Thuyết minh về ấm siêu tốc
MK ĐANG CẦN GẤP !!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:v
Ấm nước hay ấm đun nước hoặc siêu đun nước là một thiết bị gia đình có kích thước nhỏ, dùng để đun nước. Việc đun sôi nước trong ấm có thể được thực hiện bằng một bếp lò hay bằng chính thiết bị nung nóng sử dụng điện tích hợp sẵn trong ấm nước.Ấm đun nước có lẽ là một trong những dụng cụ nấu ăn cổ xưa nhất của con người. Vật liệu thông dụng để chế tạo ấm đun nước có thể là sắt rèn hay thép cán.Ấm nước đun bằng bếp thường có dạng hình bình, vò, làm bằng kim loại, được đặt trên bếp lửa hay bếp điện, sức nóng từ bếp sẽ tác động lên đáy bình để dần dần đun nóng toàn bộ khối nước theo hiện tượng đối lưu. Ấm đun thường có tay cầm,vung và vòi. Đôi khi ấm cũng được trang bị thêm một chiếc còi hơi để báo hiệu thời điểm nước đã sôi.Ấm điện thường được chế tạo từ các loại chất dẻo hoặc thép thật bền, có tay cầm cách nhiệt bằng nhựa và chạy bằngnguồn điện thương dụng (mains electricity). Các thiết kế hiện đại của ấm điện cho phép ấm có khả năng tự tắt khi nước đã được đun sôi hoàn toàn, điều này giúp ấm và thiết bị nung nóng không bị hư hỏng do đun quá lâu.
PTĐT- Sau khi ngăn đập, hồ Thượng Long hay còn gọi (hồ Ly) trở thành một trong 10 hồ có trữ lượng nước lớn nhất tỉnh, hồ có khả năng tưới cho trên 500ha lúa và cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân ở xã Thượng Long, Nga Hoàng, Hưng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh và thị trấn Yên Lập. Đập ngăn nước đã tạo nên một hồ nước xanh như viên ngọc giữa núi rừng.
Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà gáy trong không gian yên tĩnh đánh thức chúng tôi dậy với cái se lạnh đầu đông. Thượng Long, một xã của huyện Yên Lập vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của cảnh vật và bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao, người Mường bản địa.
Vượt dốc Đá Thờ mời anh đến quê em
Yên Lập đây, núi rừng xanh ngút ngát
Khe Cháu, Khỉ Dòm… ẩn ào con thác
Tiếng của đại ngàn ca hát đã ngàn năm.
Đập Thượng Long, hồ Ly trong đêm trăng
Quê hương em đẹp bồng bềnh hư ảo
Xúng xính Mường, Dao khoe sắc màu váy áo
Điệu múa sênh tiền bao du khách nao nao
Hồ Ly được tạo từ hai khe nước là khe Ly và khe Chanh. Người dân địa phương đã lấy tên khe Ly đặt tên gọi cho hồ. Hồ Ly có vẻ đẹp non nước hữu tình mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nơi đây với cảnh đẹp yên bình thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp hình và trải nghiệm thú vị khi khám phá văn hóa dệt thổ cẩm, thưởng thức những đặc sản của bà con dân tộc người Dao, Mường tại địa phương. Buổi chiều hôm trước chúng tôi đến đây khi mặt trời chuẩn bị khuất núi. Đứng trên mặt đập, ngắm nhìn cây cầu treo dài 117m rộng 2m như một sợi tơ chùng vắt qua mặt hồ xanh thẳm, mùi quế thơm ngào ngạt từ những chồng cành quế khô trên những chiếc thuyền máy đang được người dân vác chất lên xe tải bán cho cơ sở sản xuất tinh dầu quế. Men theo bờ đập lên cầu, có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp hiền hòa của mặt hồ phẳng lặng. Một bác nông dân đang dong đàn trâu thong thả qua cầu sau một ngày lên nương. Cuộc sống về chiều nơi đây diễn ra bình dị đến vậy, là chốn an yên, bình lặng sau cái xô bồ, nhộn nhịp của nơi phố xá đông đúc. Tất cả những điều đó, đều làm chúng tôi và bất cứ ai lưu luyến khi tới với hồ Ly. Tạm gác lại những suy nghĩ miên man, dạo một vòng quanh hồ, chúng tôi bắt gặp những đứa trẻ đi lấy củi trở về, trên tay cầm một vài cành lá quế tươi, những nụ cười hồn nhiên trên gương mặt ngây thơ của chúng gợi lại ký ức tuổi thơ không dễ gì có được.
