K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2022

Tham khảo ở đây:

https://mobitool.net/soan-bai-nhung-canh-buom-chan-troi-sang-tao-6.html

27 tháng 2 2022

tham khảo :
Soạn bài Những cánh buồm - Chân trời sáng tạo 6 - Học Điện Tử

19 tháng 5 2021

Thamkhao

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Giới thiệu chung vài nét về đề tài tình cảm gia đình và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học: đó là tình cảm của những thành viên, thế hệ trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh em dành cho nhau); tình cảm của sự sinh thành, nuôi dưỡng, chở che, đùm bọc và tấm lòng ứng xử của những con người trong gia đình với nhau; vẻ đẹp tình cảm gia đình được các nhà văn, nhà thơ khám phá và thể hiện vừa có nét gần gũi vừa khác biệt; tình cảm gia đình lại được hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước…

3. Phân tích sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 2 bài thơ :

3.1. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

- Vẻ đẹp tình bà cháu
+ Khám phá về tình bà cháu : tình yêu bà dành cho cháu - tình cảm hết sức bình dị và thiêng liêng, một cuộc đời vất vả, tần tảo, giàu đức hy sinh vì con cháu, trải qua bao khó khăn nhưng ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin hy vọng bà luôn nhen nhóm trong người cháu thân yêu; là vẻ đẹp của tình cảm người cháu dành cho bà qua sự hồi tưởng được thể hiện trong thi phẩm…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Bằng Việt đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, sáng tạo hình ảnh, giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

3.2. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con của Y Phương :

- Vẻ đẹp tình cha con
+ Khám phá về tình cha con : tình yêu người cha dành cho con được thể hiện qua lời dặn dò, nhắc nhở về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và những truyền thống tốt đẹp của quê hương; Là tình yêu của người người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Y Phương đã lựa chọn hình thức mượn lời, ngôn ngữ tự nhiên mộc mạc thể hiện cách nghĩ và diễn đạt của người dân miền núi, dẫn dắt tự nhiên hợp lí…

4. So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề

4.1. So sánh
- Những nét giống nhau trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm : tình yêu thương của sự chăm sóc, ân cần dạy dỗ, tấm lòng vị tha, đức hy sinh một đời vì cháu, con, một tình cảm mang tính phổ quát; tình cảm ấy lại tìm tìm đến với một thể loại thơ trữ tình để phù hợp trong việc bày tỏ cảm xúc, thể hiện chất suy tưởng, triết lí sâu sắc...
- Những nét riêng trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm: hoàn cảnh, tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ, tình cảm bà - cháu, mẹ-con, cha-con..., và nét riêng trong hình thức thể hiện...

4.2. Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề:

- Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi con người, mỗi nhà thơ bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người

- Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong hai tác phẩm như những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người. Tình cảm ấy lại được hoà quyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng là một mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ ca dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện theo những nét riêng, một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.

8 tháng 11 2019

Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh”  rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.

Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.

  Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.

mk sao chép trên google á

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Chúc bạn học tốt

8 tháng 12 2017

không  biết 

8 tháng 12 2017

mk mới học lp 6 nên chưa biết đâu

3 tháng 10

Câu thơ trong bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng là:

“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

(Nguyên tiêu – Rằm tháng Giêng)

Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-cam-nhan-ve-bai-tho-bep-lua-hay-viet-doan-van-khoang-10-den-12-cau-van-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-tinh-cam-gia-dinh

3 tháng 8 2021

ba câu ca dao về tình cảm gia đình :

 1)  Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

   Một lòng thờ mẹ kính cha 

Cho tròn chữ hiếu

    Mới là đạo con 

2) Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư 

3) Chim trời ai dễ đếm lông

nuôi con ai đễ kể công tháng ngày

1) Tới đây xứ sở lạ lùng

Chim kêu cũng sợ , cá vùng cũng ghê

2) Ai đi uống Bí Vàng Danh

Má hồng để lại, má xanh mang về

3) Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống như chung một giàn 

3 bài ca dao than thân

1) Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai 

2) Thân em như củ ấu gai

 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

3) Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

 

 

3 tháng 8 2021

A. 1, Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

   2, Anh em nào phải người dưng

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

     Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

  3, Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ

     Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.

B. 1, Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

    2, Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

   3, Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

C. 1, Thân em như hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay.

    2, Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

   3, Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng

Đó là 9 câu ca dao, ý nghĩa thì bạn tự tìm hiểu nhé.hihi

5 tháng 1 2022

d

5 tháng 1 2022

d

1 tháng 10 2016

Giống : + xuất phát từ tình cảm của người lao động tay chân

+ Đều mang những tình cảm lời nói gắn gửi đến mọi người xung quanh

+ Mang ý nghĩa

Khác: Châm Biếm + phê phán,chê bôi.

Tình yêu đất nước con người, ca dao than thân: tình cảm chân thật, lấy con vật,.....để chỉ tính cách số phận con người.

1 tháng 10 2016

Giống nhau:+Đều nói đến thân phận của người lao động trong xã hội phong kiến

+Đều nói lên một ý nghĩa riêng và gửi lời thông điệp đến mọi người xung quanh

Khác:+Châm biếm:Những câu hát châm biếm thường thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội

+Than thân:Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến