Hãy nêu cảm nghĩ của em về BA.
AI NHANH MÌNH TICK CHO NHA.YÊU CÁC BẠN NHIỀU HIHIHI.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.
Tham khảo:
Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.
Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.
Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân lao động, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Từ khi sáng tạo ra chữ viết, nhiều tác phẩm dân gian, nhất là các truyền thuyết, các truyện cổ tích được các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ tài danh ghi lại bằng văn xuôi, hoặc bằng thơ ca ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích của nhân dân Nga. Đại thi hào Nga A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin đã kể lại truyện này bằng 205 câu thơ đặc sắc. Vào Việt Nam, tác phẩm được nhà thơ Vũ Đình Liên và Giáo sư Lê Trí Viễn dịch ra tiếng Việt, chuyển thành lời kể bằng văn xuôi. Tuy là văn xuôi, nhưng khi đọc cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng, chúng ta vẫn cảm nhận được những hình ảnh, nhân vật, từ ngữ, câu vãn, giọng điệu mang chất thơ, rất thú vị. Trung tâm của câu chuyên là ba nhân vật : Ông lão đánh cá, mụ vợ và con cá vàng. Kể về quan hệ giữa ba nhân vật ấy, tác giả dùng biện pháp nghẹ thuật lặp tăng tiến. Từ đó tính tình, phẩm chất các nhân vật lộ rõ dần dần. Điều đặc sắc là để gắn kết sự tăng tiến trong quan hệ ba nhân vật, thi sĩ Pu-skin dùng hình ảnh "biển xanh - những ngọn sóng". Qua những lần biển xanh nổi sóng, chủ đề, ý nghĩa tác phẩm mỗi lúc thêm rõ, thêm nổi bật.
1. Biển xanh nổi sóng mấy lần, những lần ấy khác nhau thế nào ? Vì sao ?
Đọc hoặc nghe kể lại truyện, chúng ta đếm được năm lẩn ông lão đánh cá ra bờ biển gọi con cá vàng, xin cá giúp mình, làm theo đòi hỏi của mụ vợ.
Lần thứ nhất : Người vợ đòi cái máng lợn mới, một ao ước vừa phải. "Biển gợn sóng êm ả", ý chừng chấp nhận yêu cầu của người đàn bà nghèo khổ.
Lần thứ hai : Người đàn bà nghèo đòi một cái nhà rộng, một đòi hỏi hơi cao. "Biển xanh đã nổi sóng", nghĩa là lòng biển không yên, gợn chút băn khoăn về sự tăng tiến ham muốn của người vợ nhà chài, vốn là một "nông dân quèn".
Lần thứ ba : Mụ vợ muốn làm nhất phẩm phu nhân, một đòi hỏi đổi đời đột ngột, bất ngờ quá. Do đó, "Biển xanh nổi sóng dữ dội". Mặt biển như cau lại, những con sóng như muốn quát to lên để trách cứ, can ngăn lòng tham của người đàn bà độc ác. Đúng là như thế, hai lần trước trong cương vị người vợ ông lão đánh cá, mụ ta ao ước của cịi vật chất. Mụ ta nặng lời, mắng chồng là "đồ ngốc, đồ ngu", nghe đã khó lọt tai. Lần thứ ba này, mụ vừa đòi của cải, vừa đòi danh vọng với một thái độ hách dịch, mắng chồng là "đồ ngu, ngốc sao ngốc thế". Rồi mụ đuổi và bắt chồng xuống quét chuồng ngựa. Biển vốn vô tư, vậy mà thấy hết, nghe rõ hết, nên biển bắt đầu nổi sóng tức giận. Thái độ ấy của biển chính là thái độ của nhân dân, của tác giả câu chuyện không đồng tình với mụ vợ ông lão đánh cá. Nhưng ham muốn, lòng tham của mụ không dừng ở đấy.
Lần thứ tư, mụ "muốn làm nữ hoàng" để nắm giữ cả của cải, danh vọng và quyền lực. Lần này "Biển nổi sóng mù mịt", như báo hiệu bóng tối sắp trùm xuống, ác quỷ sắp hiện lên. Ác quỷ đó chẳng phải ai khác mà chính là người đàn bà có lòng tham không đáy. Khi được làm nữ hoàng rồi, mụ vợ đã "đuổi ông lão đi". Đấy là một hành động dã man của kẻ phản bội. Lúc này, mụ coi người chồng vốn là người thân, là ân nhân đem lại cho mụ bao nhiêu thứ quý báu, thành kẻ xa lạ, không còn chút quan hệ gì. Trong trái tim mụ, tính người, tình người dường như đã cạn kiệt.
Đến lần thứ năm, chao ôi, mụ nữ hoàng ấy lại đòi làm Long Vương để bước lên tới đỉnh cao, chiếm lấy quyền uy không có thật và... cực kì phi lí. Mụ muốn chiếm tất cả, muốn làm chúa tể muôn loài. Và... điều tất yếu đã xảy ra : "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm...". Cả thiên nhiên, vũ trụ đã nổi giận. Cuối cùng mụ vợ ông lão đánh cá bị trừng phạt : "lâu đài, cung điện biến... mất", trước túp lều nát ngày xưa, mụ vợ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Con số cuộc đời mụ trở về... không!
