K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

Bạn có bao giờ bất ngờ nhận được một tấm thiệp cám ơn không? Nếu có, chắc hẳn bạn cảm thấy ấm lòng. Dù sao đi nữa, cảm giác muốn người khác biết ơn và quý trọng mình là điều tự nhiên.—Ma-thi-ơ 25:19-23.

Bày tỏ lòng biết ơn thường giúp cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên gần gũi hơn. Ngoài ra, khi bày tỏ lòng biết ơn, một người đang noi theo gương của Chúa Giê-su, đấng luôn để ý đến công việc tốt lành của người khác.—Mác 14:3-9; Lu-ca 21:1-4.

Điều đáng tiếc là càng ngày người ta càng ít bày tỏ lòng biết ơn, dù là nói hoặc viết. Kinh Thánh cảnh báo rằng trong “ngày sau-rốt”, người ta sẽ “bội-bạc” (2 Ti-mô-thê 3:1, 2). Nếu không cảnh giác, khuynh hướng thiếu biết ơn hiện đang lan tràn trên thế giới có thể khiến chúng ta không còn hành động để thể hiện lòng biết ơn của mình.

Cha mẹ có thể dạy con cái bày tỏ lòng biết ơn qua những cách thực tiễn nào? Chúng ta nên bày tỏ lòng biết ơn với ai? Và tại sao chúng ta nên tỏ lòng biết ơn, ngay dù những người xung quanh không làm thế?

Trong gia đình

Các bậc cha mẹ làm việc khó nhọc để chăm lo cho con cái. Dù vậy, thỉnh thoảng họ thấy những nỗ lực của mình không được quý trọng. Họ có thể làm gì để thay đổi tình trạng này? Có ba yếu tố cần thiết.

(1) Làm gương. Giống như hầu hết các khía cạnh khác của việc dạy dỗ con cái, gương mẫu là cách hữu hiệu. Kinh Thánh nói về một người mẹ siêng năng làm việc ở nước Y-sơ-ra-ên xưa như sau: ‘Con cái nàng chúc nàng được phước’. Nhờ đâu những người con này học được cách bày tỏ lòng biết ơn? Phần sau của câu Kinh Thánh này cung cấp một mấu chốt, đó là: ‘Chồng nàng cũng khen-ngợi nàng’ (Châm-ngôn 31:28). Khi cha mẹ bày tỏ lòng biết ơn với nhau, con cái sẽ thấy rằng những lời nói ấy mang lại niềm vui cho người nghe, củng cố mối quan hệ gia đình và là biểu hiện của người trưởng thành.

Một người cha tên là Stephen kể lại: “Tôi cố gắng nêu gương cho các con bằng cách cám ơn vợ tôi vì đã nấu bữa tối”. Kết quả là gì? Anh cho biết: “Hai con gái của tôi để ý những gì tôi làm và điều đó giúp chúng nhận thấy rằng chúng cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn”. Nếu đã kết hôn, bạn có thường cám ơn người hôn phối vì đã làm những công việc nhà bình thường không? Bạn có cám ơn con cái ngay cả khi chúng làm những điều phải làm không?

(2) Huấn luyện. Cảm xúc biết ơn có thể được ví như những bông hoa. Chúng cần được vun trồng mới sanh kết quả tốt nhất. Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con cáicủa họ vun trồng và bày tỏ lòng biết ơn? Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn đã nhấn mạnh một nhân tố thiết yếu qua những lời sau: “Lòng người công-bình suy-nghĩ lời phải đáp”.—Châm-ngôn 15:28.

Hỡi các bậc cha mẹ, các bạn có thể huấn luyện con cái mình, giúp chúng nghĩ đến nỗ lực và lòng rộng rãi của người tặng ẩn chứa trong món quà mà chúng nhận được không? Việc ngẫm nghĩ như thế giống như “mảnh đất” để phát triển lòng biết ơn. Chị Maria, người đã nuôi dạy ba đứa con, cho biết: “Cần trò chuyện và giải thích cho con biết ý nghĩa của một món quà—đó là người tặng đã nghĩ đến các con và muốn cho thấy họ quan tâm đến chúng như thế nào. Dù phải dành nhiều thời gian để làm thế nhưng tôi cảm thấy những nỗ lực ấy thật đáng công”. Những cuộc trò chuyện như vậy giúp con trẻ không chỉ biết nên nói gì khi bày tỏ lòng biết ơn mà còn biết tại saonên làm thế.

Các bậc cha mẹ khôn ngoan giúp con tránh suy nghĩ rằng chúng hiển nhiên phải được nhận mọi điều tốt lành.* Trong Kinh Thánh, lời cảnh báo về cách đối xử với những người đầy tớ ghi nơi Châm-ngôn 29:21 cũng được áp dụng cho con cái: “Nếu cưng chiều kẻ nô lệ ngay từ thuở nhỏ, cuối cùng nó sẽ trở nên bạc nghĩa” (Nguyễn Thế Thuấn).

