K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2020

Water pollution is a change in composition and quality of water that is not suitable for different uses, exceeding permissible standards and adversely affecting human life, health and creatures.

Natural water exists in many different forms: sewage, water in rivers and lakes, exists in the form of vapor in the air. Contaminated water means that its constituent exists in other substances, which can harm humans and the life of creatures in nature. Polluted water is often difficult to overcome but must be avoided from the beginning.

In the daily life, under the current growth rate, people inadvertently pollute water sources with chemicals and waste from factories and enterprises. The individual units use groundwater in the form of drilling wells , after stopping not using it, it is not sealed the holes that make dirty water run in and contaminate groundwater. The factories exhaust fumes industrial dust in the air as air pollution, when it rains , pollutants will be mixed into storm water also contributes to water pollution.Carbohydrates, proteins, fats ... are often present in domestic sewage, urban wastewater, food processing industry wastewater are easily biodegradable organic substances. In domestic water, about 60-80% of organic matter is easily biodegradable. Biodegradable organic substances often adversely affect aquatic resources, because when decomposed These substances will reduce the dissolved oxygen in the water, leading to fish and shrimp death. Many pathogenic microorganisms present in water harmful to use water in daily life . These organisms can transmit or cause disease to humans. These disease-causing organisms do not originate from water, they need a host to live, parasitize, grow and reproduce. Some of these disease organisms can live for quite a long time in water and are a potential risk of disease transmission. These organisms are bacteria, viruses, protozoa, helminths. There are also a number of agents such as colorings, flavoring agents, etc.In the world every year there are about 60,105 tons of synthetic organic substances including fuels, pigments, pesticides, growth stimulants, and additives in food and pharmaceutical products. These substances are often toxic and have a high biological durability, especially aromatic hydrocarbons causing strong environmental pollution, greatly affecting human health.The harmful bacteria in polluted water from human and animal wastes can cause cholera, skin cancer, typhoid and polio.

12 tháng 4 2022

Hiện tượng bàn luận: Trò chơi điện tử: lợi hay hại?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các trò chơi điện tử ngày càng đa dạng và phổ biến hơn. Đây là một hình thức giải trí vừa có ưu và nhược điểm rõ rệt.

Ưu điểm lớn nhất của các trò chơi điện tử chính là giúp người chơi được giải trí, thư giãn đầu óc. Sau các giờ học tập, làm việc mệt nhọc, thì việc được chơi trò chơi yêu thích sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, đem đến cảm giác vui vẻ và dễ chịu. Đặc biệt là khi chơi trò chơi cùng lúc với những người bạn bè của mình. Tình cảm bạn bè sẽ theo đó trở nên gắn bó và gần gũi hơn.

Ngoài ra, các trò chơi điện tử còn giúp chúng ta làm quen và kết bạn thêm với những người bạn mới, ở các khoảng cách địa lí xa xôi, hiểm trở. Chỉ cần cùng chơi một trò chơi, tham gia cùng một hoạt động đoàn đội, là những con người ở những nơi khác nhau, chưa từng gặp gỡ cũng có thể trở nên thân thiết hơn. Điều đó giúp cho người chơi không cần phải đi xa mà vẫn có thể có thêm nhiều bạn bè.

Đặc biệt, các trò chơi điện tử hiện nay còn giúp phát triển trí tuệ cho người chơi, đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên. Bởi vì các trò chơi điện tử cũng cần có sự tư duy, sắp xếp, nghiên cứu làm sao để phát triển nhân vật, và chiến thắng trong các cuộc thi. Vì vậy, chơi trò chơi giúp cho người chơi phát triển tư duy và phản xạ. Đồng thời còn giúp tăng khả năng hợp tác, làm việc nhóm với người khác.

 

Trò chơi điện tử có rất nhiều lợi ích tốt nhưng bên cạnh đó, nó cũng tồn tại nhiều tác hại cần phải lưu ý. Đầu tiên, việc chơi trò chơi điện tử có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian của người chơi. Đặc biệt, nó còn dễ khiến người chơi bị sa vào, không thể kiểm soát được. Từ đó, khiến cho thời gian dành cho trò chơi tăng lên, và thời gian cho các công việc khác trong ngày bị thu hẹp lại, khiến cho hiệu suất học tập, làm việc bị giảm đi.