Bước xuống thuyền du ngoạn lòng hồ mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp tiềm ẩn của hồ Ly. Nơi đây được tạo hóa ban tặng, cùng với những nét sơ khai, chưa có sự can thiệp nhiều của con người như vẽ lên một bức tranh thủy mặc sống động. Xung quanh hồ là những cánh rừng keo, quế bạt ngàn, hun hút của đồng bào dân tộc Dao và Mường kết hợp với màu xanh trong vắt của nước hồ khiến bất cứ ai cũng có cảm giác như được hòa mình vào thiên nhiên mà tức cảnh sinh tình. Phóng tầm mắt ra xa, có thể thấy những dãy núi ẩn hiện sau làn mây mờ. Thuyền chúng tôi rẽ qua những khe hồ, bắt gặp những người dân bản địa hoặc du khách đang ngồi câu cá. Khung cảnh mới yên bình, thư thái làm sao!. Trong tiết chớm đông, một chiếc thuyền nan nhỏ rẽ nước phía trước thuyền của chúng tôi, người đàn ông bơi thuyền như một lữ khách đang chia đôi trời, nước về hai phía đẹp như một bức tranh mà bất kỳ ai cũng phải trầm trồ. Trên dãy núi, đồi là bạt ngàn rừng quế. Ông Trần Đình Xuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Long chia sẻ: Ngoài vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp, thiên nhiên xung quanh hồ chưa có sự can thiệp của con người, hồ Ly đang được xem là điểm đến đầy tiềm năng của địa phương, đặc biệt vào ngày thứ 7 và chủ nhật đã có rất nhiều lượt khách tới tham quan, chụp hình. Diện tích mặt nước rộng và có nơi độ sâu trên dưới 15m khu vực hồ Ly còn có tiềm năng về thủy sản thích hợp phát triển thành khu du lịch sinh thái của tỉnh.
Nhìn mặt trời dần lùi sau những dãy núi, tôi nhận ra hồ Ly có một gam màu đậm rất cổ kính không phải vì màu của trời chiều. Đó chính là màu từ những cánh rừng quế, đồi keo xanh mướt, hơi nước bốc lên từ mặt hồ, làn khói chiều lan tỏa từ những mái nhà sàn trên các đảo nhỏ trên hồ.
Thuyền quay lại bờ, chúng tôi trở về con đường cũ để chuẩn bị cho buổi giao lưu với đồng bào địa phương. Buổi tối, không khí thật tuyệt vời, người dân trong bản đều đến nhà văn hóa thôn Móc. Mọi người giao lưu vui vẻ, cụng ly rượu ấm và thưởng thức món xôi nếp thơm, cá rán được câu từ hồ... và xem điệu múa dân tộc do bà con tự thể hiện. Sẽ không có ai nỡ từ chối trước sự hiếu khách của người dân nơi đây với những món đặc sản địa phương thơm ngon dân giã. Với tiềm năng khai thác du lịch sinh thái hồ của địa phương. Nếu được đầu tư, xây dựng, khu vực hồ Ly có thể trở thành khu du lịch sinh thái, cùng với du lịch khám phá, trải nghiệm bằng các hoạt động: Bơi thuyền, câu cá, tham quan các bản làng dân tộc Dao, Mường ven hồ. Và những món ăn đặc sắc, cùng với các sản phẩm núi rừng, các mặt hàng thổ cẩm của bà con nơi đây. Những phong tục của người bản địa bao đời đã tạo nên văn hóa đặc sắc là những điều khó quên.
