biểu cảm của em về trùm ca dao về tình cảm gia đình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung
177 người thích Thích
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.
38 người thích Thích
- Ai đi bờ đất một mình,
Phất phơ chéo áo giống hình trò Ba?
Trò Ba đi học trường xa,
Cơm canh ai nấu, cửa nhà ai lo?
- Cửa nhà đã có con Ba,
Cơm canh con Bốn, rượu trà con Năm,
Một trăm chìa khóa con Sáu cầm,
Giang sơn con Bảy giữ, tảo tần con Tám lo…
16 người thích Thích
Ai làm cho chuối không cành,
Cho anh không vợ cắn quanh mẹ già.
Mẹ già như mẹ người ta,
Thì anh có vợ trong nhà đã lâu.
Mẹ anh ác nghiệt cơ cầu,
Cho nên anh chịu âu sầu đến nay.
18 người thích Thích
Ai ơi chồng dữ thì lo,
Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.
149 người thích Thích
Ai ơi giữ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Xin đừng làm, nói đơn sai,
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha.
Anh em một họ một nhà,
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.
117 người thích Thích
Ai về tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
9 người thích Thích
Anh đi làm mướn nuôi ai,
Cho áo anh rách, cho vai anh mòn?
Anh đi làm mướn nuôi con,
Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai.
128 người thích Thích
Anh em chín họ mười đời,
Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra.
Chị em cùng khúc ruột rà,
Kẻ giàu, người khó, họ xa tám đời.
123 người thích Thích
Anh em cốt nhục đồng bào,
Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương.
110 người thích Thích
Anh em hiền thật là hiền,
Bởi một đồng tiền làm mất lòng nhau.
123 người thích Thích
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
161 người thích Thích
Anh em như chân như tay,
Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.
105 người thích Thích
Anh ơi! em bảo anh này,
Công cha nghĩa mẹ cao dày chớ quên.
12 người thích Thích
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
3 người thích Thích
Ba bà đi chợ với nhau
Một bà đi trước kể chuyện nàng dâu
Một bà đi sau tu tu lên khóc
Nhà bà có phúc cưới được dâu hiền,
Nhà tôi vô duyên cưới cô dâu dại
Việc làm thì rái, chỉ tưởng những ăn
Hễ bảo quét sân đánh chết ba gà
Bảo đi quét nhà, đánh chết ba cho
Có mâm giỗ, họ miếng ra miếng vào
Rửa bát cầu ao liếm dĩa quèn quẹt
Đi chợ quên thúng quên quan tiền
Về nhà quên ngõ đâm xiêng vào chùa
Vo chùa thấy hai ông Hộ Pháp mới tô
Nó nghĩ khách tới đầy nhà nhà tôi
Trở ra nó mỉm miệng nó cười
Thằng chồng nó đánh một hồi cẳng chân
Bà đi giữa nghe chuyện phân vân
Rằng dâu tôi cũng không đần không khôn
Mẹ chồng có nói đến con
Thì con tôi chỉ cười dòn nói đưa!
6 người thích Thích
Bao giờ cá lý hóa long,
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay.
108 người thích Thích
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.
17 người thích Thích
Bồng bềnh giữa chốn giang tân,
Bên tình bên nghĩa biết phân bên nào.
Em ơi, nhất lê nhì lựu tam đào,
Bên tình bên nghĩa, bên nào cũng thương.
87 người thích Thích
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
150 người thích Thích
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
128 người thích Thích
Cái ngủ, mày ngủ cho lâu,
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.
Bắt được con giếc, con trê,
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.
91 người thích Thích
Cha mẹ để của bằng non,
Không bằng để đức cho con ở đời.
6 người thích Thích
Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.
23 người thích Thích
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày.
119 người thích Thích
Chăn tằm rồi mới ươm tơ,
Làm dâu rồi mới được như mẹ chồng.
14 người thích Thích
Chàng ơi! Ơn cha ba năm cúc dục
Nghĩa mẹ chín tháng cù lao
Ai đền ơn cho thiếp mà nhủ thiếp trao ân tình?
10 người thích Thích
Chẻ tre lựa cật đan nia,
Có chồng con một khỏi chia gia tài.
21 người thích Thích
Chồng dữ thì em mới lo,
Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.
102 người thích Thích
Chồng dữ thì em mới rầu,
Mẹ chồng mà dữ giết trâu ăn mừng.
116 người thích Thích
Có cha, có mẹ có hơn,
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con.
24 người thích Thích
Có con hơn của anh ơi,
Của như buổi chợ họp rồi lại tan.
