K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2020
Bạn tham khảo nha : Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...

Ở nước Nga xa xôi lạnh giá, bếp ga, bếp điện đã thay thế bếp củi nhem nhuốc khói, nhưng hình ảnh người bà và bếp lửa sớm mai vẫn đọng lại mãi trong tâm trí cháu. Bút pháp liệt kê và phép lặp cấu trúc “có…trăm…” đã vẽ nên một chân trời bao la rộng lớn với biết bao điều vui tươi, mới mẻ. Thế nhưng cuộc sống hiện đại ấy vẫn không thể làm cháu nguôi đi nỗi nhớ đau đáu, thường trực về bà, một nỗi nhớ tới mức “chẳng lúc nào quên nhắc nhở”. Hồ Cẩm Sa từng thốt lên những câu thơ đồng cảm với Bằng Việt : “Cuộc đời tuy chất vật / Nhưng tâm hồn thảnh thơi / Bởi bóng bà luôn tỏa / Che đời cháu, bà ơi !”. Người bà nói riêng hay người phụ nữ trong gia đình nói riêng luôn gắn với những gì gần gũi, thân thiết nhất. Họ giữ cho nhịp sống của tổ ấm được duy trì, là nơi bình yên cuối cùng để ta trở về sau những thăng trầm của cuộc đời. Trong dáng hình bình khiêm nhường quá đỗi ấy ẩn giấu một trái tim lớn đầy lòng nhân ái, để họ trở thành hiện thân của gia đình, quê hương, đất nước. Nay ở nơi đất khách quê người, những câu thơ như hát ra từ ngọn lửa ấm nóng năm xưa của bà càng gợi nhắc để người đọc thấm thía điều đó. Niềm kính yêu và trân trọng đối với bà đã trở thành sự gắn bó với gia đình, tình yêu và nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như lòng biết ơn của Bằng Việt đối với cội nguồn che chở nơi ấy. Để mỗi ngày, mỗi giờ lòng ông đều vang lên một câu hỏi : “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?”. “Bếp lửa” đã thực sự trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu theo nhà thơ suốt cả cuộc đời.Nguyễn Đức Quyền đã từng nhận xét rằng : “Thơ của cái thuở ban đầu thường là nồng, nồng đến vụng dại. Ấy thế mà “Bếp lửa” của Bằng Việt lại đạm, đạm của thơ trẻ tạo ra một nét duyên dễ thương lạ.” Bài thơ là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà thơ, khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Nhưng với giọng thơ tâm tình, trầm lắng giàu chất suy tưởng, hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ như một sợi chỉ đỏ nối liền dòng hồi tưởng, bài thơ đã làm say lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Nếu như hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên đã đi từ những câu hát ru vào cuộc đời người con với : “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ / Trước hiên nhà / Và trong hơi mát câu văn” thì Bằng Việt đã kế thừa ngọn lửa của yêu thương, của niềm tin nơi bà, những vần thơ của ông như một “ngọn lửa thần” mà Decgiavin từng nhắc tới.Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim…
3 tháng 1 2020

Tình cảm gia đình luôn là tình cảm hết sức thiêng liêng cao đẹp trong tâm tưởng của mỗi một con người Việt Nam. Viết về đề tài này, nhà thơ Bằng Việt đã có những vần thơ rất hay thông qua tác phẩm "Bếp lửa". Qua bài thơ, chúng ta thấy được vẻ đẹp của tình bà cháu qua dòng hồi tưởng về quá khứ được sống trong sự bao bọc, chở che của người bà. Và sự đùm bọc, yêu thương đó đã trở thành hành trang đi theo suốt cuộc đời tác giả. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua khổ thơ cuối của bài thơ:

"Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"

Bài thơ "Bếp lửa" được kiến tạo theo mạch cảm xúc hồi tưởng từ cảm xúc đến hiện tại. Sau khi nhớ về những kỉ niệm bên bà và bếp lửa năm lên bốn tuổi, tám tuổi và những năm kháng chiến, tác giả Bằng Việt đã quay trở về thực tại để gửi gắm nỗi nhớ mong luôn khắc khoải, thường trực trong tâm trí về người bà cùng những tháng năm được sống trong sự chở che, đùm bọc, thương yêu.

