Kể một chuyện vui sinh hoạt
Ai nhanh mình tick cho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A:MÀy lamfGif đấy con
B:Bố học hỏi ngu
A:Tối nay đi hoc võ đấy m.Vào tổ đấu ko.
B:Mày vào ko lắm m
A:uk
B:phét
A:MÀy tự xịn thầy vào con ạ
B lỡ thầy bắt phải đâu cới người nào đấy thì làm thế nào
A thì thôi
B con ...
DÀN Ý KỂ VỀ NGƯỜI BẠN MỚI QUEN CỦA EM
1. Mở bài
Giới thiệu về người bạn của mình và nêu tình cảm.
2. Thân bài
- Kể hoàn cảnh quen người bạn mới
- Tả ngoại hình bạn mới
- Kỉ niệm đầu tiên của hai bạn
- Tình cảm của mình với bạn
3. Kết bàiTình cảm của mình.
Một buổi tối mùa đông lạnh giá, cả nhà em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn bị cho một cái tết thật vui. Bỗng từ xa vọng lại một tiếng rao yếu ớt của một cô bé. Em nhìn ra cửa sổ thì thấy đó là một cô bé đang bán bánh bao đêm.
Trông cô bé thật tội nghiệp. Quần áo rách rưới. Cô bé đi chân trần, vừa đi vừa xuýt xoa vì lạnh. Cô bé vừa đi vừa rao:"Ai bánh bao không! Ai bánh bao không!". Tiếng rao yếu ớt, bé nhỏ không thể xuyên qua những bức tường dày. Những ngôi nhà gần đó đều đóng cửa vì trời quá lạnh. Không ai ở trên đường hay ra ngoài để mua bánh cho cô bé.
Tuyết rơi càng lúc càng dày và thời tiết càng lúc càng lạnh. Cô bé dừng lại, ngồi cạnh bức tường bên cạnh nhà em và xoa tay. Bỗng cô bé ngã dần xuống. Em vội vã gọi mẹ rồi kéo mẹ ra chỗ cô bé. Mẹ đưa cô bé vào nhà và chăm sóc.
Một lúc sau, cô bé tỉnh dậy. Sau khi hỏi vài câu, mẹ mới biết cô bé là trẻ mồ côi, đang làm thuê cho tiệm bánh bao đầu phố. Cô bé phải bán hết chỗ bánh bao trong giỏ rồi mới được nghỉ nhưng hôm nay vì lạnh nên không ai mua bánh cả. Thương tình, mẹ em nói:
- Cháu cứ nghỉ đi, mai cô nói với chủ quán cho cháu nghỉ làm. Từ nay cháu sẽ ở lại đây với nhà cô nhé!
- Vâng ạ!-Cô bé đáp lại mẹ em trong niềm vui sướng.
Trên đất nước này còn rất nhiều hoàn cảnh như cô bé đó. Chúng ta phải giúp đỡ họ để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.
Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.
Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.
Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-cau-chuyen-co-h-cay-khe-c117a21471.html#ixzz5FNug45ba
+ Câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim
+ Câu chuyện cổ tích Sọ dừa
k mình nhé
rong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
k nha <3
vậy bạn có truyen đọc lớp 5 ko vào đấy tìm rồi chép vào
“Ông già Nô-en kính yêu
Hàng năm cháu cứ mong đến tháng 12 cho ông và kể về những việc tốt cháu đã làm trong năm qua, chia sẻ với ông về những mơ ước của cháu trong cuộc sống cũng như về món quà Giáng sinh.
Ông ạ, năm nay cháu đã giữ đúng lời hứa với ông về việc sẽ cố gắng học thật tốt. Sau một năm, cháu đã có một giải nhất toán qua mạng cấp trường, giải nhất học sinh giỏi cấp trường, giải nhì viết chữ đẹp và giải cuộc thi IOE đấy. Đặc biệt hơn, trong bảng thành tích năm qua chính là giải nhất cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp Quốc gia.
Cháu còn nhớ hồi năm ngoái, cháu đã hồi hộp như thế nào khi chờ đợi để xem tường thuật trực tiếp hành trình đêm Nô-en của ông trên mạng. Chiều ngày 24, thời gian trôi chậm lại, để đỡ sốt ruột, cháu đã dạo mấy vòng thăm ngôi làng thân yêu và xưởng chế tạo đồ chơi của ông. Đàn tuần lộc với con Eudolph màu đỏ hình như cũng bồn chồn, gõ móng liên hồi trên mặt băng. Rồi cũng đến giờ lên đường, cháu nhớ mãi hình ảnh cỗ xe chở đầy quà của ông lao vút trên nền trời Bắc cực xanh thẳm mang theo bao niềm vui của bạn nhỏ trên thế giới. Biển Bắc cực xanh lấp lánh phía dưới.