Có thể nói, miêu tả năm lần nổi sóng của biển xanh, tác giả truyện cổ tích này vừa gợi ta liên tưởng tới hình ảnh "dàn đồng ca" trong những vở bi kịch cổ, vừa bày tỏ thái độ yêu ghét rất rõ ràng. Với ông lão đánh cá, biển rất cảm thông và thương mến. Với mụ vợ, biển phê phán, lên án và trừng phạt. Thái độ ấy của biển chính là thái độ, phản ứng của nhân dân đối với thói xấu vô độ của nhân vật mụ vợ. Như vậy, tìm hiểu, suy nghĩ về những đổi thay, tăng tiến của biển xanh, chúng ta không chỉ hiểu một phần ý nghĩa truyện mà còn thấy rõ đặc điểm của các nhân vật trong truyện.
2. Một người chồng hiền lành nhân hậu. Một mụ vợ tham lam, phản bội. Một con cá nhỏ xinh tốt bụng. Xuất hiện ngay ở đầu truyện, nhân vật ông lão đánh cá hiện lên là một người nghèo khổ, tốt bụng. Hai lần kéo lưới, ông chỉ thấy bùn và rong biển. Đến lần thứ ba, ông được một con cá vàng. Nếu là người khác, hẳn ông lão sẽ rất vui thích, bắt ngay cá cho vào giỏ. Nhưng điểu kì lạ đã xảy ra. Con cá tội nghiệp biết nói và kêu van : "Ông lão ơi ! Ông sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được". Nghe cá nói vậy, ông lão vui vẻ làm theo ngay. Vừa thả cá ông vừa nói : "Ngươi trở vể biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì". Rõ ràng, tuy cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn nhưng người đánh cá ấy có tấm lòng nhân hậu, thương con cá nhỏ bị sa lưới và không đòi trả ơn đối với người chịu ơn minh. Không chỉ tốt bụng, ông lão đánh cá còn là người hiền lành, hiền lành quá mức. Năm lần bị mụ vợ xử tệ, nặng lời, quát mắng, thậm chí đày đoạ, đánh đập, xua đuổi, ông lão vẫn chỉ nhẫn nhục chịu đựng. Cả năm lần, ông không phán ứng gì, chỉ "lủi thủi ra biển" thở than, kể lể. Biến vô tri, vô giác còn biết tức giận. Vậy mà ông lão vẫn không mảy may thay đổi thái độ. Kết thúc truyện, ông lão được thoát nạn, ông không mất gì cả mà chỉ vừa như trải qua một cơn ác mộng. Có lẽ từ đây trở đi, ông càng quý hơn cuộc sống lao động bình dị xưa.
a) Nhân vật thứ hai trong cổ tích này là "con cá vàng". Không phải ngẫu nhiên, tác giả đặt tên truyện là ông lão đánh cá và con cá vàng. Sau nhân vật ông lão, "con cá vàng" cũng là một "nhân vật" đáng yêu. Trước hết, cá vàng là người gặp may. Sa lưới, con cá nào mà chẳng bị tóm cổ ném vào giỏ rồi bị... bán, bị... ăn thịt. Vậy mà cá vàng lại được trả về biển khơi. Điều thú vị là... cá biết nói, biết giữ lời hứa và biết trả ơn người giúp đỡ mình. Nghe những câu cá vàng nói : "Ông lão ơi ! Đừng băn khoăn nữa ! Đìmg lo lắng quá ! Tôi sẽ giúp ông ! Tôi kêu trời phù hộ cho ông... Trời sẽ phù hộ cho ông", chắc ông lão đánh cá được an ủi phần nào. Đối với người đàn ông nghèo khổ, hiền lành, cá vàng biết cảm thông, chia sẻ, xót thương. Nhưng đối với người đàn bà tham lam, phản bội thì cá vàng tỏ thái độ dứt khoát. Bốn lần trước, cá vàng "chiều" theo yêu cầu của mụ ta. Không phải cá sợ mà là thử thách xem lòng tham của mụ tới đâu. Cuối cùng, cuộc thử đã hiệu nghiệm. Lòng tham của mụ quả là không đáy. Do đó, cá vàng đã cùng biển xanh tỏ rõ thái độ là đòi lại tất cả những gì mụ đã có. Hình tượng con cá vàng trong truyện cổ tích này tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân với những người nhăn hậu đã cứu giúp con người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Cá vàng cũng tượng trưng cho đạo lí khác của nhân dân, trừng phạt đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
b) Nhân vật thứ ba - kẻ tham lam bội bạc - đối lập với hai nhân vật trên là mụ vợ ông lão đánh cá. Đây không phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Những thói xấu của mụ biểu hiện trong cách đối xử với chồng, với cá vàng và biển xanh. Ở các phần trên, chúng ta đã thấy rõ mụ vợ ông đánh cá là kẻ tham lam và bội bạc như thế nào. Với mụ, khi lòng tham càng lớn thì tình vợ chồng càng nhỏ lại rồi tiêu biến mất, tình người cũng vậy. Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương, nghĩa là làm vua dưới biển kia mà. Cuối cùng mụ đã bị trừng phạt, mất hết. Giữa hai tội - lòng tham và sự phản bội của mụ vợ ông lão đánh cá, có lẽ bội bạc là tội lớn hơn. Thực ra, giữa hai tội này có mối liên hệ chặt chẽ : Khi máu tham đã dâng cao thì thường biến trái tim người thành "tim đen", làm cho trí tuệ mịt mờ, không nhận biết lẽ phải trái, dễ dẫn con người tới sự phản bội và biết bao tội ác, tai hoạ khác. Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá với tính tình, hành động và số phận kết thúc như thế đã được kể thật rõ ràng, phù hợp sự vận động của các tình huống truyện.