Đến hồ Ly vào mỗi mùa sẽ có những cảm nhận thú vị khác nhau nhưng có một điểm chung là màu xanh của núi đồi phản chiếu mặt nước xanh trong và phẳng lặng, khiến cảnh quan rất dễ mê hoặc những ai nặng lòng với thiên nhiên. Giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp của tỉnh, với cảnh quan trữ tình thơ mộng của mình hồ Ly cũng được xem là điểm đến đầy tiềm năng cho ngành du lịch. Ai đã từng một lần đi thuyền trên hồ, thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên mới có thể cảm nhận được hết về nơi này. Trong khi chưa có các dự án nuôi trồng thủy sản và du lịch nào được triển khai, cảnh quan hồ Ly vẫn là nơi lý tưởng cho những ai ưa thích du lịch sinh thái và thưởng thức không khí yên bình thư thái giữa những cánh rừng quế thơm ngát.
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
Trương Hán Siêu (?-1354), tên tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, là một danh sĩ nổi tiếng đời Trần, kiệt tác văn chương nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài Bạch Đằng giang phú rất được lưu truyền...
Tiểu sử
Trương Hán Siêu quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).
Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Quốc Tuấn, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm. Ông tham dự cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông bổ Hàn lâm học sĩ. Đời Trần Minh Tông giữ chức Hành khiển. Sang đời Trần Hiến Tông năm 1339 làm môn hạ hữu ty lang trung, đến đời Trần Dụ Tông năm 1342 đổi sang tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm tham tri chính sự.
Năm Quý Tỵ 1353, ông lãnh quân Thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế), giữ đất này yên ổn. Tháng 11 năm sau, ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua cho truy tặng hàm thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.
Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này.
Văn học
Trương Hán Siêu có bài Bạch Đằng Giang phú được truyền tụng là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ:
"Giặc tan muôn thủa thái bình,
Tại đâu đất hiểm, bởi mình đức cao".
Trương Hán Siêu cũng soạn Linh tế thập ký (bài ký tháp Linh Tế), Quang nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm). Hai bài đó có đề cao Nho học và phê phán Phật giáo. Ông và Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật. Ông còn là một nhà văn hoá, có tầm nhìn du lịch sớm nhất Việt Nam.
Bài thơ "Dục Thúy Sơn khắc thạch" nói về núi Dục Thúy ở Ninh Bình được khắc bên sườn núi, hãy còn bút tích. Dục Thúy Sơn nghĩa là "núi có hình con chim trả đang tắm gội" - tên này do chính ông đặt cho ngọn núi Non Nước ở quê hương ông.
Dịch nghĩa
Sắc núi vẫn xanh mượt mà,
Người đi chơi sao không về?
Giữa dòng sáng ngời bóng tháp,
Thượng giới mở cánh cửa hang.
Có cách biệt với cuộc đời trôi nổi như ngày nay,
Mới biết rõ cái danh hờ trước kia là không đúng,
Trời đất ở Ngũ-hồ rộng thênh thang,
Hãy tìm lại tảng đá ngồi câu khi trước.
Dịch thơ (Trần Văn Giáp)
Non xanh xanh vẫn như xưa,
Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về!
Sóng in bóng tháp bồ đề,
Mở toang cửa động liền kề chân mây.
Đời lênh đênh trước khác nay,
Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to.
Mênh mông trời đất Năm hồ,
Vòm câu cũ, kíp thăm dò nơi đâu.
Nhóm bài thơ "Vịnh Hoa Cúc" do Nguyễn Tấn Hưng dịch:
Vịnh hoa cúc (I)
Hoa tươi, năm ngoái ngày này,
Ngồi suông với bạn, rượu bày có đâu!
Việc đời thường trái ngược nhau
Bửa nay sẵn rượu, lại sầu không hoa.
Vịnh hoa cúc (II)
Thu nay mưa gió loạn cuồng
Mà sao cúc vẫn đầy vườn trổ bông
Phải chăng trời cũng chiều lòng
Cho loài hoa rét bạn cùng già nua.
Trương Hán Siêu trồng hoa cúc bên núi Dục Thúy Sơn, là hoa Sơn kim cúc (Hoàng Hoa). Ngày ngày ông chăm chút cho từng khóm cúc, nhành hoa:
Vũ dư khai phố di căn chủng
Sương hậu tuần ly trích nhị thu
Mạc đạo u nhân hồn lãn tán
Nhất niên mang sử thị thâm thu.
