Giải thích yếu tố thời tiết trong bài hát:
Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây
Em dang tay, em xoè tay
Chẳng thể nào mà xua tan mây
Mà chẳng thể nào mà che anh được.
Chứ rút sợi thương, nay anh chắp mái lợp
Rút sợi nhớ, đan vòm xanh
Nghiêng sườn Đông mà che mưa anh
Nghiêng sườn Tây xoã bóng mát.
Rợp trời thương, ấy mấy màu xanh suốt
Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh
Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh.
Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
- Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy trường Sơn.
- Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió phơn Tây nam (gió Lào)
Giả sử độ cao địa hình là 1000 m ,nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25oC thì lên đỉnh núi sẽ là 19oC ( giảm 6oC) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29oC, vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thu nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 10oC/ 1000m khi xuống núi
Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô (nắng đốt), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa (mưa quay).
Chúc em học tốt!