Tóm lại, tác phẩm Ông lão đành cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của loại cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường và những hình ảnh thiên nhiên đầy gợi cảm. Trong đó, ấn tượng nhất là hình ảnh "biển xanh nổi sóng". Từ đó, tác phẩm ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu và nêu ra bài học cảnh tỉnh thiết thực cho những kẻ tham lam, bội bạc. Với chương trình Ngữ văn lớp 6, đây là tác phẩm khép lại chùm truyện cổ tích đặc sắc của Việt Nam và thế giới. Tìm hiểu, suy ngẫm về truyện này, chúng ta nhớ lại bốn truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần và một số cổ tích khác. Từ đó, chúng ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về những đặc điểm, những giá trị lớn lao của cổ tích, đúng như ý kiến cửa nhà văn lớn nước Nga M. Goóc-ki : "Trong các truyện cổ tích, người ta bay lên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách rắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng được những lâu đài, và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, trong đó có một lực lượng tự do nào đó không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn".
k nhé
Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời cùng với những bông hoa mai vàng nỡ rực là những khung cảnh báo hiệu mùa Xuân đang về. Mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền như người mẹ. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân như người hiền lành và dịu dàng mà Thượng Đế đã ban tặng cho mỗi con người. Đó là một món qùa xinh đẹp và nhỏ nhắn của chúng ta. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ. Nó đã tạo nên một dịp mới trong năm đó là Tết.
Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng cảnh sắc và hòa hợp với thiên nhiên ở mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả con người như chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi len qua bao nhiêu chiếc lá nhỏ xinh xinh trên cành. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố và từng làng mạc, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi khiến muôn thú phải mệ mệt. Vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".
Mùa xuân đã làm cho vạn vật bừng tỉnh như sống dậy. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ lên nhiều màu sắc của muôn hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của các loài hoa hoa, bông nào cũng mặc một màu áo khác nhau cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.
Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương của mọi người tới nhau. Xuân về cùng với cây quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về "nhà".
Chào bn, mk Trả lời câu hỏi của bn đâyyyy
Vua Hùng rất thông minh khi ra điều kiện rằng tất cả báu vật quý là sản vật trên núi, đồi. Bằng cách này, Sơn Tinh và Thủy Tinh buộc phải tìm cho ra sản vật nộp lên vua. Tuy nhiên, cả hai đều ko bt rằng lợi thế đang thuộc về Sơn Tinh. Vua Hùng đã khéo léo chọn như thế để ko gây thù oán giữa mk vs Sơn Tinh. Vì ông biết rằng, sức tàn phá của nước rất khủng khiếp, nếu để Thủy Tinh lm vua, hắn sẽ nhấn chìm cả Vương Quốc nếu hắn nổi giận. Vốn dĩ, ông đã định chọn Sơn Tinh ngay từ đầu nhưng để bảo toàn tính mạng cho tất cả ng dân. Ông đã khéo léo sử dụng cách tuyển chọn ấy
Hãy phân tích và nêu cảm nghĩ của em về văn bản "Qua đèo ngang"
Cảm ơn các bạn nhiều!!!!!!«-(¯`v´¯)-«
Cây bút thần mà ông tiên đã tặng cho Mã Lương trong giấc mộng chỉ là một chi tiết kì ảo thần thoại. Nhưng nhờ cây bút thần mà Mã Lương đã giúp đỡ được nhiều người nghèo. Có cây bút thần Mã Lương đã dùng nó để chủ động trừng phạt tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Nhưng mình thích nhất là lòng say mê học tập, sự vượt khó của Mã Lương. Lấy que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước để vẽ. Mã Lương đã vượt qua hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo ra phương tiện để học riêng.
Mã Lương đã cho em một bài học sáng giá : bền chí say mê sẽ đạt được khát vọng. Vì nếu Mã Lương không dày công luyện tập, thì có bút thần cũng không vẽ được cái gì.
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua sự kiên trì, say mê tập luyện. Và cái chính của câu chuyện là khuyên con người nhiệt tình và lao động và biết quan tâm đến đồng loại.
Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.
Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.
Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:
" Hãy cho bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!"
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.
Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về mẹ !
( mk cần gấp , ai nhanh mk tick nhé ! . Mà nhớ ko đc chép mạng )
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi
nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan
trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩ mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Câu nói đó chắc hẳn đã in sâu trong tâm trí của mỗi chúng ta khi nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục vô bờ bến của cha mẹ. Hình ảnh người cha lam lũ tần tảo rắn rỏi mưu sinh từng ngày và người mẹ tất bật lo toan chăm chút vun vén gia đình là những hình ảnh kì diệu và đáng trân quý nhất trong kí ức tuổi thơ của những đứa con, và người con luôn giữ gìn những tình cảm thiêng liêng lớn lao ấy khắc sâu ở trong tim như một sự trân trọng, biết ơn. Nếu mẹ thương con bằng những cử chỉ ân cần nhẹ nhàng dịu dàng quá đỗi ấm áp bao nhiêu, thì bố lại dằn những tình thương đó trong những bài học triết lí về đạo đức sống, đạo lí làm người và cách đối nhân xử thế. Lúc bé tí tẹo, con đã không thể nhận ra được sự quan tâm đó, con hay khóc nhè mẹ bởi vì sự nghiêm khắc cứng nhắc quá đỗi của bố, thậm chí con đã từng tuyên bố là con không yêu bố. Nhưng dần dà từng ngày con lớn lên, con bắt đầu biết suy nghĩ hơn, và con cảm nhận dần được tình thương của bố qua những hành động thường ngày.