Làm sao cha mẹ có thể giúp con nhỏ của mình bày tỏ lòng biết ơn? Chị Linda có ba con nói: “Khi viết thiệp cám ơn, chồng tôi và tôi khuyến khích các con góp phần bằng cách ký tên lên thiệp hoặc vẽ một hình đính kèm”. Thật vậy, dù những hình ảnh ấy có thể đơn giản và chữ ký thì nguệch ngoạc, nhưng bài học mà con trẻ nhận được qua hành động ấy rất sâu sắc.

(3) Kiên nhẫn. Tất cả chúng ta bẩm sinh đều có khuynh hướng ích kỷ, và nó có thể ngăn cản chúng ta bày tỏ lòng biết ơn (Sáng-thế Ký 8:21; Ma-thi-ơ 15:19). Nhưng Kinh Thánh khuyến khích những người thờ phượng Đức Chúa Trời “phải làm nên mới trong tâm-chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời”.—Ê-phê-sô 4:23, 24.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có kinh nghiệm hiểu rằng giúp con cái “mặc lấy người mới” không phải là điều dễ làm. Anh Stephen được đề cập ở trên cho biết: “Phải mất nhiều thời gian để dạy con cái biết nói cám ơn mà không đợi nhắc nhở”. Nhưng vợ chồng anh Stephen đã không bỏ cuộc. Anh nói tiếp: “Nhờ tiếp tục kiên nhẫn dạy dỗ, chúng tôi đã giúp hai con của mình hiểu được điều đó. Giờ đây, chúng tôi rất hãnh diện về cách các con mình tỏ lòng biết ơn với người khác”.

Với bạn bè và người xung quanh

Khi không nói lời cám ơn, có thể chúng ta chỉ quên chứ không phải là không biết ơn. Thể hiện lòng biết ơn có thật sự quan trọng không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem một sự kiện liên quan đến Chúa Giê-su và những người bị phung cùi.

Trên đường đi đến thành Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su gặp mười người bị phung cùi. Kinh Thánh kể lại: “[Họ] lên tiếng rằng: Lạy Jêsus, lạy Thầy, xin thương-xót chúng tôi cùng! Khi Ngài thấy họ, liền phán rằng: Hãy đi, tỏ mình cùng thầy tế-lễ. Họ đương đi thì phung lành hết thảy. Có một người trong bọn họ thấy mình đã được sạch, bèn trở lại, lớn tiếng khen-ngợi Đức Chúa Trời; lại đến sấp mặt xuống đất, nơi chân Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài. Vả, người đó là người Sa-ma-ri”.—Lu-ca 17:11-16.

Chúa Giê-su có để ý đến việc những người khác không tỏ lòng biết ơn không? Lời tường thuật cho biết: “Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán rằng: Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại-quốc nầy trở lại ngợi-khen Đức Chúa Trời ư!”.—Lu-ca 17:17, 18.

Chín người bị phung khác không phải là người ác. Trước đó, họ đã công khai bày tỏ đức tin nơi Chúa Giê-su và sẵn sàng vâng theo chỉ dẫn của ngài, đó là đi đến Giê-ru-sa-lem để gặp các thầy tế lễ. Tuy nhiên, dù chắc chắn rất biết ơn Chúa Giê-su về hành động tốt lành của ngài, họ đã không bày tỏ lòng biết ơn ấy. Họ đã làm Chúa Giê-su thất vọng. Còn chúng ta thì sao? Khi có ai đối xử tốt với mình, chúng ta có nhanh chóng nói cám ơn và khi thích hợp có thể viết vài lời cám ơn họ không?

Kinh Thánh nói rằng “tình yêu không khiếm nhã, không vị kỷ” (1 Cô-rinh-tô 13:5, Bản Diễn Ý). Vì thế, chân thành bày tỏ lòng biết ơn không chỉ là biểu hiện của phép lịch sự nhưng cũng chứng tỏ tình yêu thương. Qua câu chuyện liên quan đến mười người phung, chúng ta học được rằng những ai muốn làm vui lòng Chúa Giê-su phải bày tỏ tình yêu thương và lòng biết ơn chân thành đối với mọi người, bất kể họ thuộc quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo nào.

Bạn hãy tự hỏi: “Lần cuối cùng tôi nói lời cám ơn với người đã giúp mình là khi nào?”. Người đó có thể là một người hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học, nhân viên bệnh viện, chủ cửa hàng hoặc một người nào khác. Bạn hãy thử làm một bản ghi chú và trong một hoặc hai ngày, đánh dấu số lần bạn bày tỏ lòng biết ơn với người khác qua lời nói hoặc một hành động cụ thể nào đó. Bản ghi chú ấy có thể giúp bạn thấy mình có nên bày tỏ lòng biết ơn nhiều hơn nữa hay không.

Dĩ nhiên, Đấng đáng được chúng ta biết ơn nhiều nhất chính là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng ban tặng “mọi ân-điển tốt-lành cùng sự ban-cho trọn-vẹn” (Gia-cơ 1:17). Lần cuối cùng bạn chân thành bày tỏ lòng biết ơn với Đức Chúa Trời về những điều cụ thể Ngài làm cho bạn là khi nào?—1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17, 18.

