K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2019

a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự.

b. Đoạn thơ trên sử dụng điệp ngữ "Đất Nước". Từ "Đất Nước" được viết hoa để thể hiện sự trân trọng, biến 1 khái niệm đơn thuần thành một từ thiêng liêng, của riêng dân tộc. Đặc biệt từ "Đất Nước" còn được điệp lại 4 lần thể hiện những trăn trở, suy nghiệm của tác giả về quá trình hình thành đất nước.

23 tháng 3 2019

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.                  Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Phần 1: Từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời…: Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

Đáp án cần chọn là: B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đáp án: C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đáp án: A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể 

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng ĐấtNước có...
Đọc tiếp

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất

Nước có từ ngày đó…  

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) HẾT -

0
Bài tâp 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“...Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn ......................................................Ta lớn lên bằng niềm tin rất thậtBiết bao nhiêu hạnh phúc có trên đờiDẫu phải khi cay đắng dập vùiRằng cô Tấm cũng về làm hoàng...
Đọc tiếp

Bài tâp 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“...Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn ......................................................

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa...” ( Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm) a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mượn những chất liệu dân gian nào trong bài thơ Đất nước?

b. Chỉ ra tác dụng của việc mượn chất liệu dân gian đó?

Bài tập 2: So sánh hai nền văn học dân gian và văn học viết dựa vào các tiêu chí: Thời gian ra đời,đặc trưng, thể loại, hình thức lưu truyền, vị trí- vai trò.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đáp án: D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… (Đất...
Đọc tiếp

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…

(Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm)

C1; em hãy nêu nội dung của đoạn trích

C2; vì sao trong đoạn thơ trên từ "Đất Nước" lại dược tác giả viết hoa

C3; phân tích giá trị biểu đạt của các cụm từ "gừng cay muối mặn'', ''một nắng hai sương''

C4; nêu ý nghĩa của việc vận dụng các chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ

1
30 tháng 7 2020

a, Đoạn thơ cho thấy thời điểm xuất hiện của đất nước(từ lâu rồi)

b, ''Đất Nước'' được viết hoa thể hiện: sự tự hào, yêu kính của tác giả, tác giả coi đất nước như một con người

c, Gừng cay muối mặn: cho thấy sự mặn mà, bền chặt giữa tình cảm của người bố và người mẹ

một nắng hai sương: cho thấy sự tần tảo, vất vả của bố mẹ mới có thể làm được hạt gạo

Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Đã ngót năm, vẫn nhớ từng tấc đất!Là những tháng mưa bom căng thẳng nhất,Khi giữa đường, nhờ đất để che thân,Anh càng yêu đất nước gấp trăm lần             […]Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôiCùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;Tôi sống với cuộc đời chiến đấuCủa triệu người yêu dấu gian...
Đọc tiếp

Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

 

Đã ngót năm, vẫn nhớ từng tấc đất!
Là những tháng mưa bom căng thẳng nhất,
Khi giữa đường, nhờ đất để che thân,
Anh càng yêu đất nước gấp trăm lần

             […]

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao.

                                                              (Trích Những đêm hành quân -  Xuân Diệu)

a. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1 điểm)

b. Tìm và chép lại một câu trần thuật có trong đoạn thơ. Hãy đặt một câu trần thuật. (1,0 điểm)

c. Tìm và ghi lại những câu thơ cho thấy sự gắn bó và hi sinh của “tôi” dành cho đất nước? (0,5 điểm)

d. Em thích nhất câu thơ nào trong đoạn thơ trên? Vì sao? (Viết khoảng 5- 6 câu) (1,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm) Hiện nay một số học sinh còn tình trạng học vẹt, học tủ. Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu tác hại của việc học vẹt, học tủ.

1
2 tháng 5 2022

a. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1 điểm)

+ Bộc lộ cảm xúc yêu quê hương đất nước của tác giả 

+ tâm trạng yêu quê da diết với tấm lòng chân thành của người.

b. Tìm và chép lại một câu trần thuật có trong đoạn thơ. Hãy đặt một câu trần thuật. (1,0 điểm)

 Câu trần thuật  :Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi

Đặt câu trần thuật : Em đang ngồi làm bài .

c. 

+ Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao.

d. Em thích nhất câu thơ nào trong đoạn thơ trên? Vì sao? (Viết khoảng 5- 6 câu) (1,5 điểm)

+ Em thích nhất câu thơ : 

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;

Bởi vì câu thơ ấy thể hiện rõ ràng và truyền cảm nhất cho em tình yêu quê hương , sự gắn bó của n/v "tôi " trong bài đồng thời em thấy câu thơ đọc lên vần điệu rất hay , hay từ câu từ cho đến cả ý nghĩa của nó.

C2 : Em tự làm.