Hãy so sánh sự khác nhau giữa các từ chấn động - xúc động; kiệt xuất - kiệt tác; tiêu điểm - tiêu biểu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác nhau giữa từ chấn động và xúc động
Chấn động : (sự kiện, tin tức trọng đại) làm náo động lòng người.
Xúc động : Cảm động sâu sắc và tức thời trước một sự việc cụ thể.
Sự khác nhau giữa kiệt xuất và kiệt tác
Kiệt xuất : vượt trội hẳn lên về giá trị, tài năng so với bình thường
Kiệt tác : tác phẩm nghệ thuật hết sức đặc sắc.
Sự khác nhau giữa tiêu điểm và tiêu biểu
Tiêu điểm : nơi tập trung cao độ các hoạt động khác nhau và từ đó toả ảnh hưởng lớn ra các nơi khác.
Tiêu biểu : là hình ảnh cụ thể qua đó có thể thấy được đặc trưng rõ nét nhất của một cái gì có tính chất trừu tượng hơn, bao quát hơn, chung hơn (thường nói về cái tốt đẹp)
Bạn tham khảo nhé !!
-Động cơ xăng sử dụng nhiên liệu là xăng, sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở bugi
-Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel, không có bugi đánh lửa, động cơ sinh công nhờ quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh
* Trong những hoạt động kinh tế đối ngoại hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được coi là hoạt động chủ chốt nhất là vì
những cơ sở sau đây:
Như đã biết trong hoạt động kinh tế đối ngoại gồm 5 loại hoạt động chính đó là hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu,
hoạt động đầu tư quốc tế hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế thì:
- Hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế thực chất mới được phát triển mạnh ở nước ta từ 1988 đến nay vì trước đó chủ yếu phát
triển với Liên Xô cũ trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Sau 1998 thì nhờ chính sách mở cửa với luật đầu tư nước ngoài được ban
hành nên hoạt động này đã phát triển rộng hơn với nhiều nước tư bản như Anh, Nhật, Pháp... nhưng thực chất hoạt động này mới
chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh. Mặc dù hiệu quả của hoạt động đầu tư quốc tế cao nhưng không ổn
định vì đối tác đầu tư chưa phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy mà hoạt động đầu tư quốc tế chưa
thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.
- Hoạt động hợp tác lao động quốc tế cũng chỉ mới bắt đầu ở nước ta từ thập kỷ 80 nhưng sau 10 năm hoạt động hợp tác lao
động với các nước Châu Âu và các nước Bắc Phi xuất hiện nhiều tiêu cực lớn biểu hiện là trình độ tay nghề của người lao động Việt
Nam còn thấp, ý thức lao động chưa cao, trình độ dân trí còn thấp. Mặc dù ngày nay ta đã khôi phục hoạt động hợp tác lao động
quốc tế nhưng quy mô nhỏ và chủ yếu mới giải quyết được việc làm cho 1 số lao động dư thừa... cho nên hoạt động này cũng chưa
được coi là hoạt động chủ chốt.
- Hoạt động du lịch quốc tế thực chất mới được phát triển từ 10 năm nay nhờ vào chính sách mở cửa, nhưng vì cơ sở vật
chất hạ tầng của cả nước còn nghèo nàn lạc hậu trình độ quản lý còn thấp... ® hiệu quả của hoạt động này chưa cao vì thế du lịch
quốc tế cũng chưa thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.
- Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu khác với các hoạt động kinh tế đối ngoại trên là:
+ Hoạt động này có lịch sử từ lâu đời: ngay từ thế kỷ 16, 17 đã có nhiều tầu buôn nước ngoài từ ấn Độ, Trung Hoa, Hà Lan
đến buôn bán với nước ta ở cửa biển Hội an như vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta đã xuất hiện từ đó.
+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu liên tục được phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
mặc dù trong thời kỳ này chủ yếu ta nhập khẩu các hàng tiêu dùng lương thực thực phẩm và các thiết bị quân sự nhưng quá trình
nhập khẩu đó đã biểu hiện sự phát triển ở hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.
+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu càng được phát triển mạnh trong những năm gần đây và liên tục được đổi mới mà
biểu hiện là giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng, cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối thị trường xuất nhập khẩu ngày càng
rộng mở ra toàn thế giới. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ngày càng tiến bộ mà cụ thể là quyền hoạt động ngoại thương xuất nhập
khẩu đã được nhà nước mở rộng® cấp tư nhân.
+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta ngày nay không những đã đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế cả nước
mà còn tạo cơ hội cho dân tộc ta, nhân dân ta tiếp thu được những tinh hoa văn minh của thế giới để tiến tới hội nhập nhanh... vì vậy
ta khẳng định rằng hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu phải là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại
* So sánh giống và khác nhau giữa kinh tế đối ngoại với ngành thương nghiệp.
- Giống nhau:
+ Cả 2 hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp đều là những hoạt động có tính chất quan hệ hợp tác buôn bán giữa
nước ta với nước ngoài vì trong kinh tế đối ngoại thì có hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, trong thương nghiệp có ngành
ngoại thương.
+ Cả 2 hoạt động này đều là những hoạt động kinh tế xã hội quan trọng không thể thiếu được đối với nền kinh tế của mỗi
nước.
+ Cả 2 hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh tỉ lệ thuận với trình độ phát triển sản xuất và nền văn minh của mỗi
quốc gia.
