K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2019

???

24 tháng 11 2019

nghĩa là sao hả bạn ????

18 tháng 10 2017

chia ra 3 phần, đưa 2 phần lên cân. Nhin cái nào nhẹ hơn thì chia 3 phần tiếp.   phần nào nhẹ đưa cân tiếp là tìm thấy ngay

12 tháng 11 2017

Cách 1                            Bài giải

              Số viên bi của Hoàng hơn Khánh là : 

                                7 x 2 = 14 ( viên )

               Số viên bi của Hoàng là :

                                  45 + 14 = 59 ( viên )

              Số viên bi của Trang là :

                                 59 - 7 = 52 ( viên )

               Trung bình số bi của mỗi bạn là :

                                 (45 + 52 + 59) : 3 = 52 ( viên )

Cách 2 :                          Bài giải

 Số viên bi của Trang là : 

           45 + 7 = 52 ( viên )

Số viên bi của Hoàng là :

           52 + 7 = 59 ( viên )

Trung bình số bi của mỗi bạn là :

        (45 + 52 + 59) : 3 = 52 ( viên )

12 tháng 11 2017

Trang có số bi là:

45 + 7 = 52 ( viên )

Hoàng có số bi là:

52 + 7 = 59 ( viên )

Trung bình số bi của mỗi bạn là:

( 45 + 52 + 59 ) : 3 = 52 ( viên )

Đ/S: 52 viên bi

28 tháng 8 2023

Rô - bốt có số viên bi ban đầu là:

            15 + 20 = 35 ( viên )

                                    Đáp số: 35 viên bi

28 tháng 8 2023

bạn ghi nhầm bi thành bin kìa

10 tháng 3 2021

truong hop nao duoi day ko phai la cong nhan nuoc cong hoa xa hoi chu nghia viet nam

A nguoi co quoc tich viet nam nhung chua du 18 tuoi

B tre em duoc tim thay o viet nam nhung ko ro cha me la ai

C nguoi co quoc tich viet nam nhung pham toi bi phat tu giam

D nguoi viet nam dinh cu va nhap quoc tich o nuoc ngoai

10 tháng 3 2021

câu B

21 tháng 1 2017

Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
- Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc.
- Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bần.
- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa..
- Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ.
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
- Động bể Xuân né, xúc thóc ra phơi; động bể Đại bằng đổ thóc vào rang.
- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
- Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
- Nước chảy đá mòn.
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.
- Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.- Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
- Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
- Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
- Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
Nửa năm bén rể bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.
- Ai ơi nhớ lấy lời này
Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm
Nhờ trời hoà cốc phong đăng
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
Được mùa dù có tại trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.
- Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.
- Dưa gang một, chạp thì trồng
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo
Tháng hai đi tậu trâu bò
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo.
- Gỗ kiền anh để đóng cày
Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa
Răng bừa tám cái còn thưa
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống tơ
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
Lập thu mới cấy lúa mùa,
Khác nào hương khói lên chùa cầu con.

Tháng Chạp thì mắc trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng Ba cày bở ruộng ra,
Tháng Tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi.
Tháng Năm gặt hái vừa rồi,
Bước sang tháng Sáu, nước trôi đầy đồng.
Nhà nhà vợ vợ chồng chồng,
Đi làm ngoài đồng, sá kể sớm trưa...
Tháng Sáu, tháng Bảy, khi vừa,
Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh.
Tháng Tám lúa giỗ đã đành,
Tháng Mười cắt hái cho nhanh kịp người.
Khó khăn làm mấy tháng trời,
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông!
Cắt rồi nộp thuế nhà công,
Từ rày mới được yên lòng ấm no.

Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
Sáng ngày đem thóc ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm, ta sẽ vớt ra.
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về.
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê.
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai.
Ruộng thấp đóng một gầu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bây giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.

Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.


__________________________________
Ca dao về thời tiết


Sấm động, gió tan

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.

Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ.

Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi,
Cho già bắt rận,
Cho tôi đi cày.

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão


Mồng chín tháng chín có mưa,
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
Mồng chín tháng chín không mưa,
Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.
Những ai chăm việc cấy cầy,
Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.
Nhiều chống càng tốt, nhiều cột càng bền

Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to

Chuc ban hoc tot!yeu
6 tháng 2 2017
1. Gió thổi là chổi trời.
2. Nước chảy đá mòn.
3. Trăm rác lấy nác làm sạch.
4. Rắn già rắn lột, người già người chột.
5. Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng.
6. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
7. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
8. Đông chết se, hè chết lụt.
9. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
10. Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.
11. Tháng ba bà già chết rét.
12. Tháng bảy mưa gãy cành tràm.
13. Tháng tám nắng rám trái bưởi.
14. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.
15. Sáng mưa, trưa tạnh.
16. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
17. Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo.
18. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
19. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
20. Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
21. Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét.
22. Chớp đông nháy nháy, gà gáy thì mưa.
23. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
24. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
25. Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
26. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy.
27. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
28. Én bay thấp mưa ngập cầu ao.
29. Én bay cao mưa rào lại tạnh.
30. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
31. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
32. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
33. Mưa tháng ba hoa đất.
Mưa tháng tư hư đất.
34. Tấc đất, tấc vàng.
35. Năm trước được cau, năm sau được lúa.
36. Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
37. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
38. Tỏ trăng mười bốn được tằm.
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm.
39. Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.

40. Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ.
41. Thiếu tháng tám mất hoa ngư.
Thiếu tháng tư mất hoa cốc.
42. Mồng tám tháng tám không mưa
Bỏ cả cầy bừa mà nhổ lúa đi.
43. Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mạ.
44. Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa.
45. Chiêm xấp tới, mùa đợi nhau.
46. Lúa chiêm đứng nép đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
47. Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.
48. Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
49. Mạ chiêm ba tháng không già
Mạ mùa tháng rưỡi ắt là không non

50. Lúa mùa thì cấy cho sâu
Lúa chiêm thì gẩy cành dâu mới vừa.
51. Một lượt cỏ thêm giỏ thóc.
52. Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống.
53. Hòn đất nỏ bằng giỏ phân.
54. Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân.
55. Tốt quá hóa lốp.
56. Xanh nhà hơn già đồng.
57. Ruộng cao trồng mầu, ruộng sâu cấy chiêm.
58. Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.
59. Bốc mả kiêng ngày trùng tang
Trồng khoai lang kiêng ngày gió bấc.
60. Chuối sau, cau trước.
61. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
62. Nắng sớm thì đi trồng cà
Mưa sớm ở nhà phơi thóc.
63. Gió heo may mía bay lên ngọn.
64. Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ
Tua rua bằng mặt cất bát cơm chăm.
65. Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả.
66. Chắc rễ bền cây.
67. Cây chạm lá, cá chạm vây.
68. Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu.
Nắng đan đó, mưa gió đan gầu.
69. Con trâu là đầu cơ nghiệp.
70. Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc
71. Một tiền gà, ba tiền thóc.
72. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
73. Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa.
74. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
75. Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.
76. Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín nén tơ.
77. Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về.
78. Ao sâu tốt cá
Nước cả cá to.
ăn đưa xuống , uống đưa lên
Đánh chó không nể chủ
Đói ăn vụng túng làm càn
Đêm nằm năm ở
Đi hỏi về chào
Đứt dây động rừng
Cái khó bó cái khôn
Có tật giật mình
Chưa nóng nước đã đỏ gọng
Của biếu của lo của cho của nợ
Của chồng công vợ
Con sâu làm rầu nồi canh
Gà cỏ trở mỏ về rừng
Gà tức nhau tiếng gáy
Gần đâu xâu đấy
Giàu bán ló ( lúa) , khó bán con
Giận mắng lặng thương
Lo bò trắng răng
Một năm làm nhà , ba năm trả nợ
Mèo già hoá cáo
Ném đá giấu tay
Rẻ tiền mặt đắt tiền chịu
Thương nhau lắm cắn nhau đau
Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay
Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siwng
Xởi lởi trời gửi của cho , bo bo trời co của lại
Xấu hay nói tốt , *** hay nói chữ
Yêu trẻ , trẻ đến nhà , yêu già già để tuổi cho
Về Đoàn kết :
Một người đàn ông không làm nổi nhà , một người đàn bà không làm nổi khung dệt
Về Bố mẹ :
ăn cá mới biết cá có xương , nuôi con mới biết thương bố mẹ
Về Anh em :
Anh em liền khúc ruột
Làm em thì dễ làm anh thì khó
Về Người già :
Nói dối người già , mọc nhọt ở mắt
Với khách :
Khách đến nhà không đánh chó , khách đến ngõ không mắng mèo
Khách đến nhà không gà cũng lợn
Về Giàu nghèo :
Giàu giữa làng , sang giữa mường
Sự Hổ thẹn :
Ai ăn trộm ngỗng cổ người ấy cao
Về Danh dự :
Bò chết để da, người già chết để để tiếng để lời
Về Ân tình :
ăn cây đào , rào cây đào
Về Bản tính :
Sinh con không ai sinh lòng, sinh muông thú không sinh sừng
Với Bạn bè :
Bạn xa quê cũng thương , bạn trong mường cũng nhớ
Nói về cái ác:
Kẻ ác có lông hùm treo trong bụng
Về Thói kiêu ngạo:
Qua truông buông gây
Qua truông đám ***** cho cọp
Bạn tham khảo nha!!
26 tháng 9 2016

i don't know

8 tháng 2 2017

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

268 lượt thích66 bình luận57 lượt chia sẻ