K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2019

ổng sẽ nói:ê thằng kia,mày nói mau,đâu là làng nói thật,đâu là làng nói dối.Mày nói sai,tao sẽ giết mày,tao có súng đây rồi.

26 tháng 12 2022

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu :

a. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng.

- CN1: Chúng ta.

- VN1: muốn hòa bình.

- CN2: chúng ta.

- VN2: phải nhân nhượng.

-> Được ngăn cách bởi dấu ' , '.

=> Câu ghép.  

b. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới

- CN1: chúng ta.

- VN1: càng nhân nhượng.

- CN2: thực dân Pháp.

- VN2: càng lấn tới.

-> Mối quan hệ ý nghĩa: Giả thiết - kết quả: Nếu - thì / Tăng tiến: càng - càng.

=> Câu ghép.

c.Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy 1 ngôi làng cho nên làng đó về sau được gọi là làng Cháy.

- CN1: Ngựa.

- VN1: thét ra lửa.

- CN2: lửa.

- VN2: đã thiêu cháy 1 ngôi làng cho nên làng đó về sau được gọi là làng Cháy.

-> Được ngăn cách bởi dấu ' , '. Mối quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân - kết quả. 

=> Câu ghép.

d. vì không có tiền cưới vợ nên phẩn chí và bỏ đi.

- CN1: nó.

- VN1: không có tiền cưới vợ.

- CN2: nó.

- VN2: phẫn chí và bỏ đi.

-> Mối quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân - kết quả: Vì - nên. 

=> Câu ghép.

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:CÂU CHUYỆN ỐC SÊNỐc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!""Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói."Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

 

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra các vị ngữ trong câu văn sau và cho biết các vị ngữ đó có cấu tạo là cụm động từ hay cụm tính từ : "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?  

Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. 

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

0
Câu 1: Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Văn bản 2 Thông thường, trẻ con học mẫu giáo sẽ được bố mẹ “đưa đi đón về” thế nhưng khi lên cấp 1, các bé được khuyến khích là nên tự đi một mình và không nên làm phiền người khác quá nhiều trên đường đi học. Sự “tạo điều kiện” hết cỡ của bố mẹ như vậy sẽ giúp con hình thành một thói quen tự...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Văn bản 2 Thông thường, trẻ con học mẫu giáo sẽ được bố mẹ “đưa đi đón về” thế nhưng khi lên cấp 1, các bé được khuyến khích là nên tự đi một mình và không nên làm phiền người khác quá nhiều trên đường đi học. Sự “tạo điều kiện” hết cỡ của bố mẹ như vậy sẽ giúp con hình thành một thói quen tự giác, tự lập trong chính công việc cá nhân mà không phải phụ thuộc vào bất kì một ai khác. Tính tự lập của con sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu như bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết cỡ cho làm mọi việc. (Trích Bí mật dạy con tự lập của người Nhật) Văn bản 1 Khi ở nhà hay đi học, ba mẹ Nhật Bản đều chú ý đến việc dạy con tự lập và luôn khuyến khích con tự làm những việc cá nhân của mình. Trẻ em Nhật được dạy phải tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình bởi vì các em phải thay đồ rất nhiều lần khi ở trường: khi mới đến lớp, trẻ phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà; nếu có giờ học thể dục, trẻ cũng phải thay đồ và giày. Tất cả những việc đấy các em đều phải tự làm. Sau giờ học, trẻ em Nhật phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình. Lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp… những công việc như vậy được các em chia đều và cùng nhau làm, vừa giúp được lẫn nhau… (Trích Bí mật dạy con tự lập của người Nhật) * Chỉ ra phép liên kết câu có trong 2 đoạn 2 của văn bản trên? • Theo văn bản 1, trẻ em ở Nhật phải làm gì để tạo cho mình tính tự lập? • Tại sao tác giả lại cho rằng “Tính tự lập của con sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu như bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết cỡ cho làm mọi việc” như văn bản 2 đã đề cập? • Qua hai văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Trả lời khoảng 3-5 dòng)

0
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (Tục ngữ)(2) Thân em như hạt mua rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.(Ca dao)(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến  Hỡi đồng bào toàn quốc  Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :

(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 

(Tục ngữ)

(2) Thân em như hạt mua rào

 Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa

 Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

(Ca dao)

(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

  Hỡi đồng bào toàn quốc

  Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

  Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

  Hỡi đồng bào!

 Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

 Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

 Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

  Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!

  Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

  Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

 Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 1946 

Hồ Chí Minh               

Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
1
25 tháng 7 2018

Cả 3 văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Văn bản (1) : trao đổi kinh nghiệm, gồm một câu.

Văn bản (2) : bày tỏ tâm tình, gồm nhiều câu, được viết bằng thơ.

Văn bản (3) : bày tỏ tâm tình, khơi gợi tình cảm, gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau, được viết bằng văn xuôi.

12 tháng 1 2022

Phân tích cậu tạo ngữ phá các câu sau :

a) Mùa thu ( TN ) / những con sẻ nâu (CN ) / thong thảo tha ngững cọng rơm vàng về tổ . (VN)

b) Những ngày nắng đẹp (TN) / người (CN) / đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đan cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội.(VN)

c) Những con gà mái (CN) / dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường cái gọi con nháo nhác.(VN)

d) Hoa nước bốn mùa (CN) / xòe cánh trắng như trải thảm hoa  đón mời khách gần xa về thăm bản (VN)

Chú thích :

TN là trạng ngữ

CN là chủ ngữ

VN là vị ngữ

12 tháng 1 2022

Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu sau:

a) Mùa thu/  những con sẻ nâu thong thảo tha những cọng rơm vàng về tổ.

b) Những ngày nắng đẹp/ người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cánhiều màu sắc tung tăng bơi lội.

c) Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường cái gọi con nháo nhác.

d) Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Chú thích :

/ : Là trạng ngữ

in đậm : Chủ ngữ

gạch dưới : vị ngữ

Bài 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau (Tìm trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ) và cho biết chúng thuộc loại câu gì (Câu đơn hay câu ghép)?- Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên Lan học tập sút kém hẳn đi.- Vì những khó khăn đó, Lan học tập sút kém hẳn đi.- Nếu trời mưa thì chúng tôi ở nhà.- Chúng tôi sẽ ở nhà nếu trời mưa.- Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở nhà.- Khi làng quê tôi đã...
Đọc tiếp

Bài 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau (Tìm trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ) và cho biết chúng thuộc loại câu gì (Câu đơn hay câu ghép)?

- Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên Lan học tập sút kém hẳn đi.

- Vì những khó khăn đó, Lan học tập sút kém hẳn đi.

- Nếu trời mưa thì chúng tôi ở nhà.

- Chúng tôi sẽ ở nhà nếu trời mưa.

- Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở nhà.

- Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

- Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

- Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

- Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

- Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải bỏ học.

- Vì bố mẹ bận nên Hoa nhận chăm đàn ngan.

- Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng Lan vẫn học tốt.

- Vì những điều nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học tốt.

- Vì nó đã hứa với cô giáo nên nó quyết tâm học tốt.

- Vì xe hỏng nên tôi phải đi bộ.

- Vì hỏng xe, tôi phải đi bộ.

Nhanh giúp mik nha mik đang cần gấp!!!

0