24 người thích Thích
Cơm cha cơm mẹ đã từng,
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người.
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chả như cơm mẹ, vừa ngồi vừa ăn.
21 người thích Thích
Con cò bay bổng bay la,
Bay từ của miếu bay ra cánh đồng.
Cha sinh mẹ đẻ tay không,
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi.
Trước là nuôi cái thân tôi,
Sau nuôi đàn trẻ nuôi đời cò con.
8 người thích Thích
Con cò lặn lội bờ sông,
Mẹ đi tưới nước cho bông có đài.
Trông trời, trông nước, trông mây,
Trông cho lúa chín, hột sây nặng nhành,
Trông cho rau muống mau xanh,
Để mẹ nấu một bát canh đậm đà,
Mát lòng sau bữa rau cà,
Cho con mau lớn, việc nhà con lo.
6 người thích Thích
Con dâu bắt chí mẹ chồng,
Ngó ra ngoài đồng thấy ổ le le.
7 người thích Thích
Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
8 người thích Thích
Con lên ba con chửi mẹ cười,
Con lên mười con chửi mẹ khóc.
15 người thích Thích
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
173 người thích Thích
Con tài, lo láo, lo kiêu,
Con ngu thì lại lo sao kịp người.
114 người thích Thích
Con thơ tay ẫm tay bồng,
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông.
5 người thích Thích
Công cha ba năm tình thâm lai láng,
Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn,
Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.
9 người thích Thích
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
263 người thích Thích
Công cha nghĩa mẹ ai đền,
Mà em ông áo ôm mền theo anh?
4 người thích Thích
Công cha nghĩa mẹ chưa đền,
Hiếu trung chưa trả sao em ôm mùng mền theo trai?
6 người thích Thích
Công cha nghĩa mẹ khó quên,
Vào thưa ra gửi mới nên con người.
5 người thích Thích
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy,
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.
6 người thích Thích
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng con ơi.
9 người thích Thích
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
245 người thích Thích
Công thầy, nghĩa mẹ chưa đền,
Sao con lại dám kéo mền đắp chung.
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/ca-dao/tinh-cam-gia-dinh © TuDienDanhNgon.vn
TK:
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao,dân ca.Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về Công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
Mk chưa chắc là đúng
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung
177 người thích Thích
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.
38 người thích Thích
- Ai đi bờ đất một mình,
Phất phơ chéo áo giống hình trò Ba?
Trò Ba đi học trường xa,
Cơm canh ai nấu, cửa nhà ai lo?
- Cửa nhà đã có con Ba,
Cơm canh con Bốn, rượu trà con Năm,
Một trăm chìa khóa con Sáu cầm,
Giang sơn con Bảy giữ, tảo tần con Tám lo…
16 người thích Thích
Ai làm cho chuối không cành,
Cho anh không vợ cắn quanh mẹ già.
Mẹ già như mẹ người ta,
Thì anh có vợ trong nhà đã lâu.
Mẹ anh ác nghiệt cơ cầu,
Cho nên anh chịu âu sầu đến nay.
18 người thích Thích
Ai ơi chồng dữ thì lo,
Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.
149 người thích Thích
Ai ơi giữ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Xin đừng làm, nói đơn sai,
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha.
Anh em một họ một nhà,
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.
117 người thích Thích
Ai về tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
9 người thích Thích
Anh đi làm mướn nuôi ai,
Cho áo anh rách, cho vai anh mòn?
Anh đi làm mướn nuôi con,
Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai.
128 người thích Thích
Anh em chín họ mười đời,
Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra.
Chị em cùng khúc ruột rà,
Kẻ giàu, người khó, họ xa tám đời.
123 người thích Thích
Anh em cốt nhục đồng bào,
Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương.
110 người thích Thích
Anh em hiền thật là hiền,
Bởi một đồng tiền làm mất lòng nhau.
123 người thích Thích
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
161 người thích Thích
Anh em như chân như tay,
Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.
105 người thích Thích
Anh ơi! em bảo anh này,
Công cha nghĩa mẹ cao dày chớ quên.