Khổ thơ cuối được mở đầu bằng những câu thơ miêu tả sự đổi khác của cuộc sống thực tại. Ở dòng thơ đầu tiên, với dấu phẩy được ngăn cách ở giữa, chia tách câu thơ làm đôi: "Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu" đã gợi sự đổi thay về thời gian cũng như không gian. Đó là sự vận động từ quá khứ, hồi ức đến hiện tại, đồng thời không gian căn bếp thân thuộc trong tâm tưởng cũng được thay thế bằng những khoảng trời rộng lớn của thế giới bên ngoài. Điệp từ "trăm", "có" kết hợp với thủ pháp liệt kê đã nhấn mạnh hơn nữa những thay đổi đó. Cuộc sống hiện tại giờ đây nhộn nhịp hơn với "ngọn khói trăm tàu","lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả". Tác giả Nguyễn Duy cũng đã từng miêu tả cuộc sống mới sau khi đất nước giành được độc lập qua những chi tiết "ánh điện", "cửa gương", "đèn điện", "phòng buyn - đinh" trong bài thơ "Ánh trăng". Như vậy, sự thay đổi của cuộc sống con người luôn là một vận động mang tính quy luật và tất yếu. Nhưng trong tâm hồn người cháu vẫn luôn khắc khoải, thường trực nỗi nhớ về người bà: "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?". Câu hỏi tu từ đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng bởi ở khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả cũng nhắc đến hình ảnh người bà và bếp lửa với ý nghĩa là nơi bắt đầu nỗi nhớ:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!"

Như vậy, nơi bắt đầu nỗi nhớ chính là hình ảnh quen thuộc, ấm áp của tình bà cháu, và kết thúc bài thơ, hình ảnh đó tiếp tục xuất hiện và được nhấn mạnh hơn nữa thông qua câu hỏi tu từ, cho thấy nỗi nhớ về người bà tần tảo sớm hôm luôn khắc khoải và thường trực trong tâm hồn của tác giả dẫu cho thời gian không ngừng chảy trôi và nhịp sống đã đổi khác.

Nỗi nhớ của tác giả về những năm tháng tuổi thơ được sống trong tình yêu thương của người bà không chỉ tái hiện câu chuyện cảm động về tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao quý mà còn thể hiện vẻ đẹp của lối sống "uống nước nhớ nguồn". Dẫu cuộc sống đổi thay theo hướng hiện đại nhưng người cháu vẫn luôn "chẳng lúc nào quên nhắc nhở" bản thân trân trọng những giá trị, những kỉ niệm thuộc về quá khứ. Nếu như sự "giật mình" thức tỉnh của nhà thơ Nguyễn Duy về lối sống ân nghĩa thủy chung được gợi nên từ "vầng trăng tình nghĩa" thì tác giả Bằng Việt lại không ngừng tự nhắc nhở bản thân nhớ về những gì đã qua. Dù cuộc sống đổi khác nhưng quá khứ vẫn luôn sống động trong tâm hồn tác giả.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-dep-kho-tho-cuoi-trong-bai-tho-bep-lua-47892n.aspx
Như vậy, thông qua nỗi nhớ thường trực, khắc khoải của người cháu, chúng ta có thể thấy được tình cảm sâu nặng đối với cội nguồn. Đồng thời, nỗi nhớ đó đã góp phần tô đậm hơn nữa tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao quý. Tất cả đã được làm nổi bật thông qua hệ thống hình ảnh thơ hết sức bình dị, gần gũi nhưng vẫn giàu sức gợi, tạo nên dòng cảm xúc chân thành, tha thiết nhưng vẫn ẩn chứa những bài học triết lí về đạo lí "uống nước nhớ nguồn"và trân trọng quá khứ.

8 tháng 12 2017

không  biết 

8 tháng 12 2017

mk mới học lp 6 nên chưa biết đâu

29 tháng 12 2017
Một đứa con xa quê hương, một đứa cháu xa bà luôn luôn thường trực trong nỗi nhớ về “Bếp lửa” – về tình yêu ấm nồng tưởng như cái lạnh cái cô đơn ở quê người cũng đôi chút vợi đi vậy. Nhưng nhớ về cái “Bếp lửa” phải chăng cũng đồng nghĩa với việc nhớ quê nhà, nhớ về bà đồng nghĩa với việc nhớ về tổ ấm gia đình với niềm vui sum họp.