Ngay từ bé, tôi luôn tin là sẽ có một siêu anh hùng hay vị thần nào đó đến truyền sức mạnh và đưa tôi đến những vùng đất mới. Cái giá của sự trưởng thành chính là sự đổ vỡ về những hình tượng người anh hùng cao to, lực lưỡng có sức mạnh phi thường là không có thật, nhưng có một chiến binh vẫn giữ trọn niềm tin đấy trong tôi, đó là người hùng mang tên Bố.
Bởi lẽ, bố tôi luôn có một bờ vai vững chai gánh vác và là trụ cột chính của gia đình. Nhà tôi có ba anh em đang còn đi học, mẹ tôi bị đau khớp chân nên cũng không thể làm việc nặng nhiều, thế là, bao nhiêu áp lực về tài chính cơm áo gạo tiền dồn nén lên đôi vai gầy gò xương xẩu của bố. Bố làm từ công việc này đến công việc khác, từ công nhân xây dựng, đến bán hàng, chạy xe ôm, sửa điện, tháo lắp nhôm kính,… Bất kể là công việc nào kiếm được tiền để chăm lo cho gia đình, bố tôi đều hăng say làm. Bố vất vả đi từ tờ mờ sáng, đến tận tối khuya mới về nhà. Nhìn nét mặt mệt mỏi trên khuôn mặt đã hằn sâu sự vất vả cực nhọc theo năm tháng, tôi thương bố vô cùng. Tôi hay ra cổng đón bố về và xoa bóp chân, bả vai giúp bố đỡ mỏi. Những lúc ấy , bố ân cần dịu dàng nở nụ cười , khen ngợi nhưng cũng không quên dặn dò: “ Con gái rượu của bố ngoan quá, sau này cố gắng học hành thành đạt để đỡ khổ như bố nghe con”. Những khoảnh khắc bình yên giản dị như thế, tôi càng cảm nhận rõ tình thương lớn lao mà bố chắt chiu dành dụm vun vén cho gia đình. Cuộc sống vất vả mưu sinh luôn đè nặng nhưng bố chưa bao giờ than vãn hằn học với chúng tôi dù chỉ một câu. Bố luôn là như vậy âm thầm chịu đựng, âm thầm hi sinh, dẫu có những khó khăn chồng chất đến mấy thì trước mặt chúng tôi, bố vẫn luôn hiền từ, dịu dàng, nhân hậu.
Bố luôn yêu các con bằng tấm lòng chân thành nhất, những cũng không quên đi sự nghiêm khắc và cứng rắn mỗi khi chúng tôi phạm sai lầm. Nhưng cách giáo dục của bố chưa bao giờ là những đòn roi hay lời chửi mắng quát tháo, ngược lại, mỗi khi tôi làm sai, bố bình tình từ tốn phân tích cho tôi giảng giải từng chút một và yêu câu tôi viết bảng kiểm điểm để tự suy ngẫm nhận ra lỗi sai của mình, từ đó tự rút ra bài học.
Bố luôn là nguồn động viên lớn lao giúp tôi vượt qua những áp lực và có sức mạnh để đương đầu với khó khăn. Những lúc tôi mệt mỏi vì áp lực thi cử ở trường, chỉ cần nhìn vào ánh mắt thôi là bố hiểu rõ tường tận những nỗi bất an thầm kín của con gái. Bố kiệm lời, nhưng những lời bố nói ra luôn có sức nặng kì lạ. Chỉ một câu nói “ Con làm được” của bố như một liều thuốc hóa giải tất cả nỗi lo âu thường trực và giúp tôi tự tin hơn rất nhiều. Tình thương của bố đến từ những quan tâm nhỏ nhặt. Vào những ngày mưa bão lạnh giá, nửa đêm bố vào phòng để sửa lại chăn cho chúng tôi, những buổi sáng vội vàng đến trường bố nhét ổ bánh mì vào cặp, sợ các con bị đói , hay ánh mắt động viên khích lệ tinh thần vẫy chào con gái bước vào phòng thi đầy lo âu,… Tất cả những điều bé mọn ấy, đã làm nên một người bố tuyệt vời ở hiện tại. Tình yêu ấy thầm lặng mà vĩ đại đến lạ thường, tôi chợt nhớ đến câu hát:
“Cha thương con nhưng cha không nói
Mẹ thương con mẹ không giấu một lời”
Tình yêu của bố sưởi ấm trái tim của tôi những lúc tôi mệt mỏi nhất. Thật may mắn vì sinh ra trên đời, và càng may mắn hơn khi có một người bố tận tụy luôn sẵn sàng hi sinh cuộc đời của Người, không ngại khó ngại khổ để tôi có một cuộc sống hạnh phúc, bình yên. Bố luôn theo sát tôi trên chặng đường khôn lớn, luôn động viên và khích lệ chấn an tinh thần, cho tôi những bài giảng thấm nhuần triết lí về đạo lí sống. Tôi vẫn còn nhớ, bố dạy tôi phải biết thương người, giúp đỡ người khó khăn trong cảnh hoạn nạn, biết “ Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng biết ơn kính trọng với thầy cô, cha mẹ. Những bài học sâu sắc ấy đã theo tôi từng ngày và tôi luôn ghi nhớ trong tim.
