K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2019

Vì ngừi ta gọi nk là như thế thì mk kêu như thế

25 tháng 12 2019

Lật tự điển Hán Việt ,chữ 核 có 3 nghĩa là hạch, hột, hồ

Hột nghĩa là chỉ bộ phận trung tâm của sự vật như cái nhưn (nhân)

Tức nghĩa ban đầu đã là”hột”. Từ điển Việt Bồ La của A. de Rhodes 1651 ghi “hột” mà không có “hạt khẳng định rằng chữ 核] (hột) được dân Đàng Trong,dân Nam Kỳ xài chánh chủ,xài trúng nghĩa ban sơ luôn

Nam Kỳ kêu những cái thứ tròn,dẹp trong tất cả trái cây là hột ,thí dụ hột xoài,hột nhãn,hột me,hột chôm chôm,hột mít.

Rồi mở rộng ra cái gì nho nhỏ là hột hết,dẫn chứng là:hột đậu, hột gạo, hột lúa, hột mè, hột bụi, hột cát, hột cườm, hột xoàn...(hột ...*e ??)

Nam Kỳ có địa danh Rạch Gầm-Xoài Hột ở Định Tường

Vậy Nam Kỳ kêu cái thứ con gà ,con vịt đẻ ra là hột gà,hột vịt là trúng cái nghĩa ban đầu

Gà,vịt là “hột”,vậy thì hột vịt lộn,hột gà ung,hột gà dữa,hột vịt bắc thảo cũng trúng luôn

Vô Bắc Kỳ thì hột kêu là hạt ,và nó lan man

Bắc Kỳ kêu là trứng gà,trứng vịt ,hạt mè,hạt đậu...

Duy qua tới con ngỗng ,con cút thì dân Nam Kỳ kêu là “trứng” ,còn trứng chí,trứng cá...(trứng...dá*??),không kêu hột cá, hột chí, hột chim, hột cút,(hột dá*) nha

Thoạt đầu nghĩ kêu trứng vì nó nhỏ xíu,nhưng đụng con ngỗng thì trứng bự chà bá

Trứng là một từ Hán Việt là 種 đọc là chủng có nghĩa là giống (nòi) loại

Vua Gia Long có tên khai sanh là Nguyễn Phúc Chủng (阮福種),nói theo Bắc Kỳ thì tên vua sẽ là Nguyễn Phúc ...Trứng

Bắc Kỳ kêu “chủng” thành trứng có thể dính tới hiệu ứng “trăm trứng trăm con” của bà Âu Cơ.Trứng là một từ Việt Mường cổ

Con ngỗng là thứ gia cầm không nhiều hơn gà và vịt trong Nam ,nó đẻ ra một thứ bự hơn hột gà,hột vịt mà người Nam Kỳ kêu là “trứng ngỗng”

Vì sao ?

Có khi người Nam Kỳ nuôi ngỗng đầu tiên là người chánh gốc Bắc Kỳ di cư vô Nam Kỳ ngày trước –tức là ko phải dân Ngũ Quảng ,họ “độc quyền” nuôi ngỗng mà cái trứng ngỗng đã thành ...quen chăng?

Cũng có khi người Nam Kỳ kêu cái trứng bự chà bá của ngỗng là ...dị nể bà Âu Cơ chăng?

Nói chung khó mà giải thích rõ ràng,cái này giống như bánh da lợn

Dân gian có câu:”Mặt ngây như ngỗng ỉa”.

Tại Nam Kỳ dù con ngỗng ko thông dụng hơn Bắc Kỳ,tuy nhiên dân gian Nam Kỳ có "nghề ngỗng" ám chỉ những người ko có nghề nghiệp ổn định ,cà lơ phất phơ

Rồi“Cà kê dê ngỗng “ là dài dòng,tào lao bá láp

Con ngỗng có cái cổ rất dài,khi nó nằm thì che cái cổ lại,khi nó đứng lên thì thò cái cổ dài ra làm ai cũng hết hồn

Thành ra dân Nam Kỳ xài từ “ngỗng” làm động từ để ám chỉ sự “cương cứng” của bộ phận đờn ông,đang xìu ngỗng cái dựng đứng,các cô xám mặt

Đọc truyện thấy có câu”Quay lén anh trai, công ngũ cứng ngắt” là hiểu rồi ha

Chim cút được nhập vào và phát triển mạnh ở Nam Kỳ những năm 1971 – 1972, những năm 1985 – 1990 lại rầm rộ

“Cút đẻ ra vàng”

Tại sao người Nam Kỳ kêu là trứng cút chứ không phải hột cút dù cái thứ này nhỏ xíu?

Chúng ta nên nhớ VNCH có rất nhiều Bắc Kỳ 54,khi họ vô Nam đã biến âm nhiều từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ,thí dụ bịnh viện đã thành bệnh viện,xe lửa thành tàu hỏa,dầu hôi thành dầu hỏa

Những người có quyền “nhập” cút vao Nam Kỳ ,những người nuôi đầu tiên có thể là Bắc 54,thành ra cút phải đẻ ra ‘trứng cút” cũng là lẽ đương nhiên

Từ trứng cút thì có trứng cút lộn cũng là thường

Nếu kêu là “hột cút” thì lại trùng với ‘hột cúc”tức cúc áo,nút áo

Đó là kiêng kị từ tục

Thí dụ dân Nam kêu là “trứng chim” chứ ko kêu “hột chim” ,vì kêu hột chim sẽ dẫn tới cái nghĩa tục tĩu

Sau 1975 chữ “hột vịt,hột gà” ở Nam Kỳ đã bị tiêu diệt gần hết.

