Tả một đoạn văn :Nếu như em có tài năng em sẽ làm gì giúp cho đất nước?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không biết Đinh Ý Nhi từ trước thì khó có thể nhận ra chị trong sự đông đúc, nhộn nhịp của một buổi triển lãm nghệ thuật thị giác đang diễn ra tại Hà Nội dù rằng chị có góp mặt tới 3 tác phẩm. "Người đàn bà vẽ" ăn vận giản dị với sắc đen quen thuộc trên trang phục, tóc ngắn và lúc nào cũng giữ vẻ ý nhị trước mọi người. Chị tâm sự nếu không vẽ tranh thì không biết cuộc sống sẽ như thế nào và cảm thấy may mắn vì luôn được gia đình trân trọng và ủng hộ.
Từ năm 14 tuổi tôi đã xác định mình là họa sĩ
- Tại sao chị không xuất hiện đều đặn mà thường vắng bóng một thời gian trước khi giới thiệu những tác phẩm mới?
- Thực ra thì mọi chuyện cũng dễ hiểu thôi, nếu xuất hiện quá nhiều thì sẽ chẳng có chuyện gì để nói cả. Câu chuyện nào cũng có nhiều hình thái, do vậy cần phải có thời gian cô đọng và cảm nhận chứ không thể sống vèo vèo được. Sống nhanh quá thì bản thân mình còn không hiểu mình chứ nói gì đến khán giả.
Thời gian ít xuất hiện sẽ giúp người nghệ sĩ chín muồi hơn và do vậy truyền tải tốt hơn thông điệp của mình. Hơn nữa, xuất hiện liên tiếp với những câu chuyện quen thuộc sẽ rất dễ nhàm chán. Sáng kêu đói, chiều kêu đói, hôm nay và ngày mai cũng kêu đói, như thế thì làm sao có thể hấp dẫn mọi người được.
- Người xem có thể thấy điều gì mới mẻ trong lần trở lại này của chị?
- Câu chuyện sáng tác của tôi là một chủ đề xuyên suốt nhưng không phải là không có sự thay đổi. Sự thay đổi lần này bắt nguồn từ chuyển dịch về suy nghĩ và phát triển về con người. Chủ đề các bức tranh trong triển lãm lần này có thể vẫn vậy nhưng hình thái thì chắc chắn có sự chuyển dịch.
Tôi thấy, thời gian trôi qua, khả năng nghề nghiệp của bản thân cũng thay đổi theo. Có người vẽ 10, 15 năm họ bị cạn kiệt vì vẽ quá nhiều, tôi cảm thấy may mắn vì sức vẽ của mình vẫn dồi dào, mình vẫn còn thấy thích, thấy khỏe khi cầm bút vẽ.
- Là một trong những họa sĩ có nhiều tranh xuất khẩu nhất Việt Nam, chị lấy cảm hứng từ đâu để sáng tạo những tác phẩm hội họa của mình?
- Cảm hứng của tôi bắt nguồn từ cuộc sống bình thường diễn ra xung quanh mình, đó là những mối quan hệ xã hội và những điều mình nhìn thấy, chứ không bắt nguồn từ điều cụ thể nào. Trong vẽ tranh, mỗi người lại tìm cho mình những nguồn cảm hứng riêng, có người hay vẽ về phong cảnh thiên nhiên, có người lại thích vẽ về cuộc sống xã hội. Tôi thì rất ít khi vẽ về phong cảnh thiên nhiên và đặc biệt là chẳng bao giờ vẽ về hoa cả.
- Với chị, công việc vẽ tranh có ý nghĩa như thế nào?
- Từ năm 14 tuổi tôi đã xác định mình sẽ trở thành một họa sĩ chứ không phải là giáo viên, bác sĩ hay bất cứ một ngành nghề nào trong xã hội. Tôi không thể hình dung được là nếu không vẽ tranh thì mình sẽ như thế nào, tôi không thể trả lời được. Với tôi, vẽ tranh có ý nghĩa như vậy, suốt 35 năm qua, một việc rất chính yếu, không thể thiếu và cũng không thể thay thế bằng một công việc khác.
- Khi vẽ tranh chị có hướng mình đến một trường phái hay phong cách riêng biệt nào không?
- Ai cũng cần phải đặt ra cho mình những nguyên tắc để tạo dựng cái riêng trong nghệ thuật. Nhưng không phải cứ cố gắng vẽ theo nguyên tắc là có phong cách riêng biệt đâu vì hội họa không phải là một sơ đồ để tất cả mọi người hướng đến và cứ ai hướng đến được là sẽ khác lạ. Trong nghề vẽ, người vẽ phải luôn là đứa trẻ con thành thật và hết mình thì mới sáng tạo ra những tác phẩm giá trị. Giá trị của một bức vẽ chính là việc người xem đồng cảm với mình và muốn tìm hiểu về mình.
Ông xã không khen nhưng triển lãm nào cũng có mặt
- Ngoài thế giới của người đàn bà vẽ, cuộc sống của chị như thế nào?
