông báo đề tài báo tường đến cho mọi người và mọi người đồng ý chấp hành.
Độc thoại: - Chà, khó đấy nhỉ. Nhưng mỗi năm có một lần thôi mà, phải cố gắng để không thua kém mới được.
Độc thoại nội tâm: “Chuyến này lại cực rồi đây, với một đứa không có năng khiếu vẽ vời, lại không giỏi văn như mình thì quả là khó khăn, một tuần tới e là phải vật lộn với bài báo tường này”
Lời nói của Hăm-lét với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại có sự đối lập với nhau.
- Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng
- Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.