- Khác nhau:
+ Phạm vi hoạt động của hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp rất khác nhau biểu hiện là thương nghiệp chỉ giới
hạn trong lĩnh vực buôn bán, còn kinh tế đối ngoại thì ngoài phạm vi buôn bán còn nhiều hoạt động khác như hợp tác đầu tư quốc
tế, hợp tác lao động quốc tế du lịch quốc tế...
+ Trước kia thương nghiệp hoạt động buôn bán rộng hơn so với kinh tế đối ngoại vì phạm vi của nó gồm cả nội thương và
ngoại thương nhưng kinh tế đối ngoại chỉ giới hạn trong lĩnh vực buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Thương nghiệp đã từ lâu được coi là một ngành kinh tế quan trọng chính đó là ngành thương mại còn kinh tế đối ngoại
chưa được coi là một ngành mà chỉ mới được gọi là những hoạt động kinh tế đối ngoại.
Tế bào động vật và tế bào thực vật đều là tế bào nhân thực.
Khác nhau:
- Tế bào thực vật có lục lạp, thành xenlulozo và không bào, tế bào động vật thì không.
- Tế bào động vật có trung thể, tế bào thực vật thì không.
- Nhân của tế bào động vật nằm ở trung tâm tế bào, còn thực vật vì không bào chiếm diện tích lớn nên nhân bị lệch sang 1 bên.
=> Sự giống nhau của 2 tế bào chứng tỏ rằng cả 2 đều có chung nguồn gốc là tế bào nhân thực, sự khác nhau chứng tỏ sự tiến hóa của mỗi loại tế bào và nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của mỗi loài sinh vật
bài 1: Không khí mang theo hơi nước trong phòng khi thổi qua ống đồng có chứa gas lạnh sẽ bị làm lạnh. ... Nước này sẽ nhỏ xuống khay dẫn nước và chảy ra bên ngoài theo ống thoát nước.
bài 2: Sự khác nhau nóng chảy và đông đặc:
+ Nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
+ Đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn.
Sự khác nhau giữa bay hơi và ngưng tụ:
+ Bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí.
+ Ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể khí sang thể lỏng.
Tham khảo:
* Giống nhau:-Đều có màng -Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm-Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.
* Khác nhau:
Tế bào thực vật
-Có mạng xelulôzơ
-Có diệp lục
-Không có trung thể
-Có không bào lớn, có vai trò quan trọngtrong đời sống của tế bào thực vật.
Tế bào động vật
-Không có mạng xelulôzơ
-Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)
-Có trung thể.
-Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .
Tham khảo
Sự khác biệt cơ bản giữa tế bào thực vật và động vật là tế bào thực vật có thành tế bào trong khi tế bào động vật không có thành tế bào. Một điểm khác biệt khác giữa tế bào thực vật và động vật là hình dạng. Tế bào động vật không có hình dạng xác định trong khi tế bào thực vật có dạng hình chữ nhật xác định.
tk:
– Giống nhau
+ Đều là tế bào nhân thực.
+ Tế bào đều được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
+ Bào quan gồm ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, vi ống, ribôxôm, lizôxôm.
+ Có sự trao đổi chất nhờ phương thức vận chuyển chủ động, thụ động hoặc xuất – nhập bào.
– Khác nhau
Tế bào thực vật | Tế bào động vật |
Có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất | Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất
Quảng cáo
|
Có lục lạp | Không có lục lạp |
Chất dự trữ là tinh bột, dầu | Chất dự trữ là glicôzen, mỡ |
Thường không có trung tử | Có trung tử |
Không bào lớn > | Không bào nhỏ hoặc không có |
Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng nhưng tế bào không bị vỡ ra | Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ ra |
Tham khảo :
Tế bào thực vật có thành tế bào bao quanh màng tế bào, trong khi tế bào động vật chỉ có màng tế bào. Tế bào thực vật có lục lạp giúp quang hợp. Chúng không có trong tế bào động vật. Tế bào động vật có không bào nhỏ so với tế bào thực vật có không bào lớn.
tham khảo nha
*Ở động vật có hai hình thức sinh sản: vô tính (mọc chồi, tái sinh) và hữu tính.
*So sánh:
-Giống nhau
Có cùng chung mục đích là sinh sản để duy trì nòi giống
-Khác nhau
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
-Không có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái -Chỉ cần 1 cá thể tham gia -Thế hệ con chỉ thừa kế đặc điểm của 1 cá thể -Sự sinh sản trải qua ít giai đoạn | -Có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. -1 cá thể(lưỡng tính) hoặc 2 cá thể tham gia -Cá thể con thừa kế đặc điểm của cả cá thể đực và cá thể cái (trừ cá thể lưỡng tính -Sự sinh sản trải qua nhiều giai đoạn phức tạp |
→Nhận xét : sinh sản hữu tính tiến hóa hơn so với sinh sản vô tính
Động vật có những hình thức sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
Giống nhau:
Có sinh sản để duy trì nòi giống
Khác nhau:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái(trứng)
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
=> Nhận xét:Sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính
Khác nhau:Từ đơn là từ 1 âm tiết.
Từ phức là từ có 2 âm tiết trở lên.
Khác nhau:Từ ghép:Có quan hệ về nghĩa.
Từ láy:Có quan hệ về âm.
- So sánh sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức :
*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
- So sánh sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy :
+) Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng thường thì một tiếng có nghĩa , các tiếng còn lại lặp lại âm hoặc vần của tiếng gốc.