Có thể giúp mình soạn đề cương địa 9 được không ạ?
A. Địa lý dân cư
- Cơ cấu sử dụng lao động
- Sự phân bố dân cư
- Đặc điểm nguồn lao động nước ta
- Thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nước ta
Xin cảm ơn ạ!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.
Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:
- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên (sgk Địa lí 12 trang 71)
=> Chọn đáp án C
Tham khảo!
Câu 1. Dân số, nguồn lao động
Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...
Câu 2:
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX
Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.
Câu 3:
- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.
- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.
+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.
+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.
Câu 4:
– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.
+Khác:
- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
Tham khảo
1.
Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...
2.
Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.
3.
- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.
- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.
+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.
+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.
4.
– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.
– Khác nhau:
+ Chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.
+ Quần cư nông thôn thường phân tán, có mật độ thấp hơn.quần cư thành thị có sự tập trung với mật độ cao.
+ Cảnh quan của quần cư nông thôn là các xóm làng, đồng ruộng, nương rẩy… còn cảnh quan của quần cư đô thị là phố phường, xe cộ, nhà máy…
+ Lối sống của hai cảnh quan cũng khác nhau.
5.Vị trí: năm khoảng giữa hai chí tuyến thành một vành đai Liên tải bao quanh trái đất.
Đặc điểm: Đới nóng có bốn kiểu môi trường
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc
6.Đặc điểm moi trường : Nóng , ẩm, mưa nhiều quanh năm
+ Lượng mưa từ 1500mm-2500mm/năm , càng gần xích đạo mưa càng nhiều
+ Nhiệt độ cao quanh năm . Biên độ nhiệt thấp
+ Độ ẩm không khí : > 80%
7.MT nhiệt đới : nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
8.MT nhiệt đới gió mùa : chủ yếu nằm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện chất lượng cuộc sống ở nước ta được nâng cao?
A. Tỉ lệ người lớn biết chữ nâng cao.
B. Cơ cấu sử dụng lao động theo hướng tích cực.
C. Thu nhập bình quân đầu người tăng.
D. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn
Việc tập trung lao động có trình độ cao ở các thành phố lớn gây khó khăn
A. việc bố trí, sắp xếp việc làm.
B. phát triển các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao.
C. thiếu lao động có trình độ ở miền núi và trung du.
D. thiếu lao động chân tay cho các ngành cần nhiều lao động.
Gợi ý làm bài
a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:
- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.
- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.
b) Ở nước ta hiện nay
- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như: tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người lao động.
Tham khảo
1.
- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.
+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn
+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh
- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:
+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .
+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .
+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề . . .
- Có sự phân bố chênh lệch.
Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông
+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.
+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:
- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:
- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
4. Đặc điểm nguồn lao động:
- Mặt tích cực:
+ Mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người lao động
+ Có kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư và thủ công nghiệp
+ Tiếp thu KH-KT nhanh
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao
- Mặt tiêu cực:
+ Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ, năm 2003 số lao động được đào tạo chiếm 21,2%
+ Nguồn lao động phân bố bất hợp lí:
~ Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở nông thôn, chiếm 75,8% vào năm 2003, chủ yếu là lao động thủ công
~ Lao động đô thị chỉ chiếm 24,2% năm 2003, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
+ Chủ yếu là lao động thủ công, trình độ, năng suất lao động kém
+ Ý thức tổ chức, kỉ luật lao động còn hạn chế
what