Viết 1 bài văn hoàn chỉnh thuyết minh về hoa mai (KHÔNG CHÉP MẠNG)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền Nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.
Thuyết minh về Cồn Phụng :
Bến Tre đã có cây cầu Rạch Miễu hiện đại nối liền hai tỉnh Tiền Giang với Bến Tre. Nhiều khu công nghiệp bắt đầu xuất hiện, nhiều điểm du lịch hấp dẫn vẫy gọi du khách.
Bạn hãy đến thăm thú Cồn Phụng, một cù lao nổi giữa sông Tiền Giang. Và nên đi bằng ghe, bằng xuồng mới thú, mới được len lỏi dọc ngang các rạch nước dưới hàng dừa nước, cây bần, cây mắm xanh biếc, sum sê lá cành, mới được say mê ngắm nhìn những buồng dừa trĩu quả, những chú sóc cong đuôi phất cờ, leo cây nhanh thoãn thoắt.
Đến Cồn Phụng bạn có thể đi thăm các gia đình sản xuất đặc sản địa phương như làm kẹo dừa, mứt dừa, bánh tráng chuối, xem cách nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn… Hãy ngồi xe ngựa đi thăm các ngôi vườn trổng bưởi da xanh, mận sữa, nhãn tiêu Huế… Hãy đến tham quan Đạo Dừa có tháp Hoà Bình, có Cửu Trùng đài với hình tượng tuyệt mĩ 9 con rồng, hoặc đang xoắn đuôi uốn lượn, hoặc đang vờn bay. Và đi qua các bên sông, các dòng kênh sẽ thấy các bạn nhỏ vẫy vùng bơi lội nô đùa, da đen nhánh như những con rái cá…
Xin mời ghé lại những ngôi nhà hàng lợp lá dừa dưới bóng mát cây xanh, thoang thoảng hương hoa để thưởng thức nhạc đờn ca tài tử, nhấp chén trà pha mật ong và quất, ăn trái cây, cùng vui vẻ chuyện trò. Điểm dừng chân nghỉ ngơi ớ đây khá thú vị.
Bến Tre là xứ dừa, nơi ghi lại bao chiến công anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Hãy về thăm thú Cồn Phụng, cầu Rạch Miễu… nơi rừng dừa và cây trái phương Nam, và nghe các má, các cô kể về chiến công của “đội quân tóc dài” thời kháng chiến chống Mỹ.
mình chỉ tham khảo thôi mình không chép bài bạn đâu
cảm ơn nha
Thuyết minh về cây bút bi 2
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
Xem xong nhớ cảm ơn nghe
Thuyết minh về cây bút bi 1
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.
“ Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Cây hoa sen cứ thế đi vào trong tiềm thức người dân Việt Nam một cách bình dị nhưng cũng đầy sự gắn bó, tao nhã. Một loài hoa mang trong mình những đặc điểm tượng trưng cho cả một dân tộc. Cây hoa sen thực sự là một trong những loài cây có một “vị thế” không nhỏ trong lòng mỗi người con Việt.
Về nguồn gốc, không một ai biết rõ ràng về sự ra đời của loài cây này từ bao giờ. Có ý kiến cho rằng, sen là một loài thực vật sống ở dưới môi trường nước, có nguồn gốc từ Châu Á từ rất sớm, và chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội xưa của lịch sử loài người. Còn ở Việt Nam sen được trồng ở rất nhiều các tỉnh thành trên mọi miền đất nước.
Hoa sen thường sống phổ biến trong các ao, hồ, đầm... những nơi khá nhiều bùn lầy, ẩm ướt. Tuy nhiên sống trong môi trường đó nhưng vẫn “ không hôi tanh mùi bùn”, sen vẫn mang trên mình một vẻ đẹp thanh tao đến thuần khiết. Đó cũng là lí do mà hoa sen thường tượng trưng cho sự trong sạch, không vấy bẩn, thể hiện đức tính bản thiện, không dục vong, tham sân si của loài người.