Mình cóp mạng nhe

đọc bài văn sau trả lời câu hỏi  Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm, sáu hột. Ít lâu sau những hột ấy mọc ra một loại dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt to bằng đầu người. Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh. Vợ...
Đọc tiếp

đọc bài văn sau trả lời câu hỏi 

 Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm, sáu hột. Ít lâu sau những hột ấy mọc ra một loại dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt to bằng đầu người. Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngọt ngọt, thanh thanh.

câu 1:xác định ptbđ

câu 2:được trích từ ngôi thứ mấy 

câu 3 : từ MỘT,ĐÂU của đoạn trích là đồn âm hay đa nghĩa

câu 4 : từ ĐẤU trong bài đc hiểu theo nghĩa nào 

Câu 5: Xác định từ mượn trong câu " Mai An Tiêm trẩy một quả" và cho biết từ mượn đó có nguồn gốc từ đâu?

1
29 tháng 10 2023

damm, này văn mà em

13 tháng 5 2021

cây đào lộn hột , cây lúa là thực vật hạt kín . hạt đào lộn , hạt lúa nằm bên trong quả vì cây lúa là thực vật hạt kín mà hạt của thực vật hạt kín luôn luôn nằm trong quả

28 tháng 2 2019

1 tháng 6 2017

15 tháng 1 2018

-Vì quả không có thụ tinh noãn nên quả đào lộn hột là quả giả(quả đơn tính)

VD:Phần cuống quả phình ra là quả giả, còn quả thật đính vào là hạt, do dó mà có tên đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả).

-Quá trình thụ tinh của quả này thì mình không biết.Câu hỏi này thuộc môn sinh học lớp 11 nhé!

15 tháng 1 2018

+ Quả đào lộn hột vẫn có quá trình thụ tinh diễn ra giống như ở các loại quả khác. Tuy nhiêm, ở quả đào lột hột có phần cuống của quả phình to giống hình trái lê chứa chất dinh dưỡng nên mọi người tưởng nhầm đó là quả, còn phần quả thật chính là phần mà các em nhìn thấy lộn ra bên ngoài (mà chúng ta vẫn nghĩ là hạt) nên quả đào mới có tên là đào lộn hột.

+ Quá trình thụ tinh, kết quả và tạo hạt vẫn giống như các quả khác.

Bài 31. Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

11 tháng 9 2023

Cảm ơn em, câu hỏi khá thú vị. Câu hỏi này cũng hay xuất hiện trong các vòng thi của trạng nguyên.

Cô xin trả lời như sau:

Hạt sống là hạt gạo

Hạt nấu lên là hạt cơm  

12 tháng 9 2023

.......... là sao ∞

KHÔN RA..Một lão nhà giàu đi dạo chợ quê xem có món hàng nào hời sẽ mua tích trữ. Thấy một chú bé cứ nhai mãi mấy hột táo, bèn hỏi: - Này nhóc, mày nhai mãi mấy hột táo ấy để làm gì?- Thưa ông, để cho khôn người ra. - Thế à? Bán cho tao vài hột được không?- Thưa ông, mười đồng hai hột.- Ðược, tiền đây. Lão ta đưa luôn mười đồng và cầm hai hột táo bỏ ngay vào miệng nhai lấy nhai để. Nhai mãi, một lúc sau lão...
Đọc tiếp

KHÔN RA..
Một lão nhà giàu đi dạo chợ quê xem có món hàng nào hời sẽ mua tích trữ. Thấy một chú bé cứ nhai mãi mấy hột táo, bèn hỏi: - Này nhóc, mày nhai mãi mấy hột táo ấy để làm gì?
- Thưa ông, để cho khôn người ra. - Thế à? Bán cho tao vài hột được không?
- Thưa ông, mười đồng hai hột.
- Ðược, tiền đây. Lão ta đưa luôn mười đồng và cầm hai hột táo bỏ ngay vào miệng nhai lấy nhai để. Nhai mãi, một lúc sau lão ta hỏi chú bé:
- Này nhóc! Tao nhai từ nãy đến giờ chả thấy khôn ra tí nào. Trong khi đó với mười đồng, tao có thể mua hàng rổ táo của những người khác.
- Ðấy! Ðấy! Ông khôn ra rồi đấy! – Chú bé đắc chí kêu lên
Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2 : xác định các nhân vật giao tiếp trong văn bản
Câu 3: hành động của lão nhà giàu "đưa luôn mười đồng và cầm hai hột táo bỏ ngay vào miệng nhai lấy nhai để" cho thấy lão già là người như thế nào? Câu 4: tác giả dân gian thể hiện thái độ tình cảm như thế nào đối với các nhân vật trong cau chuyện?
Câu 5 từ văn bản trên anh/chị hãy nhận xét về nội dung và hình thức của truyện cười
Câu 6: nêu thông điệp của văn bản

0
3 tháng 2 2020

cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng.

Do vậy người ta rất nhiều người tưởng rằng phần cuống quả phình ra do đế hoa phát triển thành là quả.