Mưa tạnh ra vườn tỉa gốc trồng
Sương gieo quanh giậu lượm từng bông
Chớ rằng nhàn ẩn nên lười nhác
Bận rộn khi ngày sắp cuối đông
(Đào Phương Bình dịch thơ)
Có lúc ông nhìn trời gió mưa thêm buồn mà than thở:
Nhất thu đa vũ hựu đa phong
Khởi ý thu hoa thượng mãn tùng
Ưng thị thiên công linh lãnh lạc
Cổ lưu hàn nhị bạn suy ông.
Trời thu lắm gió lại nhiều mưa
Khóm trĩu hoa thu thật chẳng ngờ
Tạo hoá phải chăng thương quạnh vắng
Dành bông hoa lạnh tặng già nua
(Đào Phương Bình dịch thơ).
Khi ở xa, cụ vẫn luôn canh cánh một nỗi nhớ về hoa cúc trên đỉnh núi:
Trùng dương thời tiết kim triêu thị
Cố quốc hoàng hoa khai vị khai?
Khước ức cầm tôn tiền nhật nhã
Kỷ hồi tao thủ phú quy lai.
Sớm nay vừa tiết trùng dương
Chẳng hay quê cũ hoa vàng nở chưa
Rượu đàn chạnh nhớ thú xưa
Vò đầu mấy bận làm thơ "đi, về"
(Huệ Chi dịch thơ).
Có lúc lại thiếu thốn làm ông càng buồn thêm nỗi cô đơn. Khi có hoa lại thiếu rượu. Khi có rượu lại không hoa. Cụ ngắm nhìn hoa cúc mà lại càng thêm sầu:
Khứ niên kim nhật hữu hoa đa
Đối khách sầu vô tửu khả xa
Thế sự tương vi mỗi như thử
Kim triêu hữu tửu khước vô hoa.
Ngày này, năm ấy hoa đương độ
Không rượu ngồi suông khách với ta
Trái ngược việc đời thường vẫn thế
Hôm nay có rượu lại không hoa
Sáng nay, một cơn gió se se lạnh lùa vào phòng gọi em thức dậy. Thì ra hôm nay mùa đông đã về rồi. Em thích mùa đông một phần cũng là bởi em được khoác lên mình chiếc áo đồng phục.
Chiếc áo đã giúp giữ ấm cho em trong suốt cả một mùa đông. Chiếc áo đồng phục mùa đông của em được may bo gấu. Áo có hai màu, thân trên có màu trắng, thân dưới có màu xanh lá cây. Vải áo được làm là vải gió nên mặc vào có cảm giác mềm mại. Em có thể thoải mái vận động khi mặc chiếc áo này.
Chiếc áo này được may khá rộng. Nhưng nhờ vậy vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, em có thể mặc thêm một chiếc áo khoác dầy ở bên trong. Vào những ngày se se như hôm nay thì chỉ cần mặc chiếc áo khoác đồng phục này là đủ ấm rồi. Chiếc áo có hai lớp, lớp bên ngoài là vải gió nên có thể cản được gió. Bên tay trái của áo có in hình phù hiệu trường tiểu học của em. Mỗi lần mặc chiếc áo lên người em lại thấy vô cùng hãnh diện về điều này. Chiếc áo chính là người bạn đồng hành cùng với em trong những ngày mùa đông lạnh giá.
Em rất thích chiếc áo đồng phục mùa đông này. Nhờ có áo mà em sẽ không bao giờ phải lo bị lạnh mỗi khi mùa đông về
Chẳng bao lâu, tôi đã là học sinh lớp bốn. Đây chính là năm học thứ hai tôi học ở ngôi trường mới vừa khang trang, lộng lẫy. Tất cả mọi thứ đều rất mới lạ. Nào thì cấy cối xanh mướt, nào thì bạn bàn học rồi thì chị ghế… Tất cả mọi thứ đều làm cho ngôi trường thêm xanh, sạch hơn, đặc biệt là chiếc áo đồng phục mới. Khi những cơn gió mát mẻ của mùa thu đã nhường chỗ cho những cơn gió hiu hiu lạnh đầu mùa thì đấy cũng là lúc người mẹ thân yêu của tôi mua cho tôi một chiếc áo đồng phục mùa đông vì bạn áo đồng phục cũ đã gắn bó với tôi từ những ngày đâu được bước chân vào ngôi nhà thứ hai của tôi đã chật và ngắn rồi.