Sen được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận. Củ sen được tạo thành bởi nhiều những nốt có hình trứng nối đuôi nhau, mang một màu trắng ngà. Ngó sen có hình sạng như chiếc đũa, có độ dài trung bình khoảng 30-50 cm. Ngó sen cũng mang màu trắng. Cuống sen thì có dạng hình tròn, bên trong rỗng mang một màu xanh nhưng hơi nâu, đặc biệt là có các gai li ti nho nhỏ mọc quanh cuống giúp có thể phần nào bảo vệ cây khỏi những tác động bên ngoài. Lá sen hình tròn, tâm giữa lá hơi sâu, hơi nhúm. Những gân trên lá hiện ra rất rõ, khá to và chắc chắn để chống đỡ lá. Đặc điểm đặc biệt của lá sen đó là không thấm nước, dù bạn có đổ bao nhiêu nước vào lá nhưng những giọt nước ấy chỉ có 1 đường là trôi tuột và không để lại dấu vết của sự ướt át. Về phần búp sen thì có màu xanh lục đặc trưng, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen có màu hồng thắm phía đầu cánh hoa, phía trong cánh hoa có màu hồng nhạt. Các cánh xếp thành từng lớp từng lớp. Nhưng cũng có hoa sen màu trắng rất đẹp. Khi cánh hoa sen rụng thì ta sẽ lấy gương sen. Gương sen có hình dạng phễu, trên mặt tròn của gương có nhiều lỗ, mỗi một lỗ chứa một hạt sen bé nhỏ.
Ở Việt Nam ta, sen được xếp vào bộ tứ quý ( 4 mùa ) gồm: lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, cúc, trúc, mai. Hoa sen rất thích hợp môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc chí Nam, sen có mặt ở mọi nơi, gần gũi với mọi người dân như : tre, đa,... Ở miền bắc hoa sen chỉ nở vào độ hè còn trong nam thì sen quang năm sinh sông phát triển tươi tốt.
Cây hoa sen mang trong nó những vẻ đẹp vạn người say triệu người mê, và bên cạnh đó sen còn đem đến cho đời sống cho chúng ta những thức quà bổ ích chiết xuất từ thiên nhiên. Những thức quà như: chè sen, cháo sen... có lẽ luôn in đậm trong tâm trí mỗi người. Một thức quà bổ ích chó sức khỏe, giải nhiệt, là món ăn không thể thiếu mỗi khi đói lòng. Thêm vào đó ta có thể lấy củ sen, một trong những nguyên liệu để chế biến các món ăn ( hầm đuôi bò, thịt bò, xương heo...). Làm món gỏi ngon bổ thì không thể thiếu ngón sen. Dùng cuống sen phơi khô, đun lên để chữa người bị viêm mũi rất hiệu quả. Và cũng đừng lo về chứng mất ngủ khi có tim sen trong tay.
Có ích trong đời sống hàng ngày là vậy, sen cũng góp một vai trò quan trọng đến đời sống tinh thần không chỉ riêng của dân tộc Việt Nam ta. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen có vị trí rất quan trọng, biểu tượng cho tình thần “cư trần bất nhiễm trần”, giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện hiền lương. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của Việt nam, sen luôn trở thành một hình tượng nghệ thuật tiêu biểu và lí tưởng. Phải kể đến như công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng như “Chúa Một Cột” ở Hà Nội được xây dựng và thiết kế vào thời vua Lý Thái Tông. Đó là một hình ảnh cho sự giác ngộ, một giấc mộng muốn được giải thoát khỏi xấu xa, khổ ải.
Thêm vào đó, trong cuộc sống ngày nay sen vẫn là biểu tượng cao quý, xuất hiện mọi nơi. Hình ảnh bông sen trên mỗi chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnam-airline phần nào thể hiện tính dân tốc, mong muốn đưa hình ảnh đất nước Việt Nam tới bạn bè năm châu lục. Qua đó thể hiện những đức tính giản dị mộc mạc, văn hóa đậm đà, phong tục da dạng của một dân tộc có chủ quyền muốn khẳng định mình.
Cây hoa sen, một loài hoa, một con người, một bản sắc và cũng là cả một dân tộc. Giản dị, mộc mạc nhưng đầy sự thanh tao, cao quý, thuần khiết...chính là những gì mà sen mang trong mình. Thật đáng tự hào đối với mỗi người dân Việt về “quốc hoa” của chính dân tộc mình.
Tham khảo:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu về hoa sen/bông sen (loại hoa quen thuộc, đẹp, hương thơm,...).
II. THÂN BÀI
* Khái quát chung về hoa sen:
- Loài: thực vật thủy sinh, thân thảo, sống lâu năm.
- Môi trường sống: ao, hồ, thích nghi và phát triển ở Australia và nam châu Á.
