Cảm nhận về khổ thơ sau:
Cho con bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Thương nhiều thương lắm mẹ ơi!
Mẹ là tất cả của cuộc đời con
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca dao dân ca về lao động sản xuất là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân lao động trong lúc lao động mệt nhọc. Trong những câu ca dao khuyên nhủ con người biết nhớ đến công lao người lao động tôi thích nhất câu ca dao:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Quả thật, câu ca dao là bài học quý giá về lòng biết ơn của con người mà cha mẹ, ông bà vẫn luôn dạy bảo chúng ta. Vậy cần hiểu nghĩa câu ca dao là gì? Hạt cơm là thứ được làm chín bằng cách nấu từ hạt gạo của cây lúa. Hạt gạo, hạt cơm còn được ví như hạt vàng, hạt ngọc của con người. . Khi bưng bát cơm lên ăn, người ăn cần nhớ đến sự khó khăn, vất vả, cực nhọc của người nông dân mà trân trọng, nâng niu từng hạt cơm cũng như trân trọng sức lao động của con người khi làm ra hạt cơm đấy. Câu ca dao vừa ca ngợi đức tính cần cù của người dân Việt Nam vừa khẳng định, đề cao giá trị của bông lúa hạt gạo.
Vậy tại sao cần trân trọng, nâng niu hạt cơm và sức lao động con người? Tại sao cần biết ơn họ? Hạt gạo nuôi sống tất cả chúng ta. Và ai là người có công làm ra hạt gạo ấy? Không ai khác đó là người nông dân lao động cần cù, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó. Để làm thành một bát cơm người nông dân mất bao công sức. Đầu tiên là cày bừa, làm đất, đắp bờ, cắt cỏ, tưới nước. Sau đó người noonh dân lại mất công gieo mạ, cấy, chăm bón cho cây lúa để nó trưởng thành và thu hoạch. Thu hoạch về lại mất thêm công phơi, giã, xay, giần, sàng… để cho ra hạt gạo. Từ hạt gạo đó mới có thể nấu thành cơm. Nếu thời tiết thuận lợi, cây lúa phát triển tốt người nông dân mới có thể an lòng. Gặp năm trời hạn hán hay mưa lụt là mất mùa, việc làm ra hạt gạo lại khó khăn gấp bội phần. Vì vậy việc biết ơn những người làm ra hạt gạo là cần thiết, trân trọng từng hạt cơm là điều đáng quý.
Tuy nhiên, hiện nay có một số người còn có cách ăn uống lãng phí… Nấu cơm thừa nhiều thì đổ đi, ăn cơm bỏ bữa… Có người ăn cơm quán vì sĩ diện mà lúc nào cũng bớt lại một phần mà không ăn, cũng không bọc gói mang về. Đó là biểu hiện của việc không biết trân trọng lao động, không biết trân quý hạt cơm. Bản thân tôi cũng từng bỏ bữa hoặc đổ cơm thừa vào thúng rác. Tôi nhận ra đó là lãng phí, là vô ơn với những người lao động. Từ nay tôi sẽ khác, nếu có cơm thừa tôi dành phần đó cho con gà, con lợn trong nhà cũng là ý tưởng hay chứ sao. Có như vậy mỗi bông lúa, hạt gạo, hạt cơm được làm ra mới thực sự ý nghĩa.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác cũng đề cao giá trị của lòng biết ơn như” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” hay “Uống nước nhớ nguồn”.
Tóm lại, qua câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” mỗi chúng ta lại thêm thấm thía về ý nghĩa của lao động và sự sống. bài học về biết ơn lại càng được khắc sâu trong lòng mỗi người.
Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.
Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".
Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.
Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.
Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.
Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.
tham khao:
Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
“Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.
Em tham khảo:
Bài ca dao là lời của nhân dân xưa nói về sự mệt nhọc , vất vả của người nông dân , giữa ban trưa oi bức , nóng nực phải ra ruộng cày bừa , quốc bẫm . '' Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày '' Sự dụng biện pháp nói quá , so sánh ( như mưa ruộng cày ) để làm nổi bật ỗi nhọc nhằn , làm việc quần quật giữa trời trưa - mồ hôi chảy đầm đìa như mưa . Ca dao trên cũng lên thân phận nhỏ nhoi , suốt đời ngược xuôi vất vả . Điều đó cũng phản ánh lên lòng thương cảm cho nỗi khổ nhiều bề trong xa hội cũ . Giờđây hãy san sẻ với những người gặp cảnh ngộ vất vả
Thông điệp: Phải biết quý trọng thành quả mà mình được hưởng vì để có được thành quả đó, mọi người phải vất vả và chịu nhiều khó khăn.
Biện pháp so sánh "Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày"
- Từ láy "thánh thót"
- Biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót như mua ruộng cày".
Cảm nhận của em sau khi đọc bài ca dao là:
- Em thấy được hoàn cảnh lao động vất vả của người nông dân nhân buổi ban trưa nóng nực --> cho thấy sự cần cù lao động chịu thương chịu khó của người nông dân.
- Em học được cách trân trọng từng hạt cơm được làm ra từ đôi bàn tay chăm chỉ và vất vả của người nông dân --> nhắc nhở chúng ta khi được hưởng thành quả lao động của người khác phải biết ơn và trân trọng những giá trị đó.
chắc là D,và đây là đại từ dùng để xưng hô
Em tham khảo nhé:
Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn.
Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót" để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.
Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.
Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".
Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.
Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.
Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.
Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.
Chúc bạn học tốt!