Tại sao bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế?

Một số người có lẽ không đáp lại lòng biết ơn mà chúng ta bày tỏ. Thế thì tại sao nên bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế? Chúng ta hãy xem lý do sau đây.

Khi làm điều tốt cho người thiếu lòng biết ơn, chúng ta đang noi gương Đấng Tạo Hóa nhân từ là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Dù nhiều người không biết ơn tình yêu thương của Đức Giê-hô-va, nhưng Ngài vẫn không ngừng làm điều tốt cho họ (Rô-ma 5:8; 1 Giăng 4:9, 10). Ngài khiến “mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. Nếu chúng ta cố gắng bày tỏ lòng biết ơn dù sống trong một thế giới vô ơn, chúng ta sẽ chứng tỏ mình là “con của Cha [chúng ta] ở trên trời”.—Ma-thi-ơ 5:45.

k cho mk nhoa bjan hiền iu dấu 

26 tháng 11 2019

- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

~~e.z~~

8 tháng 10 2016

Các thầy cô gióa đã không quản nhọc khó khăn , dạy dỗ chúng ta nên người . Vì vậy chúng ta cần phải biết ơn thầy cô giáo bằng cách cố gắng học tập và rèn luyện để không phụ lòng thầy cô . 

Chúng ta phải biết ơn những thầy giáo, cô giáo vì:

- Thầy giáo cô giáo là những người đã có công lao dạy dỗ chúng ta khi chúng ta trong trường.

- Trong nhà trường, thầy cô là những người quan tâm chúng ta nhất.

- Thầy cô giáo là những người tận tụy, tận tình vì chúng ta.

Vậy: Mỗi người chúng ta phải có những hành động tốt đẹp làm thầy cô vui lòng.

4 tháng 8 2023

Tham khảo:

a: Em đồng tình bởi nếu không có người lao động thì sẽ không có của cải cho con người tồn tại được 

b: Em không đồng tình bởi chúng ta phải học được lòng biết ơn dành cho những con người đã góp phần vào phát triển xã hội 

c: Em không đồng tình bởi chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn tất cả những người lao động trên thế giới 

d: Em không đồng tình bởi những người lao động chân tay cũng tạo ra thành quả cho xã hội 

e: Em đồng tình vì đó chính là bài học cuộc sống của chúng ta 

13 tháng 4 2019

Vì đây là lối sống đạo đức của mỗi con người. 

Chúng ta cần phải biết ơn 
+ Ông bà cha mẹ ( vì họ sinh thành , nuôi dưỡng, dạy dỗ ta )

+ Bác, những con người chiến sĩ làm cách mạng ( Vì họ đem lại cuộc sống độc lập , tự do cho ta )

+ Thầy cô ( Người thầy , cô cho ta kiến thức, đqọ lí làm người )

....................

Chẳng bao giờ hết được cả

13 tháng 4 2019

Giề

Ai kick sai mk rợ

Có giỏi thì lm ik nhóe

27 tháng 12 2020
 

Chúng ta cần biết ơn:

1. Cha mẹ, vì đây là những người đã sinh ra và nuôi chúng ta khôn lớn, cho chúng ta ăn học, thương yêu chúng ta và họ còn là gia đình của ta!

2. Thầy cô, vì đây là những người đã răng dạy chúng ta thuở còn nhỏ, dạy chúng ta học để mai sau thành người.

3. Tổ tiên và các vị anh hùng, vì đây là những người đã chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho đất nước nên mới có Việt Nam của hôm nay....

Câu ca dao nói về lòng biết ơn :

- Uống nước nhớ nguồn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu ca dao nói về không biết ơn

- Vô ơn bội nghĩa

- Ăn cháo đá bát

 

 

29 tháng 12 2020

Ăn cá chém thớt

Mik ko bik có đúng ko nữa

21 tháng 12 2020

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng,về những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã từng giúp đơ mình khi gặp khó khăn hoạc những người có công với dân tộc. Bản thân mình phải biết ơn những người thân, những người gúp đỡ, dạy dỗ và nhũng người có công cho đất nước. Lý do phải biết ơn vì biết ơn nhằm thể hiện sự tôn kính, kính trọng, đền ơn đáp nghĩa.

   Tham khảo:

                        " Cày đồng đang buổi ban trưa

                        Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày''

Thật vậy, lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Vì khi sống với lòng biết ơn ta sẽ cảm thấy bản thân chứa đựng bao điều tốt đẹp,sống với lòng biết ơn bản thân sẽ luôn vị tha,cao thượng vì thế ta sẽ được mọi người xung quanh coi trọng và nể phục.Có như vậy con người mới biết yêu quý nhau nhiều hơn!!!

4 tháng 4 2021

thank you

12 tháng 11 2017

uầy nhiều quá viết mỏi tay quá đi

12 tháng 11 2017

đây là giáo dục công dân 6 mà bạn

19 tháng 4 2023

Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta “ hoà nhập chứ không hoà tan”.

-Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.