- Phân loại: có nhiều loại trên thế giới nhưng phần lớn đã tuyệt chủng, còn lại phổ biến là 2 loại: sen trắng, sen hồng.
- Phương pháp gieo trồng: bằng hạt, bằng thân rễ.
- Khả năng chịu rét cao
* Đặc điểm về hoa sen:
- Rễ: mọc sâu trong lớp bùn ao, hồ, có thể kết thành củ sen.
- Thân: màu xanh, có nhiều gai nhỏ, giòn, có thể dài đến 1.5 mét.
- Lá: màu xanh, tròn, đường kính lớn, mọc nổi trên mặt nước hoặc cao khỏi mặt nước,...
- Hoa: hoa to, mọc trên cuốn cao hơn mặt nước, nhiều cánh, cánh xếp chồng nhiều tầng quanh đài, màu sắc tùy loại (chủ yếu màu trắng, hồng), mềm mại,...
- Đài: màu xanh, chứa nhiều hạt,...
* Vai trò của hoa sen:
- Làm đẹp, trang trí cho khuôn viên, nội thất,...
- Hầu hết các bộ phận của sen đều có thể góp phần tạo thành các vị thuốc.
- Lá sen có thể dùng trong ẩm thực: gói thực phẩm, tăng mùi thơm cho các món cơm, gạo nếp,...
- Cánh hoa, tim sen, nhụy hoa sen đều có thể sấy khô hoặc ướp hương pha trà.
- Hạt sen là một loại thực phẩm bổ dưỡng có thể ăn sống, nấu chín, làm mứt,...
- Ngó sen, củ sen đều là nguyên liệu cho các món ăn ngon, giàu dinh dưỡng.
* Ý nghĩa hoa sen:
- Sen là loài thực vật cung cấp nhiều nguyên liệu có ích cho cuộc sống.
- Là quốc hoa tượng trưng cho nét đẹp thanh tao, thuần túy của dân tộc Việt Nam.
- Một trong những biểu tượng của tôn giáo, tín ngưỡng.
III. KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ, nhận định cá nhân về hoa sen, bông sen (loài cây có ích, mang nhiều ý nghĩa,...). Đưa ra lời khuyên, lời kêu gọi (bảo vệ, gìn giữ,...)
Tôi và sống sống ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Mặc dù chúng tôi đã có tuổi, nhưng vẫn chưa có con.
Một hôm, tôi ra đồng làm việc thì thấy một vết chân rất to. Tôi khá tò mò nên đã đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Về nhà, tôi thấy trong người khác lạ. Bụng lớn dần lên. Đến mười hai tháng sau, tôi sinh ra một thằng bé khôi ngôi, kháu khỉnh. Kì lạ là, lên ba tuổi, thằng bé vẫn chưa biết nói, đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người đánh giặc cứu nước. Đến làng Gióng, nghe tiếng sứ giả rao, thằng bé bỗng cất tiếng nói:
- Mẹ hãy ra mời sứ giả vào cho con!
Tôi nghe vậy thì vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ. Tôi vội vã mời sứ giả vào nhà. Thằng bé liền nói:
- Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Kể từ hôm đó, thẳng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Tôi và chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Họ đều vui vẻ giúp đỡ. Có lẽ ai cũng mong thằng bé đánh tan quân giặc để cứu nước.
Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang vào lúc rất nguy. Cũng may sao, sứ giả đã mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Bỗng nhiên, thằng bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Trước khi lên đường đánh giặc, thằng bé còn từ biệt vợ chồng tôi. Lúc này, lòng tôi lo lắng vô cùng.
Tôi nghe kể lại rằng thằng bé đã cưỡi ngựa về phía quân giặc. Ngựa phun lửa khiến giặc hoảng sợ bỏ chạy. Nó phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, thắng bé còn nhổ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn.
Đánh tan quân giặc, thằng bé một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Dù đau lòng vì không được gặp lại con, nhưng vợ chồng tôi vẫn rất đỗi tự hào. Sau này, vua Hùng nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ.
1. Mở bài: Giới thiệu hoa mai: Trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền nam.
2. Thân bài: Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:
3. Kết bài: Hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương nam. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền nam từ lâu đời. Những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương bắc.
Cứ mỗi độ xuân về, khắp đất trời phương Nam trở nên thật rực rỡ với muôn ngàn sắc hoa. Thế nhưng, loài hoa đặc trưng cho mùa xuân miền Nam chỉ có một. Đó chính là hoa mai.
Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.
Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.
Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.
Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được.
Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.