Người bố luôn vất vả hi sinh vì gia đình, luôn yêu thương các con hết mực. Tôi chỉ mong sao bố luôn khỏe mạnh và luôn là điểm tựa để tôi dựa vào những ngày mệt mỏi căng thẳng áp lực trong cuộc sống. Tôi luôn trân quý tình yêu của bố và tự hứa với bản thân phải cố gắng học hành chăm chỉ, rèn luyện đạo đức thật tốt, nghiêm khắc với bản thân để sau này theo đuổi ước mơ, chạm đến những đỉnh cao, không phụ lòng kì vọng của bố. Và con chỉ muốn nói một câu, rằng “Con yêu bố thật nhiều”.
Nguồn: Internet
Chúc bạn học tốt !!!
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩ mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Câu nói đó chắc hẳn đã in sâu trong tâm trí của mỗi chúng ta khi nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục vô bờ bến của cha mẹ. Hình ảnh người cha lam lũ tần tảo rắn rỏi mưu sinh từng ngày và người mẹ tất bật lo toan chăm chút vun vén gia đình là những hình ảnh kì diệu và đáng trân quý nhất trong kí ức tuổi thơ của những đứa con, và người con luôn giữ gìn những tình cảm thiêng liêng lớn lao ấy khắc sâu ở trong tim như một sự trân trọng, biết ơn. Nếu mẹ thương con bằng những cử chỉ ân cần nhẹ nhàng dịu dàng quá đỗi ấm áp bao nhiêu, thì bố lại dằn những tình thương đó trong những bài học triết lí về đạo đức sống, đạo lí làm người và cách đối nhân xử thế. Lúc bé tí tẹo, con đã không thể nhận ra được sự quan tâm đó, con hay khóc nhè mẹ bởi vì sự nghiêm khắc cứng nhắc quá đỗi của bố, thậm chí con đã từng tuyên bố là con không yêu bố. Nhưng dần dà từng ngày con lớn lên, con bắt đầu biết suy nghĩ hơn, và con cảm nhận dần được tình thương của bố qua những hành động thường ngày.
Ngay từ bé, tôi luôn tin là sẽ có một siêu anh hùng hay vị thần nào đó đến truyền sức mạnh và đưa tôi đến những vùng đất mới. Cái giá của sự trưởng thành chính là sự đổ vỡ về những hình tượng người anh hùng cao to, lực lưỡng có sức mạnh phi thường là không có thật, nhưng có một chiến binh vẫn giữ trọn niềm tin đấy trong tôi, đó là người hùng mang tên Bố.
Bởi lẽ, bố tôi luôn có một bờ vai vững chai gánh vác và là trụ cột chính của gia đình. Nhà tôi có ba anh em đang còn đi học, mẹ tôi bị đau khớp chân nên cũng không thể làm việc nặng nhiều, thế là, bao nhiêu áp lực về tài chính cơm áo gạo tiền dồn nén lên đôi vai gầy gò xương xẩu của bố. Bố làm từ công việc này đến công việc khác, từ công nhân xây dựng, đến bán hàng, chạy xe ôm, sửa điện, tháo lắp nhôm kính,… Bất kể là công việc nào kiếm được tiền để chăm lo cho gia đình, bố tôi đều hăng say làm. Bố vất vả đi từ tờ mờ sáng, đến tận tối khuya mới về nhà. Nhìn nét mặt mệt mỏi trên khuôn mặt đã hằn sâu sự vất vả cực nhọc theo năm tháng, tôi thương bố vô cùng. Tôi hay ra cổng đón bố về và xoa bóp chân, bả vai giúp bố đỡ mỏi. Những lúc ấy , bố ân cần dịu dàng nở nụ cười , khen ngợi nhưng cũng không quên dặn dò: “ Con gái rượu của bố ngoan quá, sau này cố gắng học hành thành đạt để đỡ khổ như bố nghe con”. Những khoảnh khắc bình yên giản dị như thế, tôi càng cảm nhận rõ tình thương lớn lao mà bố chắt chiu dành dụm vun vén cho gia đình. Cuộc sống vất vả mưu sinh luôn đè nặng nhưng bố chưa bao giờ than vãn hằn học với chúng tôi dù chỉ một câu. Bố luôn là như vậy âm thầm chịu đựng, âm thầm hi sinh, dẫu có những khó khăn chồng chất đến mấy thì trước mặt chúng tôi, bố vẫn luôn hiền từ, dịu dàng, nhân hậu.
Bố luôn yêu các con bằng tấm lòng chân thành nhất, những cũng không quên đi sự nghiêm khắc và cứng rắn mỗi khi chúng tôi phạm sai lầm. Nhưng cách giáo dục của bố chưa bao giờ là những đòn roi hay lời chửi mắng quát tháo, ngược lại, mỗi khi tôi làm sai, bố bình tình từ tốn phân tích cho tôi giảng giải từng chút một và yêu câu tôi viết bảng kiểm điểm để tự suy ngẫm nhận ra lỗi sai của mình, từ đó tự rút ra bài học.
