Tìm các điểm chung và khác nhau của các bài học trong truyện Con Hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
(Mình đang cần gấp) Ai nhanh mink tick cho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
9, Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.
1,
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung.
Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.
Vào thời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314), có một vị lương y nổi tiếng tài năng, đức độ tên là Phạm Bân. Nhà vua phong cho ông chức Thái y lệnh, trông coi về việc chăm sóc và chữa bệnh cho những người sống trong cung.
Phạm Bân thường đem tiền bạc, của cải trong nhà ra mua các loại thuốc quý nhất và tích trữ lúa gạo để giúp đỡ người nghèo. Ai đói ông cho ăn, ai rét ông cho mặc, ai bệnh tật ông chữa bệnh cho. Dầu bệnh có nặng đến đâu ông cũng không hề né tránh. Bệnh nhân tới nhà ông đông lắm, cứ chữa khỏi bệnh rồi đi, chẳng tốn kém gì.
Bỗng mấy năm liền, trời làm mất mùa, đói kém, dịch bệnh xảy ra khắp nơi. Phạm Bân cất thêm nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát và bệnh tật đến ở. Ông cứu sống được cả ngàn người. Tài năng và y đức của ông khiến cho người đời trọng vọng.
Lương y Phạm Bân rất thương người nghèo. Một hôm, có người gõ cửa mời ...
... gấp:
- Nhà tôi có người đàn bà bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, mời ngài đến xem cho!
Nghe vậy, lương y tức tốc đi theo nhưng vừa ra tới cửa thì gặp sứ giả của vua sai tới, bảo rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, nhà vua triệu ông tới khám.
Phạm Bân trả lời:
- Bệnh đó không gấp. Nay mạng sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Để tôi cứu họ trước đã, lát nữa sẽ vào vương phủ.
Sứ giả tức giận mắng rằng:
- Phận làm tôi, sao ông dám nói như vậy? ông định cứu tính mạng người ta mà không nghĩ đến việc cứu mạng mình chăng?
Lương y Phạm Bân vẫn bình tĩnh phân trần:
- Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người đàn bà kia không được cứu kịp thời sẽ chết, chẳng biết trông cậy vào đâu. Tính mạng của tôi còn trông cậy được vào chúa thượng, nếu ngài rộng lòng, may ra tôi thoát. Tội tôi, tôi xin chịu!
Nói rồi, để mặc sứ giả đứng đấy, ông vội vàng đi cứu người đàn bà nghèo. Quả nhiên, bà ta được cứu sống.
Xong xuôi, lương y vào triều yết kiến nhà vua. Vua quở trách, ông bỏ mũ, cúi đầu tạ tội và bày tỏ lòng thành của mình. Nghe xong, nhà vua mừng rỡ phán:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, biết thương xót đám dân đen con đỏ của ta. Ngươi thật xứng đáng với lòng ta mong mỏi. Từ tấm gương của ngươi, ta suy ra rằng thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Về sau, con cháu của Phạm Bân cũng nối nghiệp cha ông, làm quan lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm trong triều đình. Tuy vậy, họ vẫn để tâm chữa bệnh cứu giúp người nghèo. Họ đã xứng đáng với tên tuổi của Thái y Phạm Bân để lại cho đời.
K mink nha
Chuk hok tốt
Xin lỗi bạn , đây là đóng vai người nhà của bệnh nhân .
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )
Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.
Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.
Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
Tìm các điểm chung và khác nhau của các bài học trong truyện Con Hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
điểm chung : thể loại truyền thuyết; mang nhiều bài học ý nghĩa sâu sắc
khác thì chưa bt để nghĩ đã