Nêu HẠN CHẾ của CMTS( Hà Lan, Anh, Pháp, Mĩ, Duy tân Minh Trị & Tân Hợi)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk
Giống:
- Đều là cuộc cách mạng tư sản
- Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Hạn chế:Sau cách mạng nhân dân ko dc đáp ứng quyền lợi gì và chưa đáp ứng dc nhu cầu của họ
- Đều là những cường quốc chuyển từ chế độ tư bản sang đế quốc
Khác:
Cách mạng Anh:
+ Do giai cấp tư sản liên kết vs quý tộc lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh
+ Đây là cuộc cách mạng ko triệt để vì vẫn còn ngôi vua
Cách mạng Pháp:
+ Đây là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến
+ Hạn chế: Không hoàn toàn xóa bỏ bóc lột Phong kiến
- Cách mạng Mĩ:
+ Đây là cuộc cách mạng tư sản lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
+ Sau cách mạng, vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng. Phụ nữ ko có quyền bỏ phiếu, người da đen và idian ko có quyền chính trị
Cách mạng Hà lan:Tự ghi nhé
***) Hoặc trả lời là:
* Giống:
- Đều là các cuộc Cách mạng tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
- Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân
- Tất cả đều giành được thắng lợi, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới
* Khác
* Nhiệm vụ
- Hà Lan :Chống chế độ phong kiến Tây Ban Nha -> mở đường CNTB phát triển
- Anh: Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế
- Bắc mĩ lần 1 : Lật đổ nền thống trị thực dân Anh
- Pháp: xoá bỏ chế độ chuyên chế
* Hình thức:
- Hà Lan: Cách mạng giải phóng dân tộc
- Anh: nội chiến
- Bắc mĩ: giải phóng dân tộc, giành độc lập thuộc địa
- Pháp: Nội chiến - Chiến tranh vệ quốc
* Lãnh đạo:
- Hà Lan: Tư sản
- Anh: liên minh tư sản và quý tộc mới
- Bắc Mĩ: tư sản và chủ nô
- Pháp: Tư Sản ( đại, vừa, nhỏ )
* Động lực:
- Hà Lan: quần chúng nhân dân
- Anh: nhân dân
- Bắc mĩ: Nhân dân + 1 số nô lệ
- Pháp: quần chúng nhân dân nhiều giai cấp
* Kết quả
- Hà Lan: Thành lập nước CH Hà Lan
- Anh : thiết lập quân chủ lập hiến
- BM: hợp chủng quốc Hoà kì ra đời
- Pháp: THiết lập nền dân chủ Gia cobanh, thời kì thoát trào tái lập nền quân chủ
* Ý nghĩa:
- Hà Lan: là cuộc CMTS đầu tiên, mở ra thời đại mới bùng nổ các cuộc CMTS, nhưng với sự thành công cũng đem lại nhiều hạn chế, Hà Lan trở nên hùng mạnh và lại tiếp tục chính sách xâm lược
- Anh: Mở ra thời kỳ quá độ từ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa
- Bắc Mĩ: thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến châu âu và phong trào giành độc lập ở Mĩlanh
- Pháp: là Cuộc CMTS triệt để nhất, mở ra thời đại thắng lợi, củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới
Câu 1:
- CMTS là cuộc CM lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- CMTS: Anh, Pháp, Hà Lan, 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Tham khảo:
Câu 2:
* Giống:
- Đều là các cuộc Cách mạng tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
- Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân
- Tất cả đều giành được thắng lợi, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới
* Khác
* Nhiệm vụ
- Hà Lan :Chống chế độ phong kiến Tây Ban Nha -> mở đường CNTB phát triển
- Anh: Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế
- Bắc mĩ lần 1 : Lật đổ nền thống trị thực dân Anh
- Pháp: xoá bỏ chế độ chuyên chế
* Hình thức:
- Hà Lan: Cách mạng giải phóng dân tộc
- Anh: nội chiến
- Bắc mĩ: giải phóng dân tộc, giành độc lập thuộc địa
- Pháp: Nội chiến - Chiến tranh vệ quốc
* Lãnh đạo:
- Hà Lan: Tư sản
- Anh: liên minh tư sản và quý tộc mới
- Bắc Mĩ: tư sản và chủ nô
- Pháp: Tư Sản ( đại, vừa, nhỏ )
* Động lực:
- Hà Lan: quần chúng nhân dân
- Anh: nhân dân
- Bắc mĩ: Nhân dân + 1 số nô lệ
- Pháp: quần chúng nhân dân nhiều giai cấp
* Kết quả
- Hà Lan: Thành lập nước CH Hà Lan
- Anh : thiết lập quân chủ lập hiến
- BM: hợp chủng quốc Hoà kì ra đời
- Pháp: THiết lập nền dân chủ Gia cobanh, thời kì thoát trào tái lập nền quân chủ
* Ý nghĩa:
- Hà Lan: là cuộc CMTS đầu tiên, mở ra thời đại mới bùng nổ các cuộc CMTS, nhưng với sự thành công cũng đem lại nhiều hạn chế, Hà Lan trở nên hùng mạnh và lại tiếp tục chính sách xâm lược
- Anh: Mở ra thời kỳ quá độ từ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa
- Bắc Mĩ: thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến châu âu và phong trào giành độc lập ở Mĩlanh
- Pháp: là Cuộc CMTS triệt để nhất, mở ra thời đại thắng lợi, củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.
- Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân
1. Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.
Tham khảo:
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:
* Về kinh tế: Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh:
- Trên cơ sở nền sản xuất công trường thủ công, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường,… có thuê mướn nhân công.
- Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.
- Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò to lớn.
* Về xã hội:
- Hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô sản.
+ Giai cấp tư sản: có thế lực về kinh tế, nhưng không có quyền lực về chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
+ Giai cấp vô sản: bị áp bức, bóc lột nặng nề.
- Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt.
Câu 2:
* Diễn biến:
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.
- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).
- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan.
* Kết quả:
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 3:
* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:
- Nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ... ra đời, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.
- Những phát minh mới về kĩ thật, về các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh.
- Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới.
* Hệ quả:
- Xuất hiện những giai cấp mới, những mâu thuẫn mới trong xã hội - mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế, bên cạnh những mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ, quý tộc dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 4:
* Diễn biến:
- Tháng 8-1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.
- Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.
- Tháng 1-1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599-1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.
- Năm 1653, nền độc tài quân sự được thiết lập. Bước thụt lùi của cách mạng.
- Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
* Hạn chế:
Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến, nhân dân không được hưởng thành quả cách mạng.
Câu 5:
* Diễn biến chính:
- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.
- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .
- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.
- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.
- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.
- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Câu 6:
* Ý nghĩa:
- Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh.
- Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.
Câu 7:
Kết quả:+ Tháng 9-1783 ký kết hoà ước Versailles, Anh công nhận nền độc lập cho 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.+ Năm 1787 Mỹ thông qua Hiến pháp, Mỹ là nước cộng hoà liên bang.+ Năm 1789, Oa –sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.Ý nghĩa:+ Giải phóng Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mỹ.+ Cổ vũ tinh thần chống phong kiến ở Châu Âu và phong trào GPDT ở Mỹ latinh.+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển.
Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị.
Về mặt xã hội, Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền bính do các đại danh (daimyo) và võ sĩ Samurai nắm cả. Tuy nhiên vào thời kỳ này tình hình quốc nội đã yên, chiến tranh kết thúc nên địa vị của Samurai đã không còn như trước. Một số phải chuyển sang làm ruộng, làm thợ hay đi buôn. Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị, lại bị đánh thuế nặng nên tạo ra mối xung khắc giữa tầng lớp thương nhân và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Nông dân Nhật thì bị áp lực của cả hai phía, giới quý tộc và thương nhân.
Nền phong kiến Nhật Bản đúng ra là do vua Nhật (Thiên hoàng) quyết định nhưng trong thực tế thì Mạc phủ Tokugawa thao túng cả từ đầu thế kỷ XVII hơn 200 năm. Phe bảo hoàng tôn quân lấy điều đó làm bất bình nên khơi ra phong trào lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính cho triều đình Thiên hoàng.
Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã làm áp lực, đòi Nhật Bản phải thông thương. Trong khi đó thì Mạc phủ Tokugawa theo đuổi chính sách Toả Quốc, tuyệt đối không chấp nhận cho người phương Tây đặt chân đến Nhật. Trước sự cương quyết của Mạc phủ chính phủ Hoa Kỳ gửi bốn chiến thuyền Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna vào Vịnh Tokyo và trao tối hậu thư đe dọa sẽ nổ súng. Mạc phủ bất đắc dĩ phải ký hiệp ước, chấp nhận các khoản như mở hai cửa biển Shimoda và Hakodate cho tàu thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán. Hơn nữa nếu có tranh chấp giữa kiều dân ngoại quốc và dân Nhật thì phải cho tòa án Hoa Kỳ xét xử. Luật pháp của Nhật không có hiệu lực.
Sau Hoa Kỳ thì chiến thuyền của hải quân Anh, Pháp, và Đức cùng đòi Mạc phủ phải mở cửa thông thương với những nước đó và ký những hiệp ước bất bình đẳng tương tự. Nhật Bản tiếp tục nhượng bộ vì biết rằng thực lực không đủ để chống lại các nước châu Âu. Tuy nhiên dân tình thì không phục, cương quyết đòi phải đánh đuổi bọn Tây dương.
Trước tình hình khủng hoảng từ các phía, Nhật Bản đứng trước hai lựa chọn. Một là giữ nguyên lề lối cổ truyền phong kiến và địa vị của Mạc phủ, nhưng có nguy cơ mất nước vì bị ngoại bang đô hộ. Hai là mở cuộc canh tân toàn diện mong học hỏi và tiếp thu kiến thức của phương Tây mà chuyển mình thành một đất nước hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc phương Tây.]
Việc bị buộc phải mở cửa các hải cảng và chấp nhận thuế nhập khẩu thấp cho các nước phương Tây đã khiến Nhật Bản bị chia rẽ. Phong trào đấu tranh chống Mạc phủ Tokugawa bùng nổ khắp nơi trong thập niên 60 của thế kỷ XIX với sự lãnh đạo của các đại danh vốn trước đây bề ngoài khuất phục Mạc phủ Tokugawa đã lấy cớ Mạc phủ để cho đất nước rơi vào cảnh giống như nhà Thanh lúc đó trước sự lấn lướt của phương Tây, liền nổi dậy chống lại Chinh di Đại tướng quân. Tướng quân (Shogun), phần vì không muốn, phần vì không thể chống lại sự nổi loạn đó, đã nhân nhượng và rốt cục giải thể Mạc phủ. Một số võ sĩ cấp tiến có đầu óc cải cách (phần lớn không có nguồn gốc thế tập) và quý tộc ở triều đình đã nhân cơ hội nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước. Họ nêu khẩu hiệu "Tôn vương, nhương di" (尊王攘夷, sonno joui) nhằm khôi phục lại Đế quyền. Song thực chất họ là những người đứng đầu triều đình, vì Thiên hoàng Mutsuhito lúc ấy chỉ mới 14 tuổi. Với khẩu hiệu nói trên, và với đất đai rộng lớn của Chinh di Đại tướng quân mà họ tiếp quản, triều đình mới đã có được sự ủng hộ của các đại danh nổi loạn và nguồn lực tài chính để thực hiện các cải cách.
Tháng 12 năm 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính quyền mới do Thiên hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Minh Trị (Minh Trị 明治, nghĩa là "sự cai trị sáng suốt") bắt đầu.
Để tận dụng ưu thế trung tâm chính trị của Giang Hộ, triều đình đã đổi tên Giang Hộ thành Đông Kinh (, Tokyo, nghĩa là Thủ đô ở phía Đông) và đưa triều đình về đó.
Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" (fukoku kyohei) nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với bunmei kaika (văn minh khai hóa).
Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc quân phiệt.
Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn. Triều đình còn ra lệnh phế đao, không người dân tự ý mang đao kiếm.
Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu phương Tây) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.
Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lục quân theo mô hình Lục quân Đức, Hải quân theo mô hình Hải quân Anh, các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp, hệ thống hậu cần học hỏi rất nhiều từ Hoa Kỳ. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.
Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách: 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách Giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài trong số 15 Đại học đầu tiên của Nhật. Các giảng viên này được trả lương rất cao - 300 Yên/ tháng so với lương Công chức Nhật thời bấy giờ là 30 Yên/tháng và hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình, truyền bá các kinh nghiệm của bản thân. Giảng Viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các Giáo sư nước ngoài này. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.
Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.
¿ ¿ ¿