năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội, Tố Hữu từng mượn lời người dân miền núi Việt Bắc nhắn gửi:
Mình về thành thị xa xôi
nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
phố đông, còn nhớ bản làng
sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
những câu thơ trên có nét chung nào với bài thơ ánh trăng của nguyễn duy? điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Những câu thơ trên của Tố Hữu có nét giống với Ánh trăng của Nguyễn Duy ở hoàn cảnh và những suy ngẫm. Bối cảnh chung vẫn là sự thay đổi môi trường sống, từ gian khổ sang cuộc sống êm đềm đầy đủ tiện nghi hơn. Và lời tâm sự của tác giả là: tự vấn hoặc thể hiện sự thức tỉnh của bản thân về việc liệu bản thân của mình có còn nhớ tới, có còn biết ơn những gì đã gắn bó một thời không. Thông điệp mà hai tác giả gửi gắm đều là nhắc nhở về lối sống ân nghĩa thủy chung và uống nước nhớ nguồn.