Bố luôn là nguồn động viên lớn lao giúp tôi vượt qua những áp lực và có sức mạnh để đương đầu với khó khăn. Những lúc tôi mệt mỏi vì áp lực thi cử ở trường, chỉ cần nhìn vào ánh mắt thôi là bố hiểu rõ tường tận những nỗi bất an thầm kín của con gái. Bố kiệm lời, nhưng những lời bố nói ra luôn có sức nặng kì lạ. Chỉ một câu nói “ Con làm được” của bố như một liều thuốc hóa giải tất cả nỗi lo âu thường trực và giúp tôi tự tin hơn rất nhiều. Tình thương của bố đến từ những quan tâm nhỏ nhặt. Vào những ngày mưa bão lạnh giá, nửa đêm bố vào phòng để sửa lại chăn cho chúng tôi, những buổi sáng vội vàng đến trường bố nhét ổ bánh mì vào cặp, sợ các con bị đói , hay ánh mắt động viên khích lệ tinh thần vẫy chào con gái bước vào phòng thi đầy lo âu,… Tất cả những điều bé mọn ấy, đã làm nên một người bố tuyệt vời ở hiện tại. Tình yêu ấy thầm lặng mà vĩ đại đến lạ thường, tôi chợt nhớ đến câu hát:
“Cha thương con nhưng cha không nói
Mẹ thương con mẹ không giấu một lời”
Tình yêu của bố sưởi ấm trái tim của tôi những lúc tôi mệt mỏi nhất. Thật may mắn vì sinh ra trên đời, và càng may mắn hơn khi có một người bố tận tụy luôn sẵn sàng hi sinh cuộc đời của Người, không ngại khó ngại khổ để tôi có một cuộc sống hạnh phúc, bình yên. Bố luôn theo sát tôi trên chặng đường khôn lớn, luôn động viên và khích lệ chấn an tinh thần, cho tôi những bài giảng thấm nhuần triết lí về đạo lí sống. Tôi vẫn còn nhớ, bố dạy tôi phải biết thương người, giúp đỡ người khó khăn trong cảnh hoạn nạn, biết “ Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng biết ơn kính trọng với thầy cô, cha mẹ. Những bài học sâu sắc ấy đã theo tôi từng ngày và tôi luôn ghi nhớ trong tim.
Người bố luôn vất vả hi sinh vì gia đình, luôn yêu thương các con hết mực. Tôi chỉ mong sao bố luôn khỏe mạnh và luôn là điểm tựa để tôi dựa vào những ngày mệt mỏi căng thẳng áp lực trong cuộc sống. Tôi luôn trân quý tình yêu của bố và tự hứa với bản thân phải cố gắng học hành chăm chỉ, rèn luyện đạo đức thật tốt, nghiêm khắc với bản thân để sau này theo đuổi ước mơ, chạm đến những đỉnh cao, không phụ lòng kì vọng của bố. Và con chỉ muốn nói một câu, rằng “Con yêu bố thật nhiều”.
Bài văn cảm nghĩ về bố - Bài tham khảo 2
Người ta thường nói bố là mối tình đầu của con gái. Điều này không đề cập tới tình yêu nam nữ mà là nhấn mạnh vào sự rung động của đứa con gái đối với người bố của mình. Dù có đi đâu, gặp được những người đàn ông tốt đến mấy thì trong tim em bố vẫn luôn là người đàn ông tuyệt vời nhất.
Năm nay bố của em bước sang tuổi 35. Bố của em là người đàn ông khỏe mạnh và xốc vác. Thân hình bố khỏe khoắn với nước da bánh mật và cơ bắp săn chắc. Bố có nụ cười đáng yêu, chân chất. Bố vui tính và hay ca hát. Vì thế khuôn mặt lúc nào cũng toát lên vẻ rạng ngời, giàu sức sống. Tuy nhọc nhằn, vất vả vì cuộc sống mưu sinh, khuôn mặt bố có phần già dặn hơn tuổi nhưng chưa bao giờ là tiều tụy cả. Đôi mắt bố rất sáng. Đôi lông mày đen rậm. Đôi môi hơi thâm, dày nhưng ngược lại hàm răng rất đều và trắng. Nụ cười của bố luôn là niềm vui trong em.
Bố em là anh nông dân “chính hiệu”. Ngày mùa bố cặm cụi “đầu tắt mặt tối” ngoài ruộng đồng. Bố ra đồng từ sớm và về khi trời quá trưa. Ăn uống qua loa, ngả lưng chốc lát rồi bố lại tiếp tục đi làm. Mẹ em là giáo viên mầm non, vì thế rất ít khi giúp đỡ bố chuyện đồng áng. Những ngày mùa thế này, công việc của mẹ càng bận bịu hơn. Những khi nông nhàn, bố cũng đâu được nghỉ ngơi. Mùa nào thì nghề đó, bố làm đủ mọi việc. Nước cạn bố đi đánh cá, vụ màu bố đi bắt chuột thịt, xuân về bố đi buôn đào, mai. Ở nhà bố cũng có mảnh vườn nhỏ trồng rau, chồng chuối. Mẹ và em hay giúp ba dọn cỏ, tỉa lá, bắt sâu. Bố nuôi thêm đàn vịt với vài con gà mái đẻ để quanh năm có thức ăn, thức uống từ “cây nhà lá vườn”.
Ngày còn bé em thường hay lẽo đẽo theo bố đi đánh cá. Bố mặc bộ quần áo đục màu bùn đất, đội mũ cối, xách theo ít mồi với mấy cái rọ đơm cá túc tắc dạo bộ ra đồng. Em hay đòi đi theo. Em cũng đội cái mũ vành rộng bằng cói, mặc chiếc áo dài đi làm của bố bên ngoài. Chiếc áo lấm tấm bùn đất dài chùm kín cả quá đầu gối. Em đi đôi dép cũ. Rồi hai bố con nắm tay nhau “đi làm”. Em thích lắm.