Đồng thời, các trò chơi với sự hấp dẫn lớn sẽ dễ dàng chiếm trọn tâm trí người chơi. Khiến họ lúc nào cũng nghĩ về trò chơi, về những điều sắp xảy ra, về chiến lược làm sao để nhanh tăng cấp. Từ đó vô tình khiến cho họ luôn nghĩ về trò chơi mà chểnh mảng trong học tập và rèn luyện. Khiến hiệu quả của việc học giảm sút.

Cùng với đó, cũng không ít người còn tiêu tốn tiền bạc vào các trang bị, sự kiện của trò chơi. Và số tiền đó nhiều khi là không hề nhỏ. Đôi khi nó khiến người chơi - nhất là các bạn nhỏ có các hành vi không đúng để có tiền nạp game. Như trộm tiền mẹ, cướp tiền của bạn học, ghi nợ… Đó đều là những điều vô cùng tiêu cực.

Đặc biệt, nhiều người chơi trò chơi điện tử vì quá đắm chìm vào thế giới ảo đó, mà quên đi cuộc sống thực tại bên ngoài. Họ thỏa mãn với nhân vật trong trò chơi, với những người bạn ở trên đó dù chưa gặp một lần. Rồi ít nói và giao tiếp với những người xung quanh hơn, lúc nào cũng cắm mặt vào điện thoại, máy tính. Dần dần trở nên o bế và cô độc.

Như vậy, trò chơi điện tử có những tác hại đáng ngại nhưng cũng có nhiều lợi ích tốt. Vì vậy chúng ta phải biết cân đối giữa việc chơi game và cuộc sống thực, để phát huy tối đa các lợi ích tốt và giảm thiểu hết mức các tác hại mà nó đem lại.

12 tháng 4 2022

Tim Giúp mik vs ạ

 

26 tháng 10 2016

mỏi tay quá đê

Gặp lại Thầy

Con dừng lại phía hàng cây
Bồi hồi khi gặp dáng thầy hôm nao
Trường xưa vẫn nét ngày nào
Và đây vẫn dáng thấy cao cao gầy
Vẫn bao la một vòng tay
Đón con như thể chưa ngày cách xa
Kiềm lòng để lệ khỏi nhoà
Giọng thầy trầm ấm “thật thà phải con?”
Cái tên thấy gọi riêng con
Đến giờ con thấy vẫn còn mới nguyên
Ước mong con mãi không quên
“thật lòng vững trí đừng phiền nghe con”
Lợi danh - danh lợi sẽ mòn
Những điều thấy dạy còn hoài khắc tâm
Nhớ tóc thấy điểm hoa râm
Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang
Ai quên đi chuyến đò ngang
Quên sao người lái thuyền sang bến đời.

3. Bụi phấn xa rồi

Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn
Một mình thơ thẩn đi tìm lại
Một thoáng hương xưa dưới mái trường

Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ
Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!

Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!
Cuộc đời cũng tựa như trang sách
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!

Nước mắt bây giờ để nhớ ai???
Buồn cho năm tháng hững hờ xa
Tìm đâu hình bóng còn vương lại?
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!

Như còn đâu đây tiếng giảng bài
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!

4. Hoa và ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20-11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi

Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông...

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài?

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô - những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.

5. Nắng ấm sân trường

Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng
Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng
Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ

Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ
Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa
Và cả gió cũng biết mê thơ nữa
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.

Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít
Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh

Em ngồi yên uống suối mật trong lành
Thời gian như dừng trôi không bước nữa
Không gian cũng nằm yên không dám cựa
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng

Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang
Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm
Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng
Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người...

6. Thầy

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

7. Lời Của Thầy

Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống

Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả
Chim tung trời bay bổng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ

26 tháng 10 2016

Nhớ cô

Thời gian trôi đi k bao h trở lại

Dù k đành cũng có thể làm chi?

