K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2019

a)Em đồng ý vì những thành công đạt được đó không phải là công sức của chính bản thân họ bỏ ra dưới sự bao che và nâng đỡ đó họ có được thành công thì không công bằng đối với những người khác.Như thế sẽ không biết năng lực của bản thân không nhận ra được lỗi sai để mà sữa chữa.Như thế chỉ dẫn đến sự thất bại mà thôi.

b)VD:Trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không học bài mà lại nhìn bài mình chép vào rồi sau đó cói được những con điểm 9,điểm 10.

2 tháng 12 2016

Việc làm của Hùng là ko thể hiện tính tự lập vì Hùng còn quá nhỏ để quyết định mọi chuyện... với lại còn làm theo í riên của mình, cho là mình lớn rồi.

Nếu em là bạn thân của Hùng e sẽ khuyên bạn là Hùng ơi, tụi mình còn nhỏ lắm chửa có thể tự lập và quyết định mọi việc dc đâu, bạn phải xin phép ý kiến của ba mẹ trước khi làm gì đó.

28 tháng 12 2020

Việc làm của Hùng là ko thể hiện tính tự lập vì Hùng còn quá nhỏ để quyết định mọi chuyện... với lại còn làm theo í riên của mình, cho là mình lớn rồi.

Nếu em là bạn thân của Hùng e sẽ khuyên bạn là Hùng ơi, tụi mình còn nhỏ lắm chửa có thể tự lập và quyết định mọi việc dc đâu, bạn phải xin phép ý kiến của ba mẹ trước khi làm gì đó.

22 tháng 12 2020

Nếu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có thê thành công được.

22 tháng 12 2020

em không tán thành vì: Nêu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thê thành công được.

21 tháng 10 2016

Mở bài: giới thiệu đôi chút về thực tiễn trong cuộc sống đời thường

Thân bài:

_ Một số hình ảnh minh họa về nuôi dưỡng tình yêu

_ Mặc dù họ không có cha mẹ, không có gia đình nhưng họ được tình yêu của mọi người xung quanh

_ Lối sống cách sống

_ Bản thân của họ cảm thấy thế nào ? có phải cái nào cũng nuôi dưỡng bằng tình yêu?

_ Ví dụ minh họa

Kết bài:

Chốt lại ý và đứa ra kết quả cuối cùng.

21 tháng 10 2016

1. Mở bài:

– Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.

– Nhân dân ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.

– Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)

– Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt)

– Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?

+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.

+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

– Trong phạm vi gia đình:

+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

+ Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.

+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

– Trong phạm vi xã hội:

+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

“Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương”

 

“Tóc em dài em cài hoa lí
Miệng em cười hữu ý anh thương”

“Thò tay mà ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.

“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”.

+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

 

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

“Lá lành đùm lá rách”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

– Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoát cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.

c. Phê phán, bác bỏ:

Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…
d. Liên hệ bản thân:

Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.

3. Kết bài:

– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

– Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…

1 tháng 5 2023

Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Vì chiếu dời đô của vua Lí Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hòa giữa lí và tình. Thật vậy, trước tiên là về lí. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lí Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu. Hai nhà ấy năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh Lê vì không vâng theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tốn. Tiếp đó, để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế, những điểm mạnh của thành Đại La. Những gì Lí Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lí và lôgic, tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình, tuy ở hình thức một bản chiếu để ra lệnh nhưng có những đoạn ông viết ra để tỏ nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lí Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hẹ vua tôi- chủ tớ mà lại vô cùng thân mạt, gần gũi. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Nếu ở vế đầu là mệnh lệnh thì tại vế sau Lí Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần tuy đã quyết định nhưng ông vẫn để họ được đưa ra ý kiến đẻ cùng bàn luận. Nhờ vậy, ông có được sự đồng cảm của mọi người. Qua bản chiếu người đọc có thể nhận ra Lí Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt, ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt. 

_Kiều Trang_

Em đồng ý với quan điểm trên. Câu nói cuối cùng của Chí Phèo chính là lời tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo bởi: 

- Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành chăm chỉ nhưng lại bị hãm hại rồi trở thành con quỷ người người căm ghét chính là gián tiếp do bàn tay của Bá Kiến và là hậu quả trực tiếp của lao tù thực dân. 

- Chí muốn làm người lương thiện nhưng xã hội lại dồn hắn vào đường cùng. Chỉ tha thiết có một hạnh phúc giản đơn mà tất cả đều bị dập tắt mất bởi chính những định kiến của xã hội lúc bấy giờ. Hắn đánh mất tất cả chính là do hoàn cảnh xã hội đẩy hắn vào đường cùng. 

- Nhưng câu nói trên cũng thể hiện khát vọng của Chí. Hắn đến chết vẫn muốn làm người lương thiện, được xã hội thừa nhận là một phần trong đó. Khát vọng lương thiện tưởng chừng rất đơn giản nhưng với Chí lại không thể làm được. Hắn đã gây ra quá nhiều tội lỗi như vết chai trên mặt hắn sẽ không bao giờ biến mất => sự bế tắc tột cùng của một tâm hồn tội lỗi.

1. Không tán thành ý kiến đó.

2. Vì:

- Hợp tác trong học tập (đúng nghĩa) là phải trên cơ sở nỗ lực của cá nhân. Mỗi người phải có chuẩn bị tốt của riêng mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm.

- Do vậy, hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua hợp tác, các ý kiến được bổ sung cho nhau sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân sẽ có nhiều kiến thức hơn, tốt hơn.

8 tháng 11 2017

1. Biểu hiện của tính tự lập trong học tập:

  • Tự giác học bài, làm bài tập về nhà
  • Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học
  • Nhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được
  • Tự mình đi xe đạp đến lớp
  • Tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
  • Tự giác giơ tay phát biểu xây dựng bài.
  • Trực nhật lớp.
  • Hoàn thành công việc lớp, trường giao
  • Chăm sóc bồn hoa, cây xanh.