Các bạn ơi vào giúp mình đề văn nhé : Bạn Trần Thị Hà Mi , Hoàng Minh Nguyệt , Thảo Phương , Băng Băng 2k6 và Cô Thu Hương cùng với tất cả các bạn khcs vào giúp mình với a !!!
Hình ảnh bên dưới ạ !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong hai văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi người mẹ đều có tấm lòng yêu thương con.Văn bản Cổng trường mở ra nói về người mẹ lo lắng cho con không biết con cảm thấy gì trước ngày khai trường.Mẹ lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ muốn dịu dàng từ từ ghi vào lòng con cảm giác đó để khi con lớn con nhớ lại cảm giác tuyệt vời ấy.
Chúc bạn thi tốt!
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Câu văn cuối này tác giả muốn gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.
Chúc bạn học tốt!
Cắt soặt hông trả lời nữa bạn không nhắc đến mình >:33
Tham khảo:
Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không?
Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nôổilên thật giống với những dải lụa. ngoài ra, bạn bàn của tơớcòn đợc đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn góc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên.
Không những thế, bàn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhậm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữalà nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy baànlà tớ lại muốn ngồi học luôn. không chiỉcó bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học mọt cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vờng và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!
Trải qua đã năm rồi, bàn và ghế – ngời bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.
Chúc bạn học tốt!
Trong ngôi nhà thân yêu của mình, nơi thân thuộc nhất với mỗi bạn học sinh chắc có lẽ chính là góc học tập. Góc học tập của em rất đẹp và thỏa mái nhờ chiếc bàn học được đặt cạnh cửa sổ mà bố đã sắm cho em từ ngày em bước vào lớp một. Chiếc bàn đã đồng hành cùng em qua bao năm tháng học trò.
Chiếc bàn học của em mới xinh xắn làm sao! Chiếc bàn được đóng bằng gỗ xoan. Những bác thợ mộc đã khéo léo bào cho bàn láng mịn và phủ một lớp sơn xanh da trời mát dịu. Vì chiếc bàn gắn liền với giá sách nên trông nó khác cồng kềnh và to lớn so với chiếc bàn bình thường.
Mặt bàn hình chữ chữ nhật, rộng khoảng một mét vuông, phẳng phiu, nhẵn bóng để em ngồi viết, ngồi đọc. Mặt bàn in hình một thảm cỏ xanh, chậu hoa cúc trắng nhụy xanh nho nhỏ xếp nối tiếp nhau. Những chú bướm trắng bay lượn trên khóm cúc. Phía trên là bầu trời với nhiều vệt sáng óng ánh của những giọt sương mai và những nốt nhạc biết nhảy múa giữa không trung. Nối liền với mặt bàn là giá sách ba ngăn. Ngăn trên cùng em đặt những quyển truyện tranh, truyện cổ tích và những cuốn sổ nhỏ. Ngăn giữa chia đôi, một bên em đặt chú lợn đất Pi, một ngăn em để một khung ảnh gia đình. Ngăn dưới em để sách giáo khoa và vở viết. Hằng ngày, em đều sắp xếp rất cẩn thận để giá sách của mình lúc nào cũng gọn gang ngăn nắp. Em còn dán thời khóa biểu của mình lên giá sách để việc chuẩn bị học tập của mình được thuận lợi hơn. Một phần rất quan trọng của bàn học chính là chân đỡ phía dưới. Chiếc bàn không có bốn chân như chiếc bàn ở lớp học mà chân đỡ của nó là ba tấm gỗ kéo từ mặt bàn xuống. Ở phía em ngồi không có chân đỡ, chỉ có một chiếc ngăn kéo. Em đựng lọ mực, hộp bút chì màu và những đồ dùng học tập khác ở đó. Đi liền với cái bàn là một chiếc ghế tựa cùng màu. Sau mỗi giờ ăn tối hay cuối tuần, em thường ngồi vào bàn để học bài. Vì bàn học nằm ngay cạnh cửa sổ nên vào những ngày nắng nóng, gió luôn nhẹ nhàng đem tới sự mát lành.
Thời gian qua đi, sự gắn bó giữa em và chiếc bàn ngày càng khăng khít, thân thuộc. Ở góc học tập này, em đã học được bao bài học bổ ích, lí thú để chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày tương lai.
{__Shinobu Kocho__}bn ko nhìn chỗ cùng với tất cả các bn khác vào giúp mình với a!!! kia à
Tham khảo dàn ý:
1- Mở bài:
– Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.
– Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
– Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
2- Thân bài:
– Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
– Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
– Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
– Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…
– Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
– Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
– Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.
– Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
– Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.
3- Kết bài:
– Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
– Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Mở bài:
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.
Thân bài:
_ Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;
+ Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung như con người.
+ Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Bác đá điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối
Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng
_ Tâm trạng của nhà thơ
+ Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ta hai nét tâm trạng của tác giả
+ Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
Kết bài:
Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
gọi (d) y=x
Thay x=1=>y=1=> (1;1)
Thay x=2=>y=2=> (2;2)
gọi (d1) y=-2x
Thay x=-1=> y=2=> (-1;2)
Thay x=1=>y=-2=> (1;-2)