K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2019

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn 7 câu thơ đầu.

2. Thân bài

- Cảm nhận về xuất thân của những người lính: Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”

- Cảm nhận về sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng sống của người lính: Mỗi người một quê hương khác nhau và họ là những người xa lạ với nhau nhưng họ đều tập trung tại đây, đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

- Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm người lính: Hoàn cảnh chiến đấu nơi quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương chỉ có tấm chăn mỏng để đắp chung, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau

- Sự thiêng liêng, cao cả trong tình đồng chí: Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn

3. Kết bài

Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị.



9 tháng 12 2019

2)

Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ hình tượng những chiếc xe của “Tiểu đội xe không kính” .Tên bài thơ vừa độc đáo,vừa hiện thực,để lại ấn tượng mạnh cho người đọc.Xe vốn có kính;đó là chuyện bình thường. Chính ở chỗ không bình thường “xe không kính” mới là ngọn nguồn để tạo nên thơ.Vì sao lại có sự không bình thường ấy?Vì sao có cả một “tiểu đội xe không kính”? Không đứng ở vị trí quan sát ngoài cuộc,tác giả đứng ở vị trí người chiến sĩ của con đường Trường Sơn,hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Với lối giải thích tự nhiên,đơn giản,câu thơ giàu chất văn xuôi,tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính.Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Thể thơ tự do phóng khoáng,hình ảnh cụ thể,nhịp thơ hai,hai,bốn biến đổi theo giọng thơ .Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường,súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”.Trong hoàn cảnh chiến tranh,các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận.

Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống.Bom giật ,bom rung,sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường,dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ,muốn làm trụi tất cả.Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe,sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế.

Nhưng,nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy,dẫu nó tàn bạo,trong hai câu thơ vẫn không có một từ,một âm thanh,ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ,cay đắng.Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh,một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình.Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe ,bằng lời thơ bình tĩnh,tự tin,hình ảnh với ngôn ngữ chân thật,tác giả ca ngợi phẩm chất,tinh thần của người lính “Ung dung…nhìn thẳng”.

Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường.So với ý của hai câu trên ,ý ở hai câu này có sự đối lập.Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ.Chiến trường “Bom giật,bom rung” dội xuống ác liệt,hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”.Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái.Các anh có bình tĩnh,ung dung thật không? Chỉ không lo âu khắc khoải,chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”.

Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng.

Cách ngắt nhịp hai,hai,hai khắc họa thái độ,tư tưởng người lính.Họ quyết tâm,tin tưởng vượt qua gian khổ,hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất,nhìn trời” nghĩa là rất ung dung,hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước,nhìn vào con đường đi,nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe,nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu.Như thế,bom cứ giật,cứ rung,con đường đi tới,ta cứ đi!

5 tháng 1 2022

Bài thơ nào sau đây có tư tưởng tình cảm vs bài thơ " Tiếng gà trưa " trong ngũ văn 7 ?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
b . đoàn thuyền đánh cá 
C. bếp lửa
D . đồng chí

5 tháng 1 2022

câu c ạ

 

20 tháng 11 2021

Tham khảo: 
    "Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

 
20 tháng 11 2021

Phân tích 2 khổ đầu mà ở đây chị thấy em mới phân tích được có 1 khổ đầu á

11 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ. Thơ ông tập trung thể hiện thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả. Bài thơ mà điển hình là khổ thơ năm và sáu đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.

Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đầy gió bụi, mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi."

Hình ảnh "Những chiếc xe từ trong bom rơi" gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường "bom giật, bom rung", những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành "tiểu đội" - đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè.

Bên cạnh đó, giây phút gặp nhau ấy thật thú vị qua cái "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" - một cử chỉ thật thân thiện, cảm động. Có biết bao nhiêu điều muốn nói trong cái bắt tay ấy. Đó là niềm vui trong họ vừa thoát khỏi chặng đường hiểm nguy gian khó. Họ động viên nhau dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng để đưa xe về đến đích. Chỉ một cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi cũng đủ để họ san sẻ cho nhau, cảm hiểu lẫn nhau giữa những người đồng chí, đồng đội chung một chiến hào, chưng một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Cái bắt tay qua ô cửa kính là sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất.

 

Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt. Chúng ta hãy nghe Phạm Tiến Duật kể về những cái chung ấy:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm."

Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau. Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: "chung bát đũa" là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn. Họ có chung bát đũa, chung mâm cơm, chung bếp lửa, chung ánh sao trời, chung gió bụi, mưa tuôn, chung một con đường hành quân, một chiến hào, một nhiệm vụ. Những tình cảm ấy chỉ có những người lính cách mạng mới được thưởng thức và nếm trải. Nó thật bình thường nhưng cũng thật cao đẹp thiêng liêng. Câu thơ đẹp về tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ. Trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tình đồng chí đã trở thành sức mạnh vô giá, giúp người lính trụ vững nơi chiến trường bom đạn, giành chiến thắng trước quân thù.

Sau một bữa cơm sum họp thân mật, một vài câu chuyện thân tình, những người lính trẻ lại tiếp tục lên đường: "Lại đi , lại đi trời xanh thêm". Hình ảnh "Trời xanh" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Nó không chỉ biểu tượng cho sự sống mà còn biểu tượng cho tự do, hòa bình, chứa chan hi vọng chiến công lớn đang chờ. Người chiến sĩ lái xe chính là tự do của nhân loại. Họ chiến đấu để giành lại trời xanh. Chính vì thế dù gian khó hiểm nguy đến đâu, họ cũng vẫn quyết tâm lái xe bon bon về phía trước. Đây không phải là một mệnh lệnh khô khan, là nhiệm vụ đơn thuần mà là tinh thần, là ý chí, là tình cảm của người lính luôn hướng trái tim về miền Nam ruột thịt.

Với một chất liệu hiện thực độc đáo, giọng thơ ngang tàng, khẩu khí trẻ trung, nhịp điệu biến hóa linh hoạt: khi thì như lời hội thoại, khi thì như khúc văn xuôi phù hợp với nhịp hành quân của đoàn xe trên đường ra tuyến lửa. Qua đây, có thể khẳng định rằng, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc. Các anh đã dệt nên những bản tình ca bất hủ cho đất nước.

14 tháng 11 2019

k sai tôi đi

24 tháng 11 2017

Khổ 1:

Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ hình tượng những chiếc xe của “Tiểu đội xe không kính” .Tên bài thơ vừa độc đáo,vừa hiện thực,để lại ấn tượng mạnh cho người đọc.Xe vốn có kính;đó là chuyện bình thường. Chính ở chỗ không bình thường “xe không kính” mới là ngọn nguồn để tạo nên thơ.Vì sao lại có sự không bình thường ấy?Vì sao có cả một “tiểu đội xe không kính”? Không đứng ở vị trí quan sát ngoài cuộc,tác giả đứng ở vị trí người chiến sĩ của con đường Trường Sơn,hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự



Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Với lối giải thích tự nhiên,đơn giản,câu thơ giàu chất văn xuôi,tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính.Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Thể thơ tự do phóng khoáng,hình ảnh cụ thể,nhịp thơ hai,hai,bốn biến đổi theo giọng thơ .Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường,súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”.Trong hoàn cảnh chiến tranh,các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận.

Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống.Bom giật ,bom rung,sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường,dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ,muốn làm trụi tất cả.Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe,sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế.

Nhưng,nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy,dẫu nó tàn bạo,trong hai câu thơ vẫn không có một từ,một âm thanh,ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ,cay đắng.Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh,một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình.Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe ,bằng lời thơ bình tĩnh,tự tin,hình ảnh với ngôn ngữ chân thật,tác giả ca ngợi phẩm chất,tinh thần của người lính “Ung dung…nhìn thẳng”.

Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường.So với ý của hai câu trên ,ý ở hai câu này có sự đối lập.Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ.Chiến trường “Bom giật,bom rung” dội xuống ác liệt,hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”.Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái.Các anh có bình tĩnh,ung dung thật không? Chỉ không lo âu khắc khoải,chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”.

Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng.

Cách ngắt nhịp hai,hai,hai khắc họa thái độ,tư tưởng người lính.Họ quyết tâm,tin tưởng vượt qua gian khổ,hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất,nhìn trời” nghĩa là rất ung dung,hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước,nhìn vào con đường đi,nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe,nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu.Như thế,bom cứ giật,cứ rung,con đường đi tới,ta cứ đi!

Khổ 7:

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó. 
Không có kính rồi xe không có đèn 

Không có mui xe, thùng xe có xước 

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: 

Chỉ cần trong xe có một trái tim. 

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước ... 

Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim" .

20 tháng 11 2021

Tham khảo:

“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

20 tháng 11 2021

Tham Khảo (Đủ yêu cầu 12 câu nhé)
    "Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.