12 người thích Thích
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
3 người thích Thích
Ba bà đi chợ với nhau
Một bà đi trước kể chuyện nàng dâu
Một bà đi sau tu tu lên khóc
Nhà bà có phúc cưới được dâu hiền,
Nhà tôi vô duyên cưới cô dâu dại
Việc làm thì rái, chỉ tưởng những ăn
Hễ bảo quét sân đánh chết ba gà
Bảo đi quét nhà, đánh chết ba cho
Có mâm giỗ, họ miếng ra miếng vào
Rửa bát cầu ao liếm dĩa quèn quẹt
Đi chợ quên thúng quên quan tiền
Về nhà quên ngõ đâm xiêng vào chùa
Vo chùa thấy hai ông Hộ Pháp mới tô
Nó nghĩ khách tới đầy nhà nhà tôi
Trở ra nó mỉm miệng nó cười
Thằng chồng nó đánh một hồi cẳng chân
Bà đi giữa nghe chuyện phân vân
Rằng dâu tôi cũng không đần không khôn
Mẹ chồng có nói đến con
Thì con tôi chỉ cười dòn nói đưa!
6 người thích Thích
Bao giờ cá lý hóa long,
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay.
108 người thích Thích
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.
17 người thích Thích
Bồng bềnh giữa chốn giang tân,
Bên tình bên nghĩa biết phân bên nào.
Em ơi, nhất lê nhì lựu tam đào,
Bên tình bên nghĩa, bên nào cũng thương.
87 người thích Thích
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
150 người thích Thích
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
128 người thích Thích
Cái ngủ, mày ngủ cho lâu,
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.
Bắt được con giếc, con trê,
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.
91 người thích Thích
Cha mẹ để của bằng non,
Không bằng để đức cho con ở đời.
6 người thích Thích
Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.
23 người thích Thích
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày.
119 người thích Thích
Chăn tằm rồi mới ươm tơ,
Làm dâu rồi mới được như mẹ chồng.
14 người thích Thích
Chàng ơi! Ơn cha ba năm cúc dục
Nghĩa mẹ chín tháng cù lao
Ai đền ơn cho thiếp mà nhủ thiếp trao ân tình?
10 người thích Thích
Chẻ tre lựa cật đan nia,
Có chồng con một khỏi chia gia tài.
21 người thích Thích
Chồng dữ thì em mới lo,
Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.
102 người thích Thích
Chồng dữ thì em mới rầu,
Mẹ chồng mà dữ giết trâu ăn mừng.
116 người thích Thích
Có cha, có mẹ có hơn,
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con.
24 người thích Thích
Có con hơn của anh ơi,
Của như buổi chợ họp rồi lại tan.
24 người thích Thích
Cơm cha cơm mẹ đã từng,
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người.
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chả như cơm mẹ, vừa ngồi vừa ăn.
21 người thích Thích
Con cò bay bổng bay la,
Bay từ của miếu bay ra cánh đồng.
Cha sinh mẹ đẻ tay không,
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi.
Trước là nuôi cái thân tôi,
Sau nuôi đàn trẻ nuôi đời cò con.
8 người thích Thích
Con cò lặn lội bờ sông,
Mẹ đi tưới nước cho bông có đài.
Trông trời, trông nước, trông mây,
Trông cho lúa chín, hột sây nặng nhành,
Trông cho rau muống mau xanh,
Để mẹ nấu một bát canh đậm đà,
Mát lòng sau bữa rau cà,
Cho con mau lớn, việc nhà con lo.
6 người thích Thích
Con dâu bắt chí mẹ chồng,
Ngó ra ngoài đồng thấy ổ le le.
7 người thích Thích
Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
8 người thích Thích
Con lên ba con chửi mẹ cười,
Con lên mười con chửi mẹ khóc.
15 người thích Thích
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
173 người thích Thích
Con tài, lo láo, lo kiêu,
Con ngu thì lại lo sao kịp người.
114 người thích Thích
Con thơ tay ẫm tay bồng,
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông.
5 người thích Thích
Công cha ba năm tình thâm lai láng,
Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn,
Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.
9 người thích Thích
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
263 người thích Thích
Công cha nghĩa mẹ ai đền,
Mà em ông áo ôm mền theo anh?
4 người thích Thích
Công cha nghĩa mẹ chưa đền,
Hiếu trung chưa trả sao em ôm mùng mền theo trai?
6 người thích Thích
Công cha nghĩa mẹ khó quên,
Vào thưa ra gửi mới nên con người.
5 người thích Thích
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy,
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.
6 người thích Thích
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng con ơi.
9 người thích Thích
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
245 người thích Thích
Công thầy, nghĩa mẹ chưa đền,
Sao con lại dám kéo mền đắp chung.
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/ca-dao/tinh-cam-gia-dinh © TuDienDanhNgon.vn
Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.
Em tham khảo:
Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình
Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ
Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.
Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.
Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.
cảm ơn