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà. Niềm vui trăm ngã

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

Trong tình cảm của bà có tình cảm của đất nước, tác giả nhớ đến tình bà cũng là nhớ đến đất nước quê hương. Có người từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Nói như vậy có nghĩa là tình cảm của bà trở nên lòng yêu Tổ quốc là một ẩn dụ của tình cảm của đất nước dành cho những người xa quê. Hành trình từ “Bếp lửa” đến “Bếp lửa” là hành trình của giọt nước hoà vào suối và đổ ra sông… Càng ngày càng thiêng liêng, cao cả. “Bếp lửa” là một dòng hồi tưởng “chờn vờn”, “nồng đượm”, rực sáng mãi không thôi trong lòng những người dù chỉ đến với nó một lần. Làm sao chúng ta sống lại tuổi ấu thơ cảm động bên người bà yêu dấu với tình thương bao la, sâu đậm ở một miền quê còn nhiều đau khổ. Một ngọn lửa mãnh liệt như vậy liệu có bao giờ vụt tắt được chăng?
29 tháng 12 2017
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...

Ở nước Nga xa xôi lạnh giá, bếp ga, bếp điện đã thay thế bếp củi nhem nhuốc khói, nhưng hình ảnh người bà và bếp lửa sớm mai vẫn đọng lại mãi trong tâm trí cháu. Bút pháp liệt kê và phép lặp cấu trúc “có…trăm…” đã vẽ nên một chân trời bao la rộng lớn với biết bao điều vui tươi, mới mẻ. Thế nhưng cuộc sống hiện đại ấy vẫn không thể làm cháu nguôi đi nỗi nhớ đau đáu, thường trực về bà, một nỗi nhớ tới mức “chẳng lúc nào quên nhắc nhở”. Hồ Cẩm Sa từng thốt lên những câu thơ đồng cảm với Bằng Việt : “Cuộc đời tuy chất vật / Nhưng tâm hồn thảnh thơi / Bởi bóng bà luôn tỏa / Che đời cháu, bà ơi !”. Người bà nói riêng hay người phụ nữ trong gia đình nói riêng luôn gắn với những gì gần gũi, thân thiết nhất. Họ giữ cho nhịp sống của tổ ấm được duy trì, là nơi bình yên cuối cùng để ta trở về sau những thăng trầm của cuộc đời. Trong dáng hình bình khiêm nhường quá đỗi ấy ẩn giấu một trái tim lớn đầy lòng nhân ái, để họ trở thành hiện thân của gia đình, quê hương, đất nước. Nay ở nơi đất khách quê người, những câu thơ như hát ra từ ngọn lửa ấm nóng năm xưa của bà càng gợi nhắc để người đọc thấm thía điều đó. Niềm kính yêu và trân trọng đối với bà đã trở thành sự gắn bó với gia đình, tình yêu và nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như lòng biết ơn của Bằng Việt đối với cội nguồn che chở nơi ấy. Để mỗi ngày, mỗi giờ lòng ông đều vang lên một câu hỏi : “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?”. “Bếp lửa” đã thực sự trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu theo nhà thơ suốt cả cuộc đời.Nguyễn Đức Quyền đã từng nhận xét rằng : “Thơ của cái thuở ban đầu thường là nồng, nồng đến vụng dại. Ấy thế mà “Bếp lửa” của Bằng Việt lại đạm, đạm của thơ trẻ tạo ra một nét duyên dễ thương lạ.” Bài thơ là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà thơ, khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Nhưng với giọng thơ tâm tình, trầm lắng giàu chất suy tưởng, hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ như một sợi chỉ đỏ nối liền dòng hồi tưởng, bài thơ đã làm say lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Nếu như hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên đã đi từ những câu hát ru vào cuộc đời người con với : “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ / Trước hiên nhà / Và trong hơi mát câu văn” thì Bằng Việt đã kế thừa ngọn lửa của yêu thương, của niềm tin nơi bà, những vần thơ của ông như một “ngọn lửa thần” mà Decgiavin từng nhắc tới.Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim…
30 tháng 8 2021

Tham khảo

Trong cuộc sống, con người ta luôn có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở. Chính trong những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý. Những giá trị ấy, những kỉ niệm ấy sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu.

 

Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963, khi tác giả 19 tuổi và đang học ngành Luật ở Liên Xô. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.

Trong biết bao kỉ niệm tuổi thơ, bếp lửa in dấu đậm nhất trong suy nghĩ của Bằng Việt. Bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp ấy, mạch hồi tưởng của bài thơ bắt đầu :

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.

