K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2020

Hỏi đáp Vật lý

Gọi :
- t là thời gian Quyết và Chiến chạy trước khi Thắng XP

- t1 là thời gian Thắng vượt Quyết kể từ lúc Thắng XP

- t2 là thời gian Thắng vượt Chiến kể từ lúc Thắng XP

- v3 là vận tốc của Thắng

Giả sử :

- sAC là quãng đường Quyết đã chạy trước khi Thắng XP
- sAD là quãng đường Chiến đã chạy trước khi Thắng XP

-sCE là quãng đường Quyết đã chạy kể từ khi Thắng bắt đầu XP đến khi Thắng vượt Quyết

-sDB là quãng đường Chiến đã chạy kể từ khi Thắng bắt đầu XP đến khi Thắng vượt Chiến

-sAE là quãng đường Thắng đã chạy kể từ khi Thắng bắt đầu XP đến khi Thắng vượt Quyết

Theo bài ra, ta có :

sAE = \(\frac{1}{2}\)sAB ( Thắng vượt Quyết ở chính giữa đoạn đường AB )

Để Thắng gặp Quyết và Chiến, v3 > v2 > v1

Ta có :

sAB - sDB = sAD

\(\Leftrightarrow\) v3t2 - v2t2 = v2t

\(\Leftrightarrow\)t2(v3 - 6) = 6t

\(\Leftrightarrow\) \(\frac{t}{t2}\) = \(\frac{v3-6}{6}\) (1)

Có : sAE = sEB(sAE = \(\frac{1}{2}\)sAB)

mà sAE + sEB = sAB

\(\Leftrightarrow\) 2sAE = sAB

\(\Leftrightarrow\) 2v3t1 = v3t2

\(\Leftrightarrow\) t1 = 0,5t2

Lại có :

sAE - sCE = sAC

\(\Leftrightarrow\) v3t1 - v1t1 = v1t

\(\Leftrightarrow\) 0,5v3t2 - 0,5v1t2 = v1t

\(\Leftrightarrow\) 0,5v3t2 - 2,5t2 = 5t

\(\Leftrightarrow\) t2(0,5v3 - 2,5) = 5t

\(\Leftrightarrow\) \(\frac{t}{t2}\) = \(\frac{0.5v3-2,5}{5}\) (2)

Từ (1) và (2)

\(\Rightarrow\) \(\frac{v3-6}{6}\) = \(\frac{0,5v3-2,5}{5}\)

\(\Leftrightarrow\) 5v3 - 30 = 3v3 - 15

\(\Leftrightarrow\) 2v3 = 15

\(\Leftrightarrow\) v3 = 7,5(m/s)(TMĐK)

Vậy : Thắng đã chạy với vận tốc 7,5m/s

Chúc bạn học tốt !

19 tháng 2 2020

Cảm ơn bạn mình chắc chắn sẽ thi vào trường chuyên vào năm sau

26 tháng 5 2020

Con gẩm

bài 1. có 3 bạn cùng thực hiện 1 bài chạy đều trên 1 đoạn đường thẳng từ A -> B. Đầu tiên ,người 1 và 2 xuất phát cùng lúc , chạy với các v lần lượt là v1=5 m/s, v2=6 m/s. Sau đó người 3 xuất phát và vượt người 1 ở chính giữa đoạn AB rồi đến B cùng lúc với người thứ2Hỏi vận tốc của người 3 là ?bài 2 1 khối sắt có kl m1, ndr C1 và nhiệt độ t1 =100 . 1 bình chứa nước, nước...
Đọc tiếp

bài 1. có 3 bạn cùng thực hiện 1 bài chạy đều trên 1 đoạn đường thẳng từ A -> B. Đầu tiên ,người 1 và 2 xuất phát cùng lúc , chạy với các v lần lượt là v1=5 m/s, v2=6 m/s. Sau đó người 3 xuất phát và vượt người 1 ở chính giữa đoạn AB rồi đến B cùng lúc với người thứ2

Hỏi vận tốc của người 3 là ?

bài 2 1 khối sắt có kl m1, ndr C1 và nhiệt độ t1 =100 . 1 bình chứa nước, nước trong bình có kl m2 , ndr C2 , nđộ ban đầu của nước và bình là t2=20 . thả khối sắt vào trong bình , nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t=25 .

Hỏi khi thả khối sắt có kl m=2*m1, nđộ ban đầu là t1 =100 vẫn vào trong bình nước đó như ban đầu( kl nước m2, nđộ ban đầu t2=20) thì nhiệt độ của hệ là bn?

giải bài toán trong 2 trường hợp sau:

a) bình chứa ko hấp thụ nhiệt

b) bình chứa có hấp thụ nhiệt có kl m3 và ndr C3

 

1
17 tháng 5 2020

giúp với khó quá bà con ơi đọc ko hiểu luôn

24 tháng 8 2019

Chọn B.