Đôi bàn tay của bố ấm mà thô ráp quá! Bàn tay bé nhỏ của em nằm gọn trong lòng bàn tay bố. Đôi tay này đã làm biết bao nhiêu là việc. Đôi bàn tay có khả năng che cả nắng của bầu trời hay ngăn cả cơn mưa lớn trút xuống gia đình. Đôi bàn tay tuy dọc ngang vết trầy xước, vết chai, vết thẹo… nhưng vẫn mạnh mẽ và vĩ đại lắm. Đi bên bố em luôn thấy an toàn và vững tâm.
Bố là người dạy cho em về con người và thế giới xung quanh. Những ngày đi đánh cá, đi bắt chuột, đi thăm đồng cùng bố là một ngày em học được cả “sàng khôn”. Bố dạy em cảm nhận tâm lí của thiên nhiên, cảm nhận sức sống của cây lúa và nghe hiểu được thế giới của các loài vật. Khi nào trời sắp mưa, khi nào trời nắng lớn, khi nào lúa được thì, khi nào chim chóc di cư… tất cả những lí thuyết khoa học và kinh nghiệm sống thú vị đó em được bố truyền dạy bằng thực tiễn. Em luôn biết ơn và trân trọng những gì bố đã dạy bảo cho em.
Bố em là người lạc quan, yêu đời. Khi làm việc hăng say, bố hứng khởi lại ngân nga vài câu hát. Câu hát dân gian cò lả, câu hát có chị hai, cô sáu, anh ba… gợi lên không gian hòa bình, thanh thản tới lạ thường. Em cũng thích thú mà ngân nga theo tiếng hát của bố. Niềm yêu đời và khát vọng sẻ chia của bố truyền cảm hứng cho em thêm tin yêu vào cuộc sống này hơn. Em rất tự hào về bố!
Em yêu bố nhiều lắm! Em luôn thầm cảm ơn bố vì bố đã bên em, thương yêu em và cho em một tuổi thơ thật đẹp.
Cảm nghĩ về người bố thân yêu của em - Bài tham khảo 3
Trong gia đình em, ai em cũng yêu cũng thương như nhau, mỗi người trong gia đình lại chiếm một vị trí đặc biệt khác nhau, không ai có thể thay thế được ai cả, nhưng người em kính trọng nhất là bố em. Vì bố là niềm tự hào và mong ước trong lòng em.
Bố em là bộ đội, thời gian ở nhà rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, từ bé có khi em chẳng mấy khi được gặp, chẳng mấy khi đươc ôm bố, không được như bọn bạn em được gọi bố hàng ngày, được bố lai đi học, được nũng nịu. Đôi lúc em còn không tưởng tượng ra được bố mình như thế nào nữa, vì khoàng cách với bố quá xa vời, muốn gặp đâu phải thích là được, bố còn bận rất nhiều công việc khác, nên khó ở bên cạnh em xuốt được.
Bố em có khuôn mặt tròn, mà đặc biệt nhất là chiếc trán hói, nhìn rất là đáng yêu. Đôi mắt bố trong và rất đẹp, bố không có bị cận nên lúc nào bố cũng nhắc nhở em phải cẩn thận giữ đôi mắt của mình. Bố sống rất bình dị, mọi thứ bố đều rất tiết kiệm. Tuổi thơ của bố không được chơi nhiều như em bây giờ, từ bé bố đã phải lo công việc trong nhà, nên rất vất vả, vừa cố gắng học vừa làm giúp cha mẹ.
Bố kính yêu của em khá là nghiêm khắc, chắc bị lây từ bố, nên tính cách của em khá là khó tính và hơi để ý như bà cụ non, việc cần cẩn thận thì không bao giờ cẩn thận, nhưng những việc không cần thì lại làm tốt hơn người khác. Chẳng hiểu sao mỗi lần thấy bố mặc gì cũng đẹp cũng xinh.
Em hay lôi ảnh của bố lúc trẻ ra ngắm, rồi hỏi mẹ linh tinh những câu chuyện về bố. Bé mỗi lần nhớ bố quá, lại cố gắng viết một lá thư thật dài cho bố, nói là “con nhớ bố”, “bố về mua bánh socola cho con”. Nhưng khi bố về, bố dang đôi tay ra để ôm thì lại chạy thật xa khỏi đấy vì quá sợ hãi không biết phải làm như thế nào.
Bố rất quan tâm mọi người, mỗi lần đi đâu xa bố đều mua quà cho từng người, coi em học bài dù trời đã muộn, thấy bố vẫn xem phim xong học xong thấy bố ngủ khì ở ghế uống nước. Bố chẳng mấy khi nói ra thương con như thế nào nhưng bố luôn âm thầm từ phía sau.
Bố rất hay mắng và bắt em học bài, nhiều lúc ghét bố lắm, nhưng mỗi lần được điểm cao là hạnh phúc vô cùng. Người làm cha làm mẹ chỉ muốn tốt cho con cái thôi.
Bố em rất tâm lí, vào ngày lễ hay dịp gì cũng đều mua bao nhiêu là hoa hồng thơm nức, thích gì đòi bố một tí là được mua.
Em chỉ nhớ có một lần rất lâu về trước, ngày mà bố đi công tác về em không nhận ra bố mình, một đứa trẻ con không nhận ra bố có phải rất đáng thương không. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời em không nhận ra bố mình. Giờ thì bố em cũng về nhiều hơn trước một chút rồi, nhưng nó không đủ cho em.
