K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ Phò giá về kinh:

a/ Tác giả:

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông
b/ Tác phẩm:

Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt
Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử
c/ Ý nghĩa:

Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
...............................................................................................
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương → Hàm Tử)
..........................................................................................................
2/ Bạn đến chơi nhà:

a/ Tác giả:

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
b/ Tác phẩm:

Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
c/ Ý nghĩa:

Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui .....................
Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện
3/ Qua Đèo Ngang:

a/ Tác giả:

Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? - ?)
Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội
b/ Tác phẩm:

Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh
c/ Ý nghĩa:

Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm
Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình
4/ Bánh trôi nước:

a/ Tác giả:

Hồ Xuân Hương (? - ?) →Bà Chúa Thơ Nôm
Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội
b/ Tác phẩm:

Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật → bằng chữ Nôm
c/ Ý nghĩa:

Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian
Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
5/ Tiếng gà trưa:

a/ Tác giả:

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
b/ Tác phẩm:

Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh
Thuộc thể thơ 5 chữ
c/ Ý nghĩa:

Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận
d/ Đắc sắc nghệ thuật:

Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về
Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình
6/ Sông núi nước nam:

a/ Tác giả:

Chưa rõ tác giả bài thơ là ai
Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt
b/ Tác phẩm:

Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
c/ Ý nghĩa:

Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta
Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta
d/ Đặc sắc nghệ thuật:

Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiến
Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc
Hùng hồn, đanh thép

ấy mik gửi sai nha

ham khaor

https://h.vn/hoi-dap/question/482450.html?pos=1332646

4 tháng 9 2016

giúp vs khocroi

20 tháng 9 2016

3. Thân em như tấm lụa đào 

Phất phơ trước gió biết vào tay ai

 

Thân en như hạt mưa sa 

Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày 

 

Thân em như giếng giữa đàn 

người thanh rửa mặt người phàm rửa chân

 

19 tháng 12 2016

1. đều mang tính chất mua vui, phê phán cái xấu khiến người đọc bị lôi cuốn theo, hình ảnh thực tế khong hoang tưởng, viển vông

2. những câu than thân , châm biến vẫn còn sử dụng trong xã hội đặc biệt là các cụ già trong dòng họ gia đình, vì họ là người đã trải qua nhiều thứ và vẫn theo lời nói ngày xưa.

28 tháng 9 2021

Em tham khảo:

- Thể hiện sự chịu đựng, nhẫn nhịn những người nông dân trong xã hội xưa.

28 tháng 9 2021

Dạ em cảm ơn chị!

1 tháng 10 2016

Giống : + xuất phát từ tình cảm của người lao động tay chân

+ Đều mang những tình cảm lời nói gắn gửi đến mọi người xung quanh

+ Mang ý nghĩa

Khác: Châm Biếm + phê phán,chê bôi.

Tình yêu đất nước con người, ca dao than thân: tình cảm chân thật, lấy con vật,.....để chỉ tính cách số phận con người.

1 tháng 10 2016

Giống nhau:+Đều nói đến thân phận của người lao động trong xã hội phong kiến

+Đều nói lên một ý nghĩa riêng và gửi lời thông điệp đến mọi người xung quanh

Khác:+Châm biếm:Những câu hát châm biếm thường thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội

+Than thân:Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến

-Khái niệm:

 + Than thân và châm biếm:

* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

- Phân tích bài ca dao 2 và 3

+Bài ca dao 2:

*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

+ Bài ca dao 3:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

-  3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''

                                     - Thân em như hạt mưa sa

                                  Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

                                      -Thân em như hạt mưa rào 

                              Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

                                     - Thân em như trái bần trôi

                                Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

 

18 tháng 9 2016
- Đều hướng đến châm biếm những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất.
- Đều sử dụng một số hình thức gây cười.
- Đều tạo được những tiếng cười sảng khoái cho độc giả
18 tháng 9 2016

1.

Truyện cười và cả 4 bài ca dao trên có những điểm tương đồng đó là: Đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm, đả kích. Biện pháp nghệ thuật phóng đại là biện pháp chủ đạo để tăng ý nghĩa gây cười và nhấn mạnh bản chất của đối tượng. 
 

12 tháng 9 2017

loi cus tung bai ca dao la loi cua ai

19 tháng 10 2018

- Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

- Nội dung châm biếm của bốn bài ca dao là phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư, tật xấu của các hạng người khác nhau cùng những sự việc đáng cười trong xã hội: loại người lười biếng, ham chơi, thích hưởng thụ; thói mê tín, dị đoan và những kẻ lợi dụng lòng tin của con người để trục lợi bất chính; những hủ tục lạc hậu khiến người nông dân khổ cực; thói sĩ diện, thích khoe mẽ của con người...

- Nghệ thuật trào lộng dân gian được thể hiện đặc sắc qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại...

⇒ Vừa tạo nên tiếng cười châm biếm, vừa là sự phê phán nghiêm khắc những thói hư, tật xấu cũng như những sự việc đầy mâu thuẫn, đáng cười trong xã hội đương thời. Điều đó cũng đồng nghĩa với mong muốn những điều đó sẽ được thay đổi trong tương lai.