Hồ Cẩm Sa từng thốt lên những câu thơ đồng cảm với Bằng Việt :

"Cuộc đời tuy chất vật
Nhưng tâm hồn thảnh thơi
Bởi bóng bà luôn tỏa
Che đời cháu, bà ơi!"

Người bà nói riêng hay người phụ nữ trong gia đình nói riêng luôn gắn với những gì gần gũi, thân thiết nhất. Họ giữ cho nhịp sống của tổ ấm được duy trì, là nơi bình yên cuối cùng để ta trở về sau những thăng trầm của cuộc đời. Trong dáng hình bình khiêm nhường quá đỗi ấy ẩn giấu một trái tim lớn đầy lòng nhân ái, để họ trở thành hiện thân của gia đình, quê hương, đất nước. Nay ở nơi đất khách quê người, những câu thơ như hát ra từ ngọn lửa ấm nóng năm xưa của bà càng gợi nhắc để người đọc thấm thía điều đó. Niềm kính yêu và trân trọng đối với bà đã trở thành sự gắn bó với gia đình, tình yêu và nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như lòng biết ơn của Bằng Việt đối với cội nguồn che chở nơi ấy. “Bếp lửa” đã thực sự trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu theo nhà thơ suốt cả cuộc đời.

Nguyễn Đức Quyền đã từng nhận xét rằng : “Thơ của cái thuở ban đầu thường là nồng, nồng đến vụng dại. Ấy thế mà “Bếp lửa” của Bằng Việt lại đạm, đạm của thơ trẻ tạo ra một nét duyên dễ thương lạ.” Bài thơ là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà thơ, khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Nhưng với giọng thơ tâm tình, trầm lắng giàu chất suy tưởng, hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ như một sợi chỉ đỏ nối liền dòng hồi tưởng, bài thơ đã làm say lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Nếu như hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên đã đi từ những câu hát ru vào cuộc đời người con với :

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn"

thì Bằng Việt đã kế thừa ngọn lửa của yêu thương, của niềm tin nơi bà, những vần thơ của ông như một “ngọn lửa thần” mà Chế Lan viên từng nhắc tới.

Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim…



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-kho-dau-bai-tho-bep-lua-bang-viet

8 tháng 9 2021

THAM KHẢO

Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với giọng văn tự sự, trữ tình riêng biệt, ông đã có những tập thơ để lại dấu ấn trong lòng người đọc như Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa… Bài thơ “Bếp lửa”, trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa, là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của nhà thơ khi khắc họa lại những ký ức về người bà ở quê nhà trong những năm tháng tác giả xa quê hương.

 

Bếp lửa là những kỷ niệm khó phai về hình ảnh người bà trong trí tưởng tượng của nhà thơ, mỗi khi nhắc đến bếp lửa, hình ảnh người bà tần tảo lại ùa về trong ký ức:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Mở đầu bài thơ, hình ảnh “bếp lửa” được điệp lại đến hai lần, nhấn mạnh hình tượng trung tâm của bài thơ, là hình ảnh thân quen, khơi nguồn cảm xúc cho cháu. Từ láy “chờn vờn” tạc hình ngọn lửa, hay chính là kỷ niệm ùa về như ngọn lửa lòng thôi thúc người cháu. Nhớ về hình ảnh bếp lửa là nhớ về bàn tay tỉ mẩn của người bà, chắt chiu, gìn giữ, lo lắng cho đứa cháu ruột rà để rồi tạc vào lòng người đọc một tình cảm thiêng liêng là kết tinh của những hình ảnh ấy:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Cụm từ biết mấy nắng mưa gợi về thành ngữ “mưa nắng dãi dầu”, nói lên sự khổ cực mà người bà chấp nhận để lo lắng, vun vén cho gia đình. Bài thơ gợi lại cả một thời tuổi nhỏ, nhọc nhằn, thiếu thốn của người cháu bên cạnh người bà, ở đó có cả bóng tối ghê rợn của nạn đói khủng khiếp năm 1945:

“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”

Thuở ấy, tuổi thơ của cháu gắn gắn liền với 8 năm kháng chiến chống Pháp đầy tủi cực. Có những khi “Giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi” trong khi mẹ và cha bận công tác xa, đứa cháu ngây thơ chỉ biết sống trong vòng tay cưu mang, đùm bọc của bà. “Bà bảo cháu nghe” từng câu chuyện quê hương, “bà dạy cháu làm” từng công việc trong nhà, “bà chăm cháu học” mỗi đêm trong làng vắng tiếng bom thù. Tất cả những nhỏ nhặt, tủn mủn trong cuộc sống đều đặt lên đôi vai của người bà tần tảo khiến bà phải kiên cường mạnh mẽ hơn bao giờ hết:

