K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, vốn là một người ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khỏi bất hòa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Thế rồi đất nước xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đi lính, nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên.

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng dã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: “Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ”.

Thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự của mình. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng đối với người phụ nữ, phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Truyện đã in sâu đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

"Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi!", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương".

Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ" thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều".

Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:

"Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài"

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Với chế độ nam quyền: "Trọng nam khinh nữ", người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt như đạo "tam tòng", hay các quan niệm lạc hậu như "nữ nhân ngoại tộc"... Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.

Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu.

Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói "Hồng nhan thì bạc phận" nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.

Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người đọc.

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.

Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt - đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.

Viết "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều", Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.

​** Chúc bạn học tốt **

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tần tảo qua bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

3 tháng 12 2019

Chú ý các ý sau:

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

   + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

   + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

   + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

   + Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.

   + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:

   + Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già

   + Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng

   + Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.

24 tháng 5 2018

"Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ nhìn thoáng qua ngỡ là những câu chuyện ma quái, hoang đường nhưng ngẫm kĩ đó lại là bức tranh đời sống của xã hội thực tại. Chỉ qua truyện ngắn ’’Chuyện người con gái Nam Xương”, đặc biệt là qua số phận của nhân vật chính trong tác phẩm - nàng Vũ Nương - ta đã phần nào hiểu thêm về số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ đẹp đẽ, tiết hạnh nhưng phải chịu một số phận khổ đau bất hạnh khiến người đọc vừa yêu mến, trân trọng lại vừa đồng cảm, xót thương.

        Nàng Vũ Nương trong tác phẩm có một nét đẹp vẹn toàn, hài hoà giữa vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn “vừa đẹp người vừa đẹp nết”. Và đó cũng chính là vẻ đẹp tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam. Điều đó khiến người đọc luôn dành cho Vũ Nương một niềm yêu mến, trân trọng lớn lao.

        Là người vợ, người mẹ hay người con dâu Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của mình. Trong mối quan hệ vợ chồng hằng ngày, biết chồng “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.” Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà.”. Hai vợ chồng chia li Vũ Nương một lòng nghĩ đến sự an nguy của chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. […] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hang cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng luôn tha thiết hướng về chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” Ngay cả khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương vẫn nói năng đúng mực, tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc.

       Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.”, thương yêu, lo lắng chu toàn: khi mẹ chồng mất “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”- Đặc biệt, tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động: khi mất, những lời cuối cùng của cuộc đời bà dành để chúc phúc cho con dâu.

       Bị chồng hiểu lầm, bị hàm oan tức tưởi, Vũ Nương đã chọn cái chết để chứng minh phẩm tiết. Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ này.

       Nhưng càng yêu quý, trân trọng những người phụ nữ như vậy bao nhiêu ta càng xót thương cho số phận của họ bấy nhiêu. Thật là những tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, những trái bần trôi bị gió dập sóng dồi, những hạt mưa sa tan tác...

       Xinh đẹp, tiết hạnh như vậy nhưng nàng có một cuộc hôn nhân không được lựa chọn: Trương Sinh là một kẻ vô học nhưng giàu có “xin với mẹ đem trăm lạng vàng” lấy nàng về làm vợ. Người phụ nữ vẹn toàn này không có quyền lựa chọn cho mình một người chồng tương xứng. Cuộc hôn nhân của nàng chẳng khác nào một cuộc trao đổi bán mua.

       Về nhà Trương Sinh, êm thấm được một thời gian rồi chiến tranh phong kiến cũng cướp đi cái hạnh phúc gia đình nàng đã cố công gìn giữ. Không chỉ vậy, những khuôn phép cũ xưa lỗi thời được chiến tranh tiếp tay một lần nữa hại đời Vũ Nương. Và lần này đã giập vùi đời nàng vĩnh viễn. Quen theo nếp nghĩ, nếp sống trưởng giả, Trương Sinh nghi ngờ cho tấm lòng sắt son của vợ, không cho nàng thanh minh lấy nửa lời. Sự lựa chọn của Vũ Nương: trầm mình tự vẫn đã phản ánh một thực tế: xã hội phong kiến xưa không có chỗ cho những con người đẹp đẽ như nàng, nàng không thể thuộc chốn ấy. Nhưng như thế cũng có nghĩa nàng phải từ giã hạnh phúc trần gian, từ bỏ gia đình, con cái...

       Người đọc nhẹ lòng khi Vũ Nương được minh oan chiêu tuyết nhưng vẫn nhói lòng bởi cái chết đã khiến nàng một đi không trở lại, để dở dang cả quãng đời đương độ viên mãn tròn đầy nhất.

        Yêu mến và xót thương, hai dòng cảm xúc không khi nào nguôi khỏi tấm lòng người đọc đối với thân phận người phụ nữ xưa qua hình ảnh nàng Vũ Nương. Càng yêu thương những viên ngọc bị giập vùi ấy ta càng căm phẫn trước những thế lực phong kiến đen tối, hủ lậu chà đạp lên quyền hưởng hạnh phúc, quyền được sống của con người. Nguyễn Dữ và bao nhà thơ, nhà văn khác hẳn đã nhân đạo biết bao khi viết về những con người như thế, khơi dậy trong lòng người những cảm xúc thầm mĩ nhân đạo hướng đến cái thiện cái mĩ của cuộc đời này... Và vì thế, ta càng trân trọng hơn hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa mà nàng Vũ Nương, nàng Kiều, ... là những hiện thân sống động.

24 tháng 5 2018

Nhà thơ Huy Cận từng viết:

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

"Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi!", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương".

Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ" thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều".

Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:

"Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài"

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Với chế độ nam quyền: "Trọng nam khinh nữ", người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt như đạo "tam tòng", hay các quan niệm lạc hậu như "nữ nhân ngoại tộc"... Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.

Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu.

Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói "Hồng nhan thì bạc phận" nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.

Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người đọc.

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.

Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt - đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.

Viết "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều", Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.

12 tháng 11 2021

Tham khảo nha bạn:

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

16 tháng 8 2023

Gợi ý mở bài gián tiếp về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ:

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp".