Bài 1:Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao?
Bài 2: Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó.
Bài 3:Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?
Bài 4: Một quả cầu bằng nhôm rất nhẹ nhiễm điện dương treo ở đầu sợi chỉ tơ đặt giữa 2 tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu.
- Thoạt tiên, quả cầu nhôm chuyển động về phía nào?
- Giả sử nó chạm vào một tấm kim loại nhiễm điện,
sau đó nó chuyển động về phía nào? Tại sao?
Bài 5: Lấy thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh lụa , miếng lụa tích điện âm . Sau đó lấy thanh thủy tinh đẩy vật B , hút vật C và hút vật D .
Thanh thủy tinh nhiễm điện gì ?
Các Vật B, C, D nhiễm điện gì ?
Giữa các vật B và C ; C và D; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy ?
Giải hộ mình với ạ🤧
Bài 1: Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao?
Trả lời: Không. Vì nam châm hút được sắt là nhờ từ trường chứ không phải bị nhiễm điện.
Bài 2: Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó.
Trả lời: Điện tích của hạt nhân là +8. Vì bình thường thì một nguyên tử trung hòa về điện.
Bài 3: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?
Trả lời: Không thể. Khi 2 vật cọ xát với nhau mà 1 vật bị nhiễm điện thì ta có 2 trường hợp:
- Nếu vật đó nhiễm điện dương thì các êlectrôn từ vật đó đã dịch chuyển sang vật còn lại. Vì thế, vật còn lại sẽ nhận thêm êlectrôn và bị nhiễm điện âm.
- Nếu vật đó nhiễm điện âm thì các êlectrôn từ vật còn lại đã dịch chuyển sang vật đó. Vì thế, vật còn lại sẽ mất bớt êlectrôn và bị nhiễm điện dương.
\(\Rightarrow\)Không có trường hợp 1 vật bị nhiễm điện mà vật còn lại thì không bị nhiễm điện.
Bài 4: Một quả cầu bằng nhôm rất nhẹ nhiễm điện dương treo ở đầu sợi chỉ tơ đặt giữa 2 tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu.
Trả lời:
1. Chuyển động về cực âm.
2. Chuyển động về cực dương vì khi chuyển động qua cực âm các eletron dịch chuyển từ tấm kim loại âm sang quả cầu nên nó sẽ nhiễm điện dương (mất bớt electron), quả cầu nhiễm điện âm (nhận thêm electron) nên nó sẽ bị tấm kim loại dương hút.
Bài 5: Lấy thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh lụa , miếng lụa tích điện âm . Sau đó lấy thanh thủy tinh đẩy vật B , hút vật C và hút vật D .
Thanh thủy tinh nhiễm điện gì ?
Các Vật B, C, D nhiễm điện gì ?
Giữa các vật B và C ; C và D; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy ?
Trả lời:
- Thanh thủy tinh nhiễm điện dương.
- B nhiễm điện dương, C và D nhiễm điện âm.
- B và C hút nhau, C và D đẩy nhau, B và D đẩy nhau.
Học tốt