Chao ôi, chiếc áo mới tuyệt đẹp làm sao! Màu sắc được hòa quyện với nhau một cách thật tinh tế, hoàn hảo. Nhìn thoáng qua, chiếc áo có hai màu được pha trộn với nhau, đó chính là màu đỏ mận và màu ghi xám. Trước tiên là phần cổ, nó được thiết kế một cách rất công phu và ấm áp với chất liệu bằng len. Chắc hẳn là vì nhà trường rất quan tâm tới sức khỏe của học sinh mỗi ngày đến trường vừa ấm áp,vừa thoải mái lại mềm mại,đáng yêu. Được bao phủ ở ngoài là một màu đỏ mận tươi tắn,tiếp theo là đến một màu xanh lục mạnh mẽ và cuối cùng là một màu ghi xám. Mỗi khi tôi nhìn lại vào chiếc cổ áo, nó gợi cho tôi cảm giác như hình ảnh mẹ đang ôm đứa con của mình vào lòng một cách đầy yêu thương, trìu mến. Trên thân áo được pha bởi hai màu đó là màu đỏ mận và ghi xám hài hòa. Bên ngực trái được đính một chiếc logo vô cùng xinh xắn có in hình biểu tượng Trường tiểu học Chu Văn An. Hai tay áo được may bằng vải rộng rãi, thoải mái khi cử động. Áo rất ấm và mềm mại vì may bằng chất liệu vải ni-lông sẽ cản gió giúp người mặc có thể cảm thấy nhẹ nhưng đầy ấm áp. Chiếc áo này hoạt động tích cực đặc biệt là vào những ngày mùa đông giá rét. Còn khi mùa hè về thì đây cũng là một kì nghỉ hè của chiếc áo. Vì lúc này nó chỉ có việc là nằm ngủ trong tủ quần áo để nạp lại năng lượng phục vụ cho các bạn nhỏ vào một mùa đông tiếp theo.
Chiếc áo này tôi đã mặc được gần bốn tháng và mỗi khi khoác chiếc áo đến trường tôi lại cảm thấy tự hào khi là một học sinh của ngôi trường mang tên người thầy giáo Chu Văn An. Chiếc áo này thật rất có ý nghĩa đối với tôi. Tôi tự nhủ rằng: mình sẽ chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô. Con xin cảm ơn mẹ, cảm ơn thầy cô đã dành mọi sự quan tâm cho chúng con!
Trong hành trình gian nan và vô tận, con người luôn tìm kiếm những hình mẫu có thật trong cuộc sống để tôn vinh và noi theo với mong muốn trở nên hoàn thiện hơn. Một trong những hình mẫu lý tưởng ấy là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là người anh hùng giải phóng dân tộc, và đồng thời là một danh nhân văn hóa thế giới.
Nếu Lê-nin là niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam. Bác đã soi sáng con đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Làm thế nào người con bé nhỏ của xứ Nghệ có thể thực hiện được điều lớn lao ấy? Trước Bác cũng có rất nhiều người đi khắp thế giới, nhưng là đi thám hiểm, đi buôn, đi truyền đạo. Người đi khắp thế giới để cứu dân tộc mình thì chỉ có một. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đi đến đâu, Bác cũng để lại biểu tượng đẹp về lòng yêu nước. Bác lên tàu tìm đường cứu nước khi còn trẻ, nhưng lúc trở về, mái tóc Bác đã điểm bạc. Bác không tiếc cống hiến trọn tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bác đã mang lại cuộc sống ấm no hằng mơ ước cho nhân dân Việt Nam. Tất cả những gì Bác đã làm, từ bé nhỏ đến lớn lao, đều xuất phát từ lòng yêu nước chân thành và mãnh liệt. Chính lòng yêu nước ấy đã tạo nên Bác Hồ, người anh hùng dân tộc của chúng ta ngày hôm nay.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác, quân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược với một niềm tin tưởng tuyệt đối về ngày toàn thắng. Thế nhưng, Bác không chỉ cứng rắn trong hoạt động quân sự mà còn rất lãng mạn trong lĩnh vực văn học. Thơ của Bác không thật nhiều nhưng rất cô đọng và súc tích. Từng câu từng chữ đều thể hiện sự kiên định, niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dù lúc ấy Bác đang trong cảnh ngục tù hay đang sống giữa muôn vàn gian khổ. Một vị danh nhân đã từng nói: “Nói đến văn học Việt Nam thì trước hết cần hiểu về Bác, hiểu con người văn hóa Hồ Chí Minh”. Quả thật như thế, Bác đã hòa trộn tinh hoa văn hóa nhân loại với gốc rễ văn hóa Việt Nam, tạo nên một đặc trưng văn hóa rất riêng ở Bác. Tất cả những điều trên đã thuyết phục UNESCO quyết định trao tặng Bác danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới.
