soạn bài cảnh khuya
giúp mk với mai cô thao giảng bắt soạn bài
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/6146495
Tham khảo đi. cho cj nhé
Tham khảo!
https://vietjack.com/soan-van-7/canh-khuya-ram-thang-gieng.jsp
Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt ho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.
Cần phải soạn văn đó, mà bây giờ mới học ngày đầu tiên á
mời bạn tham khảo:
Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo sự ấm áp mỗi khi xuân về. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa hồng, hoa mẫu đơn, hoa thược dược thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng ngửi thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng, nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trải rộng đón tận chân trời. Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãy núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước. Thôn xóm đông vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân.
Tóm tắt
Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.
Soạn bài:
Câu 1:
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.
Sự ra đời và lớn lên như vậy của Thạch Sanh đã cho thấy nhân dân rất thông cảm với hoàn cảnh nghèo khổ và mồ côi của chàng. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.
Câu 2:
Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách: đi canh miếu và giết chết chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi lại bị Lí Thông lừa nhốt trong hang, hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục.
Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.
Câu 3:
Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
Câu 4: Chi tiết thần kỳ :
(1): Tiếng đàn
+ Giải oan cho mình và nên duyên với công chúa.
+ Khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.
- Ý nghĩa :
+ Giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cứu được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lý.
+ Khát vọng hòa bình. Muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
(2): Niêu cơm đất
+ Đãi hàng binh.
+ Ăn mãi không hết.
- Ý nghĩa:
+ Sự chân tình một mạc của lòng người.
+ Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
Câu 5:
Truyện kết thúc: Lý Thông chết, Thạch Sanh hạnh phúc là cái kết có hậu trong hầu hết các truyện cổ tích. Qua cách kết thúc câu chuyện, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
Đường link nè bạn: http://vietjack.com/soan-van-lop-7/
Trang này có soạn hết Văn lớp 7 nha bn!
CẢNH KHUYA
RẰM THÁNG GIÊNG
Hồ Chí Minh
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc và nhân loại. Với quan điểm văn chương là vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trong cuộc hành trình khắp năm châu bốn biển tìm con đường cứu nước cứu dân, Người đã để lại những tác phẩm chính luận, những truyện ngắn đặc sắc: Bản án chế độ thực dân Pháp, "Vi hành", Lời kêu gọi của bà Trưng Trắc,... Ngày 2 - 9 - 1945, trước toàn thể quốc dân đồng bào, trước công luận thế giới, Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
2. Tác phẩm
Cảnh khuya và Rằm tháng riêng là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Dựa vào những kiến thức đã biết về thể loại, hãy nhận dạng thể loại của hai bài thơ bằng việc kiểm tra số câu, số chữ trong mỗi câu, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp.
2. Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.
3. Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.
4. Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.
5. Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.
6. Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
7.* Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.
Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.
Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Đọc theo nhịp 4/3, riêng câu đầu tiên của bài Cảnh khuya được tách thành nhịp 3/4. Đọc bằng giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, thể hiện được cảnh đêm trăng, sông nước mênh mang và tình yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha của Bác.
Khi đọc bài Rằm tháng riêng cần chú ý nhấn giọng để thể hiện cảm xúc ở các từ ngữ: rằm xuân, lồng lộng, bát ngát trăng ngân ; thể hiện khả năng gợi tả vẻ đẹp của ánh trăng rằm của các từ ngữ: rằm xuân, lồng lộng, bát ngát.
2. Có thể kể ra một số câu thơ Bác viết về trăng như:
- Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
(Tin thắng trận)
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng)
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.
b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.
- Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).
c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.
- Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.
- Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.
- Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.
* Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.
Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Những hình ảnh tiêu biểu :
- Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...
- Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...
b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).
c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.
- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...
- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.
- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.
+ Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.
- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.
a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ
- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước
- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:
+ Sân trường vắng lặng
+ Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…
+ Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối
Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
* Bố cục
Cảnh khuya
- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc
- Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ
Rằm tháng riêng
- Phần 1 (hai câu đầu): cảnh đêm trăng tròn
- Phần 2 (hai câu cuối): hoạt động cách mạng trong đêm trăng.
Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt
- Đặc điểm:
+ Mỗi dòng có 7 chữ
+ Mỗi bài thơ có 4 câu
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4
Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4
Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3
Câu 4 ngắt nhịp 2/5
Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3
Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ trong bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng
+ Tiếng suối so sánh giống như tiếng hát trong trẻo xa vọng trong đêm như tiếng hát: gợi sự ấm áp, gần gũi.
+ Hình ảnh đặc sắc trong câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh bức tranh với sự giao hòa của ánh trăng với cảnh vật
+ Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ
→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.
Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ cuối bài: cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên
- Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp
- Câu thơ cuối cũng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ trăn trở, mất ngủ vì dân, vì nước của Bác
Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Không gian được miêu tả trong bài thơ
+ Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.
+ Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.
+ Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân
→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống
- Cách miêu tả:
+ Không miêu tả chi tiết cụ thể
+ Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật
- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:
+ Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên
+ Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần
Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế
+ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.
Sự khác nhau:
+ “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)
+ “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình
Câu 6 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn khi vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nguy nhưng bài thơ Rằm tháng giêng vẫn tái hiện được phong thái ung dung của Bác
+ Phong thái ung dung khi thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên trong mọi hoàn cảnh
+ Hình ảnh trong cả hai bài thơ có vẻ cổ điển: con thuyền, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung
Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Cộng sản yêu nước, hết lòng vì dân vì nước
Câu 7 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cả hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng có nét riêng biệt khác nhau
+ Trong bài cảnh khuya vẻ đẹp ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng vào bóng cây cổ thụ để in hình trên mặt đất.
+ Tiếng suối trong đêm trong trẻo, vang vọng như càng làm cho trăng trở nên thơ mộng hơn.
- Rằm tháng giêng miêu tả hình ảnh trăng xuân, mang không khí và sư vị của mùa xuân
+ Cảnh dòng sông trăng, con thuyền nhỏ trong sương khói
+ Sự đặc biệt phải nói tới chính là sự chan hòa của hình ảnh ánh trăng như đong đầy trên cả con thuyền.
Luyện tập
Một số câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về
Thư Trung thu 1951
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...
Vietjack and Loigiaihay xin hân hạnh tài trợ câu hỏi này!
#Choi_Tổng's