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc xe của ông bay qua thành phố đầu tiên. Cháu nhìn rất rõ trên màn hình máy tính mỗi thành phố ông ghé thăm. Mỗi hình ảnh mang cho cháu một cảm xúc khác nhau. Có những thành phố hoa lệ đầy ánh sáng như Paris, London, Tokio hay Bắc Kinh nhưng cũng có những thành phố nghèo nàn, đổ vỡ, chìm trong chiến tranh như Damas, Tripoli…
Tuy nhiên khi xe của ông bay qua, tất cả các thành phố đều trở nên sáng đèn rực bởi niềm hân hoan của các bạn nhỏ. Cháu còn cảm nhận trong thời khắc đó, cả thế giới như xích lại gần nhau hơn, ranh giới địa lý, văn hóa, niềm vui, nỗi đau bị xóa nhòa, chỉ còn hạnh phúc.
Cháu mở hộp quà ra, trong đó có một ngôi sao lấp lánh và một lá thư của ông viết rằng: “Ông tặng cháu ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Ngôi sao sẽ mãi sáng lấp lánh và đem lại may mắn cho cháu chừng nào cháu còn là một em bé ngoan”. Cháu đọc thư của ông và thầm hứa sẽ cố gắng giữ cho ngôi sao mãi sáng lấp lánh.Như đồng hồ nhà cháu điểm 12 giờ đêm, màn hình máy tính hiện dòng chữ “Hanoi, Vietnam” thì cháu đã thấy rất vui sướng. Cháu vội ra ban công chờ ông nhưng chỉ thấy có một hộp quà ngoài đó. Xe của ông đã đi qua mất rồi. Mẹ cháu bảo ông vội vì còn phải chia niềm vui cho nhiều bạn nhỏ khá nữa trong đêm giáng sinh đúng không ạ?
Thế rồi cháu thiếp đi lúc nào không hay. Đêm đó, cháu mơ thấy mình được ngồi trên cỗ xe và bay trên trời cao cùng ông, xung quanh cháu là hàng triệu, hàng triệu ngôi sao xanh biếc… Suốt đêm qua, cháu treo ngôi sao ông tặng ngoài cửa sổ để hàng đêm ngôi sao không phải xa các bạn trên trời cao. Đến hôm nay, ngôi sao vẫn sáng lấp lánh chứng tỏ cháu vẫn là em bé ngoan ông nhỉ? Ông ơi, Giáng sinh năm nay cháu muốn xin ông một cuốn sách về thiên văn và vũ trụ. Cháu mơ ước trở thành một phi hành gia để có thể bay thật cao khám phá bầu trời bao la mà cháu đã cùng ông bay trong giấc mơ Giáng sinh năm trước.
Chỉ còn gần 10 ngày nữa là đến giáng sinh rồi. Năm nay cháu sẽ mặc thật ấm và ra ban công đứng chờ ông trước nhé. Năm nay cháu học lớp 4 rồi, cháu đã được học khâu thêu từ đầu năm học. Cháu đã tự tay may cho ông một chiếc khăn quàng cổ. Cháu muốn tặng ông để quàng cổ cho ấm vì đêm Giáng sinh thường lạnh lắm, nhỡ ông ốm thì nhiều trẻ em ngoan sẽ không có quà mất. Năm nay, lúc bay qua nhà cháu ông bay chậm lại một chút nhé. Từ bé, cháu đã ước mơ một lần được ôm cổ, chạm vào chòm râu trắng như tuyết của ông mà nói rằng: “Ông ơi, cháu yêu ông rất nhiều. Cháu mong ước mơ của cháu sẽ trở thành hiện thực ông ạ”.
Cháu của ông:
Phạm Thuần Diệp
Tôi không tin lắm vào những điều kỳ diệu, càng không tin vào truyện cổ tích. Năm nay tôi đã hai mươi mốt tuổi. Nhưng tôi tin vào những bức thư được gửi đi trước Giáng Sinh, từ căn nhà nhỏ của chúng tôi.
Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến trước ngày lễ Giáng sinh là bố mẹ hối thúc chúng tôi viết một bức thư gửi ông già Noel. Bố mẹ tôi không khó khăn lắm để chúng tôi nghĩ rằng ông già Noel là có thật, vì hồi nhỏ, trí tưởng tượng của mấy chị em tôi hết sức phong phú. “Vậy, chứ con sẽ viết gì vào thư hả bố?”, nhỏ em tôi hỏi, một câu rất có lý. ‘Ừ thì con cứ viết năm rồi con ngoan ngoãn ra làm sao, cố gắng thế nào và món quà con đề nghị ông tặng là gì”. “Một món hay mấy món hả mẹ?”, tôi vặn vẹo lại mẹ tôi, khi mẹ đang nỗ lực trả lời “chất vấn” thay cho bố. “Mẹ nghĩ chỉ nên là món quà mà con ao ước nhất thôi. Vì ông già Noel rất bận và còn nhiều bạn nhỏ khác cũng muốn có quà như con vậy”.
Thế là chị em tôi hí húi ngồi viết những lá thư gửi ông già Noel. Bức thư đầu tiên của tôi, năm tôi học lớp một được viết với những dòng chữ to như con gà mái, chỉ vẻn vẹn có vài dòng: “Ông già Noel ơi, năm rồi cháu ngoan và học rất giỏi. Ông tặng cháu một hộp bút chì màu nhé. Loại có 48 màu và được đựng trong hộp sắt ý. Cháu cảm ơn ông”. Sau đêm Noel, tôi nhận được một hộp bút chì màu như mong đợi. Tôi chạy vòng quanh nhà, với hộp bút chì màu trên tay, hét vang trời. Ở một góc nào đó trong tim, tôi tin, ông già Noel đã chu du khắp trái đất và dừng lại tặng tôi một món quà nhỏ.
Vài năm về sau này, khi chúng tôi đã lớn hơn, thói quen đó vẫn được giữ lại. Rồi bí mật về những lá thư Giáng sinh được khám phá, khi tôi phát hiện ra, trong ngăn kéo của bố mẹ có một chồng thư của chúng tôi. Thay vì được gửi đến Bắc cực những lá thư chúng tôi viết gửi ông già Noel đều được gửi đến nhà tôi. Hoặc nói một cách khác, chúng chưa từng được gửi đi. Cũng đúng thôi, vì lần nào cũng thế, điệp khúc của bố mẹ luôn là: “Để đấy, bố mẹ gửi cho. Các con không biết cách gửi, lá thư thất lạc mất thì sao”. Một cách ngây thơ nhất trên đời, chúng tôi đưa cho bố mẹ những lá thư của mình với lòng tin tuyệt đối, ắt hẳn chúng sẽ đến được xứ sở có tuyết. Để rồi một ngày kia, khi bí mật được bật mí, chúng tôi buồn mất cả tuần.
Vài năm về sau nữa, khi chị em tôi đã thực sự lớn, đi học xa nhà thì những lá thư Giáng sinh chỉ còn là hồi ức. Cuối năm thường là dịp bố mẹ tôi rất bận với việc tổng kết điểm học kỳ I cho học sinh, với kế hoạch giảng dạy cho kỳ II. Chị em tôi cũng thế, cũng là những kỳ thi cuối kỳ nghẹt thở của thời sinh viên. Và nữa, những chuyến xe cuối năm thường đông người - điều khiến tôi e ngại khi muốn về nhà vào dịp Giáng sinh. Bù lại, tôi thường đón Giáng sinh cùng đám bạn thân. Bắt chước những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi lại ngồi viết thư gửi ông già Noel. Lá thư của chúng tôi không ngắn tủn của hồi lên bảy, lên tám nữa. Thư của đứa nào cũng dài gần trang giấy và có đến cả tá quà cần tặng. Chúng tôi đọc to những lá thư lên và cười rộn rã. Những khách hàng của quán cà phê ngồi gần đấy cũng mỉm cười trước trò nhắng nhít. Cảm giác như tuổi thơ ùa lại, thật gần. Tôi bấm số, gọi cho mẹ vì nỗi nhớ nhung. Có tiếng rọt rẹt, và sau đó là giọng mẹ, ấm lắm: “Ừ, mẹ đây. Các con đón Giáng sinh vui cả chứ?” “Vâng, rất vui mẹ ạ. Bố mẹ không đi đâu sao? Mẹ đang làm gì đấy?” “Mẹ đang” - mẹ tôi ngập ngừng hồi lâu: “Mẹ đang ngồi xem lại những lá thư Giáng sinh của các con. Hồi đó, vui thật đấy”. Giọng mẹ nghèn nghẹn, cứ như sắp khóc. Tôi định càm ràm, mẹ kỳ lạ thật đấy, Giáng sinh là dịp vui sao giọng mẹ buồn ghê gớm rồi lại thôi. Người ta bảo, Giáng sinh là để về nhà. Còn tôi, chẳng Giáng sinh nào tôi về nhà, hỏi mẹ không buồn sao được?