Bố em rất thích làm vườn và trồng cây cảnh, bố em trồng bao nhiêu cây xanh quanh nhà, cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi lần về là bố lại bón phân rồi tỉa lá, bắt sâu. Bố rất yêu công việc, lúc nào cũng làm lụng trồng rau cho mẹ, bố em dạy em cách tận hưởng thiên nhiên, dạy em cách sống là chính mình. Có đôi lúc em thấy mình thật may mắn, có lẽ vì em xa bố em lâu quá, nên em không có những trận đánh đòn, không có những ngày bị bố la mắng, nhưng bị bố mắng khóc những lúc làm sai thì tất nhiên là có.
Em rất thương bố, rất muốn lớn thật nhanh để làm giúp bố tất cả mọi việc. Cuộc sống bên ngoài toàn cạm bẫy và những sự đố kị, đôi lúc muốn mình nhỏ bé bên vòng tay cha mẹ để tránh tất cả những nguy hiểm của cuộc sống. nhưng phải lớn thôi vì cuộc sống là không chờ đợi, bố mẹ cũng đang đợi mình tự tin vững bước vào tương lai.
Cảm nghĩ về người bố thân yêu của em - Bài tham khảo 4
Bố – sao tiếng gọi lại tha thiết, thân thương đến vậy? Người bố, đó là người đã sinh thành ra chúng ta, đã nuôi dưỡng chúng ta. Bố là mái ấm che chở, bảo vệ cho chúng ta, là trụ cột vững chắc trong gia đình.
Em cũng có một người bố mẫu mực. Dáng bố trông thật to cao và em cũng rất hãnh diện vì cái dáng đó của bố đối với bạn bè. Bố là một người rất yêu thương em. Có một câu chuyện mà em còn nhớ mãi. Chả là thế này, ngày xưa, nhà em nghèo lắm. Tết đến, cả gia đình em ra phố chơi xuân như mọi gia đình khác. Thấy con người ta, tay đứa nào cũng cầm quà do bố mẹ tặng mà con mình lại không có. Bố thương em quá, nghĩ em tủi thân liền bỏ ngay chiếc áo mới được cho để đi đổi lấy tiền mua quà cho em vui. Khi nhận được món quà ấy, em cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Nhưng sau đó, em lại thấy chạnh lòng thương bố, vì em mà bố đã đánh đổi cả cái áo quý giá nhất cho em để em được hạnh phúc. Em cảm thấy rất xấu hổ vì đã có nhiều lần không nghe lời như không làm bài tập, cãi lại lời bố mẹ.
Dù rất chiều em như vậy đó. Thế nhưng chiều thì chiều nhưng bố vẫn luôn luôn nghiêm khắc dạy bảo em. Những lần đi chơi không xin phép là những trận đòn nhừ tử đau đến chết. Bố rất tâm lý, bố luôn dùng những lời lẽ phải trái để khuyên răn cho em mỗi khi em mắc lỗi. Chỉ đến lần thứ hai thì bố mới dùng đến roi vọt.
Bố luôn luôn hướng đến cái tốt cho em, tránh điều xấu xa cho con mình. Chỉ một biểu hiện bất bình thường nhất thôi là: trong bữa ăn, bố chỉ toàn gắp thức ăn sang bát em và mẹ mà chẳng bao giờ cho mình. Những gì tốt đẹp là bố mình dành cho em hết.
Bố thương em nên rất lo đến tương lai học hành của em. Bố không bao giờ tiếc một thứ gì để cho em được học. Đối với em, bố cho rằng chẳng có nhiệm vụ nào khác ngoài ăn học. Tuy nhiên, bố không chỉ cho em học mà còn nhắc nhở em cả về thể thao nữa. Nghĩ là làm, thế là trong thời gian biểu của em có thêm một hoạt động nữa, đó là vào sáng sớm, cả hai bố con cùng dậy đi chạy bộ quanh hồ. Cũng có khi, vào buổi chiều, nếu rỗi, em có thể theo bố đi tập cử tạ. Nhờ thế mà em cũng có một sức khỏe, thể lực khá tốt. Bố có lúc còn dạy em đánh ghi ta nữa. Nhìn những ngón tay điêu luyện lướt trên dây đàn, em cảm thấy quá thán phục và cảm ơn ông trời đã ban cho em một người bố rất tốt và tâm lý với em.
Bố thương em như thế đó. Tình yêu thương mà bố dành cho em là vô bờ bến. Em cảm nhận được tình yêu ấy nên em cũng rất thương bố. Em luôn luôn muốn làm bố thật vui vẻ để trả ơn cho bố. Công bố đúng như một bài ca dao:
"Công cha như núi Thái Sơn"
hay
"Công cha như núi ngất trời"
Giờ, bố em đã đi công tác xa được gần một tháng. Em nhớ bố quá. sắp tết rồi, thời tiết sẽ lạnh lắm. Bố ơi, bố phải mặc nhiều áo ấm đấy nhé! Bố phải giữ sức khỏe đấy, nếu không sẽ bị cảm. Bố có biết thiếu bố, con cảm thấy buồn và cô đơn đến thế nào không? Con chỉ mong sao, bố sẽ quay trở về ngay lập tức để con sẽ ôm chầm lấy bố để chỉ nói một câu, một câu thôi. Đó là: Con yêu bố!