Cô giáo ơi em pk nói câu j

Để chia tay mà lòng không đau đớn

 

Vẫn nhớ cô hôm nào trên bục giảng

Ngày từng ngày đến lớp nụ cười tươi

Thấm thoát trôi 1 năm ôi ngắn ngủi

Để h đây nc mắt cứ tuôn trào

 

Cô giáo ơi mai này gặp lại

Cô còn nhớ đến chúng em chăng?

Em nơi đây mong từng phút từng giây

Gặp cô dù chỉ trong giấc chiêm bao.

27 tháng 12 2019

Những ngày nắng hạ tháng 6, tôi giật mình chợt nhớ ra rằng mình không còn là cô nữ sinh ngây thơ trong tà áo dài đạp xe đến trường, gương mặt giờ đây đã có nét chững chạc của tuổi trưởng thành. Trường cũ bây giờ trở thành trường xưa, người cũ bây giờ trở thành người dưng mất rồi!

Hôm nay nhìn thấy cậu học trò chở cô nữ sinh cười đùa trên đường với tà áo dài tung bay trong nắng vàng, tôi nhìn ngẩn ngơ và thầm nghĩ phải chăng đã tìm thấy mình giữa ngần ấy thời gian dài đã qua. Ai mà chẳng có một thời tuổi trẻ với đôi lần bị “cảm nắng”, có một người bạn khác giới hoàn hảo đến lạ, vừa là người bạn thân cùng đến trường, vừa là người yêu cùng nắm tay ngượng ngùng, cũng có thể là anh trai bảo vệ đứa em gái bị người khác ăn hiếp.

Vì sao người ta thường gọi tình yêu tuổi học trò là hồn nhiên, trong sáng? Đừng gắn mác cho nó là tình yêu trẻ con, mà đơn giản đây là lần đầu tiên bạn có cảm giác biết thương, biết nhớ, biết tương tư, nhìn cuộc đời bằng màu hồng với bao ước hẹn thời son trẻ. Tình yêu học trò khác xa với tình yêu trưởng thành, nó tinh khiết bởi yêu thương là nhung nhớ, giúp đỡ nhau không có một cái giá nào cả, không tiền bạc, địa vị, nhan sắc, quyền lợi.Thanh xuân như cơn mưa rào, dù có bị cảm lạnh vì ướt mưa chúng ta vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy một lần nữa!bee.net.vn

Thật vậy, nếu cho tôi một điều ước, tôi không ngần ngại mà ước thời gian có thể quay lại để được hòa mình vào dòng cảm xúc biết thương một người như thuở ban đầu. Ngày đó tôi và anh khác lớp nhau, ai có thể hiểu được cảm giác tiếng trống tan trường vang lên là bao bồi hồi, ngóng trông. Chờ đợi bức thư tay hay chỉ ánh mắt dõi theo khi anh ngang qua lớp. Thời đó, nếu chẳng may anh vô tình không nhìn tôi, chắc chắn đêm đó tôi thao thức, trằn trọc chẳng ngủ được. Cái cảm giác xao xuyến chẳng thể nào quên được.

Tôi cũng thú thật với các bạn, việc yêu đương của mình lúc ấy ảnh hưởng khá nhiều đến việc học, học kỳ I năm lớp 11 chỉ vì dành nhiều thời gian cho anh mà tôi bị rớt hạn, cái ngày họp phụ huynh như ngày tận thế với tôi, ba tôi rất khắt khe, thế là cả học kỳ II tôi chẳng dám gặp anh nhiều, tôi cố gắng điều tiết lại bản thân và như vậy mới đạt được kết quả học tập mãn nguyện. Hỡi các bạn học sinh, đừng nên dồn 100% thời gian, năng lượng cho việc yêu đương, vừa học vừa yêu, cân bằng được nó bạn sẽ trải qua một thời thanh xuân với những thước phim tình cảm Hàn Quốc lãng mạn mà vẫn công bằng với tương lai của mình.

19 tháng 12 2016
A.Mở bài:

- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)

B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)

- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)

- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)

- Tác dụng của chiếc nón láchiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :

“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”


Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...

Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)

C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)
 Bài này nữa :Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ...
Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che...". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước.
  
