K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2019

Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê, cũng là người giỏi văn chương. Mẹ là bà Trân Thị Tân người con gái xứ Kinh Bắc. Anh khác mẹ (con bà chính) Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Nguyễn Du sống ở thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự kì khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thông trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê – Trịnh- Nguyễn) chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Những yếu tố này tác động nhiều tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du. Ông sớm lâm vào cảnh mồ côi (9 tuổi cha mất, 12 tuổi mẹ mất), phải sống phiêu bạt nhiều năm, nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc lại vào quê nội Hà Tĩnh, có giai đoạn về quê vợ ở Thái Bình. Những biến động lịch sử và cuộc đời đó đã tác động nhiều đến tâm hồn và tư tưởng của Nguyễn Du. Bởi thế ông cũng có nhiều tâm trạng: trung thành với nhà Lê, chống quân Tây sơn, sau này làm quan triều Nguyễn nhưng lại rụt rè, u uất. Có thể nói cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, đời từng trải, vôn sông phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong năm người giỏi nhất nước Nam lúc bấy giờ. Ông còn là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với nhũng đau khổ của nhân dânệ Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời. nhữne số phận éo le, oan trái, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

15 tháng 3 2017

Gạch ý thôi bạn nhé!:

- Tình cảm chú bé dành cho mẹ bao la dạt dào
- Cảm xúc nhớ nhung, thân quen dạt dào!
- Miêu tả: Đến bấy giờ..... gò má.
- Biểu cảm: Hay tại.... sung túc!

. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nội dung đoạn trích.“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm...
Đọc tiếp

. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nội dung đoạn trích.

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.” 

 

0
Đọc đoạn văn sau đây:Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau đây:

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vào vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ […]

(A. Đô-đê)

Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.

1
26 tháng 1 2019

Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha- men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…

Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân có viết về nhân vật ông Hai như sau: […] Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân có viết về nhân vật ông Hai như sau: […] Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả cơ mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào cam tâm làm điều nhục nhã ấy! Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! [...] Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ đến tình yêu nước trong một tác phẩm văn học hoặc trong thực tế đời sống để thấy được tình yêu nước luôn sâu sắc trong lòng người Việt Nam.

0
Mình tên là Trưởng, hôm nay mình sẽ kể những câu chuyện của ông mình kể cho mình lúc còn sống, lần đầu tiên viết truyện có gì sai sót xin các bạn bỏ qua, truyện có thật 100%.Truyện thứ nhất:Ông cụ mình tức là ba của ông ngoại mình, ông mình sinh ra giữa thời kì chiến tranh vao năm 1926, ông ở chung nhà với bác Ba bác Tư và bác Sáu.Đến một buổi chiều định mệnh thì 3 bác rủ nhau ra xã...
Đọc tiếp

Mình tên là Trưởng, hôm nay mình sẽ kể những câu chuyện của ông mình kể cho mình lúc còn sống, lần đầu tiên viết truyện có gì sai sót xin các bạn bỏ qua, truyện có thật 100%.Truyện thứ nhất:Ông cụ mình tức là ba của ông ngoại mình, ông mình sinh ra giữa thời kì chiến tranh vao năm 1926, ông ở chung nhà với bác Ba bác Tư và bác Sáu.

Đến một buổi chiều định mệnh thì 3 bác rủ nhau ra xã nhậu chung với bạn đến 11h đêm mới về, lúc đó đường về nhà toàn là ruộng va khi đến một lùm cây thì bác Ba vội kéo bác Tư và bác Sáu núp xuốn và khẽ chỉ 2 bác nhìn ra ngoài ruộng, đó là một con quỷ có thân hình nhỏ bé của một đứa trẻ 4 tuổi gầy gò đang cầm cây lồng đèn đang lướt đi trên ngọn lúa. Mấy bác không dám la lên vì sợ nó bắt hồn. Chừng 10 giây sau con quỷ biến mất 3 ông vội chạy về nhà, thấy 3 ông hớt hãi bà cụ mình bèn hỏi thì 3 ông kể lại sự việc vừa chứng kiến, lúc đó cũng có ông cụ mình, bà cố mình không tin là có ma nên cứ nghĩ 3 ông đi nhậu khuya về nên bị quáng gà thôi.

📷

Đến 1 tháng sau 3 ông lần lượt qua đời mà không biết nguyên do, ông tư trước khi chết mọi người đều thấy ông chỉ tay lên nóc nhà vẽ mặt kinh sợ rồi tắt thở.Truyện thứ 2: vào năm 1976 khi nước Việt Nam vừa dược giải phóng ông mình qua nhà bạn ông cùng vs 2 người bạn nhậu đến 7h tối mới về nhà, đường mình lúc xưa là đường đất và không có xe cộ tấp nập như bây giờ, khi 3 ông đi bộ gần đến cây cầu nhà ngoại mình thì bác Rác bạn của ông thấy có một bà lão chống gậy đi ngược chiều lại, bác không hiểu sao đêm hôm khuya khoắt như thế này lại có 1 bà lão đi giữa đồng không mong quạnh như vậy, lúc đó trời tối nên bác không nhìn rõ mặt bà .

Thấy ông mình và bạn ông đi giữa đường nên bác R kêu 2 ông nép qua đường để bà lão đi qua. Ông mình và bạn ông hoản hồn không hiểu sao ông R lại làm như vậy va bản thân ông chả thấy ai đi ngược chiều mình cả. Về tới nhà ông R vẫn một mực nói là ông đã nhìn thấy một bà lão. Sáng hôm sau ông mình nghe vợ ông R la thất thanh. Khi chạy qua thì ông đã thấy ông R nằm tắt thở trên giường từ lâu. ông mình rất đau lòng khi kể cho mình nghe mắt ông vẫn còn đọng lại nước mắt khi mất một người bạn.

Truyện thứ 3: Những truyện ma cuối đời của ông Cụ mình. Vào năm 2002 vợ ông mất nên ông theo con Út mình lên vùng ngoại ô thành phố đễ dễ bề chăm sóc. Nói là thành phố nhưng nơi đây không tấp nập như vùng nội thành, những bãi đất trống nơi đây người ta dùng để trồng lúa. Khoảng năm 2012 khi mình lên thăm ông thì bây giờ ông đã rất già rồi.

Tối hôm đó ông ngủ quên đóng cửa phòng đến 11h đêm ông giật mình tỉnh dậy ông thấy một con ma mặt nó bự như cái mâm đang đứng ngoài cửa nhìn ông, ông bình tĩnh lấy chuỗi hạt nhắm mắt lại niệm kinh thì ông quên ngủ thíp đi tới sáng. Lần cuối cùng ông ngủ đã đóng cửa phòng rất kĩ rồi đến 11h đêm nghe gõ cửa ông cứ tưởng con Út mình kêu có việc gì nên ông ra mở cửa. Ông giật mình thấy con ma mặt mâm lúc xưa đang chằm chằm nhìn ông. Ông bình tĩnh đóng cửa lại vô phòng nằm ngủ như không có chuyện gì.

Sáng ra ăn sáng ông kể cho con Út ông nghe:”Tối tao thấy con ma nào mặt bự lắm gõ cửa phòng tao mậy ơi” ăn xong ông thấy mệt vô phòng nằm thì ông đã ra đi mãi mãi. Truyện có thật 100% nha không hay xin các bạn đừng gạch đá tội nghiệp mình.

0