Ta thấy v1 > v2.  Độ lớn vận tốc của xe A so với xe B khi chạy ngược chiều và khi chạy cùng chiều lần lượt là:

=> (3v1 + 7v2) = 360 (km/h).

26 tháng 4 2020

Giải thích các bước giải:

*đối với người đi từ M đến N

thời gian người đó đi hết nửa quãng đường đầu là

T1=0.5S/v1 =S/40 (h)

thời gian người đó đi hết nửa quãng đường còn lại là

T2=0.5S/V2=S/120 (h)

*Đối với người đi từ N đến M

quãng đường người đó đi được trong nửa giờ đầu là

S1'=0.5t'.v1=10t'(km)

Quãng đường người đó đi trong nửa giờ au là

S2'= 0.5t'.v2=30t'

Mà S1'+S2'=S

10t'+30t'=S

t'=S/40(h)

Vì nếu xe xuất phát từ N đi muộn hơn xe đi từ M 0.5h thì hai xe gặp nhau cùng một lúc nên ta có

T1+T2 =t'+0.5

S/40+s/120=s/40+0.5

S=60(km )

13 tháng 8 2016

1/ gọi t1 là thời gian ô tô chạy 1/3 quãng đường đầu 
=> t1 = s / ( 3 * v1 ) = s / 120 
gọi t2 là thời gian ô tô chạy 1/3 quãng đường tiếp theo 
=> t2 = s / ( 3 * v2 ) = s / 150 
gọi t3 là thời gian ô tô chạy 1/3 quãng đường cuối cùng 
=> t3 = s / ( 3 * v3 ) 
ta có v tb = s / t = s / ( s / 120 + s / 150 + s / ( 3 *v3) ) 
=> 45 = s / [s ( 1/ 120 + 1/ 150 + 1/ ( 3 *v3 ) ) ] 
=> 45 = 1 / ( 3 / 200 + 1 / ( 3 * v3 ) 
=> 1 / 45 = 3 / 200 + 1/ ( 3 * v3 ) 
=> 1 / ( 3 *v3 ) = 1 / 45 - 3 / 200 
=> 1 / ( 3 *v3 ) = 13 / 1800 
=> 3 * v3 = 1800 / 13 
=> v3 = 1800 / 39 = khoảng 46,15 km / h

2/Tính vận tốc trung bình của xe đi từ A đến B 
vtb = s/t 
theo bài ra ta có : s/2 = 20*t1 và s/2 = 60*t2 
=> vtb = s/( t1 + t2) = s/ ( s/40 + s/ 120 ) = 30 (km/h) 
Tính vận tốc trung bình của xe đi từ B đến A 
theo bài ra ta cũng có 
t/2 = s1/20 và t/2 = s2/60 
=> vtb" = (s1 + s2 )/t = ( 10t + 30t )/t = 40 ( km/h) 
Mà nếu xe từ B xuất phát muộn hơn so với xe xuất phát từ A 30phút = 1/2 h thì 2 xe đến địa điểm cùng 1 lúc 
=> sA-B = 30*t 
sB-A = 40 * ( t - 1/2) 
Mà sA-B = sB-A => 30*t = 40 * ( t - 1/2) => t= 2 (h) 
Vậy s = 60 ( km) 
 

12 tháng 2 2017

Em thứ nhất chạy nhanh hơn em thứ hai nên trong thời gian t0 = 1s em thứ nhất chạy hơn em thứ hai một đoạn đường là:

s = s1 – s2 = v1.t0 – v2.t0 = 4,8.1 – 4.1 = 0,8m.

Sau khoảng thời gian t (s), quãng đường em thứ nhất chạy hơn em thứ hai là:

S = 0,8.t

Em thứ nhất sẽ gặp em thứ hai lần đầu tiên sau thời gian t (s) khi mà quảng đường em thứ nhất chạy hơn em thứ hai trong khoảng thời gian đó bằng đúng chu vi một vòng chạy.

Khi đó ta có: S = 0,8.t = Cchu vi = 400 m

Suy ra (v1 – v2).t = 400.

Vậy thời gian ngắn nhất để hai em gặp nhau trên đường chạy là:

Giải SBT Vật Lí 8 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 8

13 tháng 2 2016

Tỉ số vận tốc giữa bạn Lan và bạn Nguyên là:    7 : 4 = 7/4
Trên cùng quãng đường AB phải chạy, thời gian chạy tỉ lệ nghịch với vận tốc nên tỉ số thời gian chạy giữa bạn Lan và bạn Nguyên là 4/7.
( Bạn tự vẽ sơ đồ nhé! )
Hiệu số phần bằng nhau là:    7 - 4 = 3 ( phần )
Thời gian bạn Lan đã chạy là:    45 : 3 * 4 = 60 ( phút )
Ta có: 60 phút = 1 giờ
Vậy quãng đường AB dài:    7 * 1 = 7 ( km )
Đáp số: 7km

13 tháng 2 2016

Quãng đường từ A đến B dài 7 km