*****************
Năm nay, tôi vẫn không thể về nhà vào dịp Giáng sinh. Tôi muốn đi học thêm 2 khóa tiếng Anh vào năm sau. Cách duy nhất để có tiền học thêm là tôi phải tích cực “cày bừa” từ bây giờ. Tôi đăng ký một suất thu ngân part - time trong siêu thị gần trường.
Đứng chôn chân hai tiếng trong siêu thị rộng lớn vào những ngày cuối năm, khi những gia đình tấp nập mua hàng khiến tôi nhớ gia đình muốn ứa nước mắt. Tôi nhớ những ngày còn nhỏ, chúng tôi ngồi hí hoáy viết thư gửi ông già Noel mà không biết rằng, thực ra, bức thư đó không hề được gửi đến Bắc cực. Tôi nhớ, tiếng kim thêu sột soạt trên nền vải vào những tối mẹ nhận hàng thêu về làm thêm, tiếng bố tôi ho khúc khắc trong đêm vào những ngày đi dạy về muộn. Bố mẹ tôi không giàu có nhưng đã luôn cho chúng tôi những Giáng sinh đủ đầy và ấm áp.
Một buổi tối, khi gần đến Giáng sinh, tôi ngồi lại ở một góc của siêu thị. Lấy tờ giấy trắng tinh tươm, tôi ngồi viết một bức thư ngắn thôi, gửi ông già Noel. Trong bức thư, tôi nói về mùa đông lạnh giá của Hà Nội, về nỗi nhớ nhà chất đầy trong tim, về niềm hi vọng bé thơ vào những bức thư từng được đề gửi tới Bắc Cực cùng nỗi hàm ơn không nói lên lời. Sau rốt, tôi gấp bức thư vào phong bì. Ở địa chỉ người nhận, tôi không ghi Bắc cực như hồi nhỏ mà ghi địa chỉ nhà tôi.
Tôi tin, lá thư Giáng sinh ấy sẽ đến đúng địa chỉ mà nó cần đến. `
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
– Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
– Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngõ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trông vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
Thằng Nam hôm nay đến lạ. Vốn là một tên lắm mồm, nhiều lời, không lúc nào ngồi yên một chỗ mà giờ im thin thít. Hay là có chuyện gì xảy ra với cu cậu? Không, có lẽ cậu chàng lại nghĩ ra trò mới đây. Để rồi xem. Thế là tôi có cớ quan sát nó. Hình như nó có điều hơi khác. Nó ôm má, rên khe khẽ đủ để thằng bạn ngồi kế bên như tôi nghe thấy: “Trời ơi! Đau răng quá!”. Úi giời, tưởng chuyện gì, hoá ra nó đau răng. Mà cũng nhờ cái điệu bộ đó của nó, tôi lại nhớ đến những chiếc răng của mình.
Chuyện xảy ra từ khi tôi học lớp hai, khi chiếc răng thứ mười một của tôi rụng. Chẳng hiểu sao tôi lại có một sở thích rất kì quặc: tôi lưu giữ tất cả những chiếc răng rụng của mình, coi nó như một vật báu vô giá. Tôi cất giữ chúng trong một cái lọ, đi đâu cũng không quên mang theo.
Lần đó, không hiểu ngẫu hứng thế nào, tôi lại mang lọ răng đó đến lớp và mang ra khoe với mấy thằng bạn thân. Đứa nào cũng ngạc nhiên nhưng lại có đứa cho tôi là “ấm đầu” nên mới làm cái điều điên rồ, dơ bẩn ấy. “Ai lại lưu giữ răng đã rụng bao giờ?”. Mặc kệ chúng nó, miễn tôi thích là được. Và thế là tôi vẫn trân trọng mấy chiếc răng của mình. Tôi cất vào túi quần và tiếp tục 3 tiết học. Đến giờ ra chơi tiết học thứ tư, theo thói quen, tôi đưa tay vào túi sờ lọ răng. Nhưng trời ơi! Nó đâu rồi? Tôi vô cùng hoảng hốt. Tôi lục tung cả cặp sách lẫn ngăn bàn mà vẫn không thấy lọ răng đâu cả. Quay sang nhìn mấy đứa ngồi cạnh, thấy chẳng có gì khả nghi. Tôi chui xuống gầm bàn tìm lọ răng. Đầu tôi mấy lần cộc vào gầm bàn, nhưng mặc, tôi chẳng bận tâm. Mấy đứa ngồi gần tôi thấy tôi tìm kiếm dưới đó hỏi khẽ:
- Có cái gì dưới ấy mà cậu tìm hoài vậy?
Tôi chẳng cần nói với bọn này làm gì bởi tôi biết có nói chúng nó cũng không giúp được mà có khi còn chế giễu thêm nữa. Tôi cứ thản nhiên như điếc, tiếp tục tìm lọ răng. Nhưng nghĩ thế nào, tôi hỏi khẽ thằng Quân:
- Cậu có vô tình nhìn thấy lọ răng hồi nãy của tôi đâu không?
Nó trợn tròn mắt nói:
- Răng cậu, cậu giữ. Tôi biết đâu được.
Biết ngay mà, không trông chờ gì lũ bạn này. Chúng nó chỉ được cái chọc ngoáy người khác là nhanh. Rồi từ miệng thằng Quân, chuyện tôi mất lọ răng nhanh chóng được truyền tai nhau đi khắp lớp. Vừa tức, vừa thất vọng. Đang thất vọng, bỗng tôi nghe thấy có tiếng cu Hoàng: “Đây! Đây! Duy ơi!”. Các bạn có biết tôi vui cỡ nào khi nghe mấy tiếng đó không? Tôi nhồm dậy quên cả đang ở gầm bàn, miệng hỏi luôn:
- Đâu? Đâu?
Không một lời đáp lại. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đã bị lừa. Đúng là bọn đáng ghét. Thể nào cũng có lúc tôi chơi lại bọn này cho biết tay. Tôi tức nghẹn, xuýt khóc nhưng vẫn cố gắng nuốt nước mắt vào trong và hi vọng sẽ tìm lại được mấy chiếc răng rụng ấy.
Trống trường đã điểm, cô giáo bước vào lớp để bắt đầu tiết học. Các bạn đã đứng dậy chào cô từ bao giờ, chỉ riêng tôi vẫn lúi húi dưới gầm bàn tìm lọ răng. Thấy tôi không đứng dậy chào, cô giáo hỏi:
- Duy ! Em làm gì vậy? Sao lại không chào cô?
Nghe cô gọi, tôi giật mình khiến đầu lại đập vào gầm bàn. Thế rồi tôi oà khóc, đứng dậy trả lời cô:
- Thưa cô…Em…Em …bị mất …răng ạ!
Cả lớp khúc khích cười. Cô giáo nghiêm khắc dẹp yên và ân cần nói với tôi như để an ủi:
- Mất gì thì bình tĩnh tìm chứ sao em phải khóc.
Biết là cô chưa hiểu ý mình, tôi cố thanh minh:
- Không phải thế đâu ạ, Cái đó em giữ từ lâu rồi nhưng khi đem nó đến lớp thì lại bị mất.
Rồi tôi khóc to hơn và cứ thế nức nở. Cô giáo lại nói:
- Có bạn nào nhìn thấy hay lấy của bạn thì trả cho bạn.
Rồi cô quay sang nói tiếp với tôi:
- Em để đâu, tìm lại xem nào!
Nghe lời cô, tôi đưa tay vào túi quần lục tìm lại. Trời ơi! Thì ra nãy giờ nó vẫn còn đây mà tôi cứ tìm đâu đâu. Tôi vui quá, cười rạng rỡ. Cả lớp không nhịn được cười và họ còn cười to hơn khi lúc này cô giáo mới biết vật tôi bị mất là mấy chiếc răng. Có đứa nói:
- Cậu đúng là kẻ hậu đậu và quái dị.
Tôi vừa mừng, vừa thẹn đỏ mặt. Lúc đó, tôi chỉ mong có cái lỗ nẻ nào dưới nền nhà để tôi độn thổ tránh cái nhìn chế giễu của mấy đứa bạn.
Các bạn biết không, từ lần ấy, tôi đã rút ra cho mình một bài học là phải cẩn thận dù là trong bất cứ việc gì và không nên khoe ai những bí mật riêng tư nữa.Cũng từ đó, tôi lại càng yêu và trân trọng hơn những chiếc răng của mình.