Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
fkbfffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffbk
Hiện nay trên thế giới chúng ta xuất hiện "cuộc khủng hoảng" khiến cho ai ai cũng lo sợ, đó chính là dịch Covid-19. Để dịch bệnh qua đi, chúng ta cần phải nỗ lực cùng nhau phòng chống, một trong những cách tốt nhất chính là "thông điệp 5K". Nhớ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, không tụ tập đông người, không đứng gần nhau. Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, không nên dùng chung đồ với người khác để tránh lây nhiễm. Điều quan trọng nhất chính là các bạn nhớ khai báo ý tế, nếu có đi nới khác về thì hãy khai báo y tế. Đó là thông điệp 5K, cũng là cách phòng chống tốt nhất để chúng ta có thể vượt qua dịch bệnh này.
Câu in đậm là câu rút gọn chủ ngữ
Tuy nhiên, qua khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới cho thấy, vẫn còn có nơi chưa triển khai liên tục, chưa có hướng dẫn cụ thể tới từng hộ dân nên ý thức phòng, chống dịch bệnh của một số người dân chưa cao. Như tại chung cư Goldsilk Complex phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), đến nay các hộ dân không được phát tờ rơi tuyên truyền về dịch Covid-19 ngoài một vài chiếc pa nô dán chung ở tầng 1 các tòa nhà. Chị Nguyễn Thị Hoa, tòa nhà T, bức xúc: “Do chung cư chưa có ban quản trị, trong khi công tác tuyên truyền không được phường Vạn Phúc quan tâm dẫn đến ý thức của một số người hạn chế. Vẫn có người vào thang máy không đeo khẩu trang, nói chuyện to”.
Trong khi đó, tại chợ Hà Đông (quận Hà Đông), nhiều tiểu thương không đeo khẩu trang, găng tay khi bán hàng. Bà Nguyễn Thị Hạnh, bán thịt lợn tại chợ, khi được hỏi cho biết: “Tôi có bị bệnh đâu mà phải đeo khẩu trang”. Tương tự, tại Tổ dân phố Nguyên Xá 2, phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), rất nhiều người dân đến nơi công cộng tập trung đông người nhưng không đeo khẩu trang...
Nhằm khắc phục hạn chế, đồng thời định hướng công tác tuyên truyền, ngày 12-2 vừa qua, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 102-HD/BTGTU về tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp đó, tại cuộc họp chiều 17-2 về phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo các địa phương cần vận dụng linh hoạt hình thức tuyên truyền, vận động, không nên "bó cứng" bởi các quy định, hạn chế sử dụng hình thức cưỡng chế, nên sử dụng các thiết chế, hương ước của làng xóm, dòng họ... để vận động người dân tự giác thực hiện việc giám sát.
Ví dụ về một câu chuyện về ước mơ của hai hạt cây:
Hai hạt cây nằm cạnh nhau trên mảnh đất màu mỡ kia. Hạt đầu tiên nói: ”Tôi muốn lớn lên! Tôi muốn đâm rễ sâu vào lòng đất. Tôi mơ thấy mình đang nở hoa báo hiệu mùa xuân. Tôi muốn cảm thấy tia nắng ấm áp của mặt trời và các giọt sương trên cánh hoa!”. Hạt này lớn lên và thành một bông hoa đẹp. Hạt thứ hai nói: ”Tôi sợ. Nếu tôi đưa rễ xuống lòng đất, tôi không biết có những gì ở đó. Nếu tôi mọc ra phần thân mảnh mai, chúng có thể bị gió làm gãy. Và nếu nở hoa, chúng có thể bị hái mất. Vì vậy, tôi thà chờ đến lúc an toàn hơn. Hạt thứ hai chờ đợi, trong lúc ấy một con gà đi qua đã mổ nó cho vào bụng.
Nội dung có thể tuyên truyền để giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương:
- Không sử dụng hóa chất để bảo quản các loại thực phẩm.
- Ăn chín, uống sôi.
- Đảm bảo thực phẩm đã qua kiểm dịch.
- Giữ vệ sinh khi ăn uống và chế biến thực phẩm
- Sử dụng nước sạch trong ăn uống.
- Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
-…
BÀI LÀM
Sau một thời gian ngừng dịch thì lại một lần Covid-19 lại bùng phát và mang lại nhiều tác hại hơn . Cơn đại dịch bùng phát lần thứ hai này bùng nổ , việc cần làm là mọi người hãy đoàn kết và chung tay đẩy lùi dịch bệnh .
Cơn dịch bùng phát lần thứ hai được xuất phát từ Đà Nẵng . Nguyên nhân chính là do tiếp nhận lượn lớn du khách nước ngoài vào Đà Nẵng để du lịch . Dẫn tới hậu quả lây lan nặng nề . Những " fake new " cũng đang dần dần rộ lên , gây hoang mang dư luận . Covid bùng nổ đã khiến một số người tử vong ngoài ý muốn . Lần này , ta lại phải đứng lên và quyết chiến một lần nữa . Dịch quay lại lợi hại bơn xưa thì con người ta lại kiên cường hơn trước để phòng chống . Ngoài đường , mọi người cũng dần có ý thức mà đóng cửa hàng và hạn chế đi lại . Dạo gần đây , ta thấy máy ATM khẩu trang và việc phát nước rửa tay miễn phí là tăng lên . Việc đó là việc vô cùng tốt đẹp và nhân đạo . Chúng ta hãy đồng lòng và vượt qua mọi thách thức , chống lại với đại dịch . Sẽ có một ngày ta thắng tất cả . Ngoài ra , chúng ta cũng cần phải hạn chế ra đường . Đồng thời , ta phải thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay ; ăn chín và uống sôi ; ít tiếp xúc với người lạ ;...
Cơn dịch lại bùng nổ , mang nhiều điều tai hại và có thể nguy hiểm hơn . Con người ta phải thạt đồng lòng và quyết tâm chống dịch . Hãy cùng nhau tạo ra kì tích thứ hai nhé !
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.
Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.
Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.
Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.
Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.
Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.
Những chiến thuật riêng có của Việt Nam
Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.
Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.
Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.