21 tháng 11 2017

Một người Việt Nam xa xứ, là giáo sư đang giảng dạy ở Đại học Washington, Hoa Kỳ, đã có suy nghĩ rất hay về chiếc nón lá : “Tôi đã đi khắp bốn phương trời, đã thấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều đất nước và nhiều dân tộc thiểu số, nhưng chưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam” (Nguyễn Thị Hoàng Tâm, Tạp chí Thế giới, số 2, tháng 11-1995).

Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón không làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ lại được dùng như nhau, chẳng hạn : nón rơm – mũ rơm, hay nón nỉ – mũ nỉ.

Nón lá trông thật giản dị, nhưng để tạo nên chiếc nón lá thì thật công phu và tỉ mỉ. Vật dụng làm nón gồm : lá, chỉ và khung nón. Lá thì lấy từ hai loại cây giống như cây lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi. Một loại có tên là lá tơi (tên chữ là du quy diệp). Một loại khác là lá nón hay lá bồng (tên chữ là bồ quy diệp), mềm và mỏng hơn. Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá nón trên đây, tùy theo chất lá : lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón ; còn lá già, dày và có gân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước.

Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta phơi khô, nhưng không để cho khô quá, rồi đem ủi cẩn thận. Người ta “ủi” bằng cách lấy giẻ nhúng nước, đem hơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá, để “ủi” cho lá thẳng và những đường gân lá cũng bằng với mặt lá, đoạn đem treo lên từng chùm để giữ lá cho thẳng.

Sợi chỉ khâu lá thường là sợi cước (người Huế thì lại dùng sợi chỉ đoác).

Khung nón thường là do những người thợ có tay nghề chuyên môn làm sẵn, có 16 vành (cũng khác với một loại nón Huế, nhất là dành cho các ni cô đội, có đến 18 vành).

Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót tròn và ghép uốn thành vành để bắt vành và đặt vô khung (ở vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón xếp hai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong. Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp toàn lá dày. Những chiếc nón lá người đi cày ở quê ta ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã. Giai đoạn chót là chằm nón : dùng chỉ cước khâu lại các lớp lá vô vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằm nón dùng một vành tre to, kèm theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa cho chắc, cho lá khỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng này, người làm nón gọi là nút vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà người trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạn trẻ ngày nay.

Chiếc nón lá ngày trước, ngoài để che nắng che mưa, còn là vật trang sức rất có duyên, mang nét trữ tình thầm kín của người con gái Việt Nam. Và có lẽ không ở nơi đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai, với tà áo dài trắng tha thướt và chiếc nón bài thơ e ấp như ở Huế. Mỗi buổi tan trường, các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, với cả rừng nón nhấp nhô, làm đẹp các ngả đường và tạo nét đẹp lãng mạn trên vai cầu Trường Tiền bắc qua dòng sông Hương xanh biếc. Những cô gái Huế thường thẹn thùng kéo nón che nghiêng ấy đã khiến bao tâm hồn phải bâng khuâng : “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón ?/Chiều mùa thu mây che có nắng đâu” (Trần Quang Long). Và ngay cả nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đã từng phải say lòng : “Chén tình là chén say sưa,/Nón tình em đội nắng mưa lên đầu”. Vì bởi đó là những buổi đất trời bâng khuâng mà lòng phải tự hỏi lòng : “Tình yêu còn nép sau vầng trán./Lòng nắng vàng hanh hay sắp mưa ?” (T.H.D.V).

Đối với người dân quê Quảng Nam, chiếc nón lá màu ngà có biết bao công dụng. Ngoài việc dùng nón thường xuyên để che mưa, che nắng, bác nông dân hay bà mẹ quê, mỗi khi lỡ đường, khát nước, chỉ việc ghé xuống sông dùng nón múc nước uống, giản tiện vô cùng. Giải cơn khát xong, nón lại được phe phẩy quạt để tìm chút hơi mát, nhất là khi phải đi đường xa trong những ngày mùa hè nóng nực. Bên một cánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng vậy, dùng nón che mặt, để vừa tránh nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc ngủ trưa hiền hòa…

Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt Nam, sẽ còn tồn tại mãi, tôi chắc thế, dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu chăng nữa.

28 tháng 2 2021

Lưu ý là: Có tham khảo mạng nha bạn!

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.