Không chỉ có tài năng, Bác còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời. Biết bao người chiến sĩ cộng sản từng sống và làm việc với Bác thường không khỏi xúc động khi hồi tưởng lại những ký ức ấy. Bác luôn để lại ấn tượng đẹp trong tim mỗi người mà Bác gặp vì vẻ giản dị, mộc mạc vô cùng thuần khiết của Bác. Trong từng lời nói của Bác đều ẩn chứa những luân lý đạo đức nhưng không khô khan mà nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ dàng đi vào lòng người. Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc như mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân. Bác không có dinh thự như bao vua chúa khác mà ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ để có thể hòa mình với thiên nhiên. Tư trang của Bác cũng ít ỏi, chỉ là hai bộ quần áo Bác thường mặc với vài kỷ vật sau những chuyến bôn ba nước ngoài. Là một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng Bác lại bình dị và mộc mạc thế đấy. Mỗi mẩu chuyện về Bác là một bài học đạo đức nhẹ nhàng, thấm thía.
Ngày nay, thế hệ trẻ luôn được khuyến khích làm việc và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc sống của những người trẻ tuổi như học sinh chúng em. “Học tập tốt, lao động tốt”, “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”, là những lời dạy mà chúng em không thể nào quên được. Càng được học, càng tìm hiểu về Bác Hồ, em thấy càng tự hào vì nước Việt Nam của chúng ta nhỏ bé nhưng lại sinh ra những danh nhân không hề bé nhỏ.
Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, là người con anh hùng của đất nước Việt Nam, đồng thời là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác là ánh sáng của lý tưởng và niềm tin trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bác đã đi xa nhưng sao dường như vẫn đang dõi theo từng bước tiến của dân tộc. Ai hiến dâng đời mình cho nhân dân, cho loài người thì người ấy trở thành bất tử. Và Bác Hồ của chúng ta sẽ sống mãi cùng non sông đất nước.
https://download.vn/thuyet-minh-ve-chu-h-ho-chi-minh-43240
ThamKhảo Nhé !!!!!
Ấm nước hay ấm đun nước hoặc siêu đun nước là một thiết bị gia đình có kích thước nhỏ, dùng để đun nước. Việc đun sôi nước trong ấm có thể được thực hiện bằng một bếp lò hay bằng chính thiết bị nung nóng sử dụng điện tích hợp sẵn trong ấm nước.Ấm đun nước có lẽ là một trong những dụng cụ nấu ăn cổ xưa nhất của con người. Vật liệu thông dụng để chế tạo ấm đun nước có thể là sắt rèn hay thép cán.Ấm nước đun bằng bếp thường có dạng hình bình, vò, làm bằng kim loại, được đặt trên bếp lửa hay bếp điện, sức nóng từ bếp sẽ tác động lên đáy bình để dần dần đun nóng toàn bộ khối nước theo hiện tượng đối lưu. Ấm đun thường có tay cầm,vung và vòi. Đôi khi ấm cũng được trang bị thêm một chiếc còi hơi để báo hiệu thời điểm nước đã sôi.Ấm điện thường được chế tạo từ các loại chất dẻo hoặc thép thật bền, có tay cầm cách nhiệt bằng nhựa và chạy bằngnguồn điện thương dụng (mains electricity). Các thiết kế hiện đại của ấm điện cho phép ấm có khả năng tự tắt khi nước đã được đun sôi hoàn toàn, điều này giúp ấm và thiết bị nung nóng không bị hư hỏng do đun quá lâu.