- Rất bình thường trong các loại bình thường thôi (cười). Trước đây khi mới ra trường, tôi có tham gia giảng dạy tại Đại học Xây dựng, mỗi tuần 2 buổi, thực ra cũng không mất thời gian lắm nhưng nói thật là cũng ảnh hưởng tới công việc của mình. Sau đó, tôi quyết định ở nhà và chỉ chuyên tâm vào công việc vẽ tranh chứ không làm việc nào khác. Tất nhiên, ngoài việc vẽ tranh, tôi cũng còn phải lo nhiều việc gia đình hai bên nội ngoại như bao người phụ nữ trong xã hội.
Nữ họa sĩ mang đến 3 tác phẩm hội họa trong khuôn khổ một chuỗi triển lãm nghệ thuật thị giác, kiến trúc, âm nhạc đang diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Lê Quang Đức |
- Công việc vẽ tranh của chị nhận được sự hỗ trợ như thế nào từ phía gia đình?
- Nhiều người cảm thấy rất khó khăn khi phải căn bằng giữa nghệ thuật và đời sống, còn tôi thì không phải cân bằng gì cả vì luôn được gia đình ủng hộ hết mình. Tôi may mắn khi có cả bố và mẹ đều là họa sĩ, thế nên mọi người coi việc vẽ tranh là hết sức bình thường chứ không có gì đặc biệt cả. Với tâm thế của đồng nghiệp, bố mẹ hiểu tôi làm gì và luôn ủng hộ hết mình.
Khi lấy chồng, chồng tôi cũng trân trọng công việc nghệ thuật của vợ nên cũng không phàn nàn về vợ ít làm việc nhà hay điều gì khác. Mặc dù ông xã chẳng bao giờ dành những lời khen tặng cho tranh tôi vẽ, thậm chí còn bảo trông khủng khiếp thế nhưng buổi triển lãm tác phẩm nào của vợ cũng có mặt (cười).
- Gia đình chị có truyền thống về hội họa như vậy, chị có hướng con cái theo nghiệp vẽ không?
- Tôi không hướng cho con cái một công việc nhất định vì tôi nghĩ mọi ngành nghề đều công bằng và có ý nghĩa như nhau. Điều quan trọng nhất là chọn được một công việc thoải mái, vui vẻ, sung sướng và làm gì cũng phải hết mình.
Câu 1: Đầu tiên là quan sát rồi nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,.. để làm cho bài văn thêm hay và sinh động.
Câu 2: Nếu là tớ thì tớ sẽ tả phong cảnh.
Câu 3: tớ nghĩ bạn phải tự làm để có cảm xúc thật hay hơn.
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.
- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm
Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:
- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt;
- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
- Cát lại vàng giòn hơn;
- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.
3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);
- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);
Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian
* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :
- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống
- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian
* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):
- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo
- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ
-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian
*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):
Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân
- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình
- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.
Bạn tham khảo , #Hoktott!
Hè vừa qua, em được bố thưởng cho đi thăm Sa Pa. Sa Pa là thị trấn nghỉ mát cao nhất ở miền Bắc nước ta và nằm ở giữa sườn núi Hoàng Liên Sơn - nơi có đỉnh Phan-xi-pan cao nhất Việt Nam và Đông Dương. Qua cửa xe, em say sưa ngắm nhìn những tràn ruộng bậc thang trên sườn núi và những ngôi nhà nhỏ xinh xắn của đồng bào dân tộc.
Sau hai giờ ngồi xe, đoàn chúng em tới thị trấn Sa Pa. Đường phố Sa Pa nhà gạch san sát, khách sạn Sa Pa nằm cạnh chợ. Trên đồi thấy rải rác dấu vết di tích của những biệt thự xưa kia rất xinh xắn, xây dựng từ sau năm 1922 trở đi và đã bị tàn phá trong chiến tranh. Thay vào đó là những biệt thự, khách sạn mới được xây dựng từ sau ngày hoà bình chờ đón du khách khắp nơi đến thăm.
Tới Sa Pa, em được đi thăm thác Bạc, nước ở trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng. Bố và em đi đúng vào mùa mưa. Sau một trận mưa lớn, trên đường từ Sa Pa tới đèo Ô Quy Hồ, em được chiêm ngưỡng vô số những thác bạc chảy nhất thời, đổ nước từ trên sườn núi cao xuông thấp. Đi qua một chút nữa là cầu Mây, một chiếc cầu treo bắc qua thũng lũng sông, cầu bắc chênh vênh, đi qua thấy đu đưa bồng bềnh khiến em không quen thấy sợ
Thị trấn Sa Pa vui nhất vào ngày phiên chợ cuối tuần. Chợ họp ngay giữa phố. Chợ bán nhiều sản vật địa phương, như rau, quả, măng, nấm tươi, mộc nhĩ, các vị thuốc...
Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát lí tưởng. Khí hậu mùa hạ mát mẻ, ngay giữa mùa mà cũng không thấy nóng bức. Còn tối đến lại rét. Lên nghỉ mát ở Sa Pa, bố cho em đi chơi suốt ngày vẫn không thấy mệt.
Em rất yêu quý thị trấn tươi đẹp này và hi vọng có thể quay lại đây vào một ngày gần nhất.
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.