 

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Câu nói ấy của bà đã theo tác giả suốt ngần ấy năm mà không thể nào quên được. Đó là câu nói thể hiện sự hy sinh to lớn của những bà mẹ. Hình ảnh bà bao giờ cũng ấm áp yêu thương và tình cảm hai bà cháu bao giờ cũng thắm thiết sâu nặng không dễ gì quên:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Từ “bếp lửa” được cụ thể ở trên đến hai câu dưới, nhà thơ dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại “bếp lửa”. “Ngọn lửa” ở đây mang một ý nghĩa khái quát rộng lớn, sâu xa hơn: Đó là ngọn lửa của niềm hy vọng, có sức sống bền bỉ của tình bà cháu, tình quê nhà nồng đượm. Bếp lửa chỉ làm nồng ấm câu thơ nhưng hình ảnh “ngọn lửa” tỏa sáng từng dòng thơ lung linh hình ảnh của bà ấm lòng người đọc. Hình ảnh bà là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa và đặc biệt còn là người truyền lửa, ngọn lửa thiêng của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Tác giả đã nhắc đến những điều ấy với tất cả sự quý trọng và lòng biết ơn đối với bà. Bởi nói đến bà là nói đến những cảnh tượng vất vả, tảo tần:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”.

Cụm từ “ấp iu nồng đượm” được láy lại đến hai lần, nhưng ở đây không còn là hình ảnh “một bếp lửa” mà là hình ảnh “nhóm bếp lửa”. Đằng sau “biết mấy nắng mưa” của cuộc đời “lận đận”, người bà vẫn nhen nhóm thắp lên ngọn lửa, không chỉ là ngọn lửa của thực tại mà còn là ngọn lửa của tình yêu thương, của sự ngọt bùi thơm thảo mang nặng tình cảm gia đình.

Nhà thơ đã 10 lần nhắc đến hình ảnh bếp lửa và bên cạnh đó là người bà. Nhớ đến bà là cháu nhớ đến hình ảnh bếp lửa, nói đến hình ảnh bếp lửa là cháu lại nhớ ngay đến bà, vì hai hình ảnh này gắn bó với nhau suốt những năm dài gian khổ. Bếp lửa gắn với cuộc đời của bà với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại, hy sinh. Bếp lửa đã thắp sáng niềm hy vọng, của sức sống bền bỉ, của tình ba cháu, tình quê hương. Hình ảnh bếp lửa ở đây vừa có nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng, vừa gần gũi lại rất đỗi tự hào khiến Bằng Việt phải thốt lên:

“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.

Trở về với thực tại, nhà thơ đang ở nơi “đất khách” trên hành trình chinh phục con chữ về phát triển quê hương, chắc chắn sẽ không gặp phải khó khăn của “những năm đói mòn đói mỏi” thế nhưng hình ảnh người bà tần tảo với bếp lửa sớm hôm vẫn luôn hiển hiện bởi đó là quá khứ, là tuổi thơ, là ký ức những tháng ngày khó nhọc cùng tình cảm thiêng liêng bất diệt:

“- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật tu từ im lặng đã kết thúc bài thơ, thế nhưng lại mở ra biết bao cảm xúc trong lòng người đọc về những hoài niệm ân tình tha thiết và sâu nặng về tình cảm bà cháu. Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, thông qua việc sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh của người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về tình bà cháu.

Qua từng câu chữ trong bài thơ, hình ảnh người bà hiện lên lung linh, đẹp đẽ, thật đáng quý trọng và thương yêu trong tấm lòng của tác giả. Hình ảnh ấy gắn với bếp lửa bằng một vẻ đẹp bình dị trong đời sống thường nhật. Bếp lửa gợi lên những kỷ niệm ấm nồng, thắm thiết mà rất đỗi thiêng liêng, trọn đời nâng đỡ và dưỡng nuôi tâm hồn.

  
10 tháng 11 2021

tham khảo

Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa "chờn vờn sương sớm" gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà "biết mấy nắng mưa", trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ "một bếp lửa" kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

10 tháng 11 2021

mik cảm ơn