K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2019

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 1

Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7

Mã số: 01213. Thời gian: 30 phút. Đã có 32.988 bạn thử.

Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án

Cùng hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 thông qua "Đề thi kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7" của chúng tôi. Với 25 câu hỏi trắc nghiệm khách quan sát với nội dung chương trình học sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại những nội dung đã học, từ đó nắm chắc bài giảng hơn. Chúc các em làm bài tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 2

Câu 1:

Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt?

  • a. Hằng là một học sinh ngoan.
  • b. Mẹ đã về.
  • c. Ngày mai, đến trường mẹ ạ!
  • d. Phía núi bắt đầu mưa.

Câu 2:

Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình”được thêm vào trong câu để làm gì?

  • a. Để xác định thời gian.
  • b. Để xác định mục đích.
  • c. Để xác định nguyên nhân.
  • d. Để xác định nơi chốn.

Câu 3:

Câu rút gọn là câu:

  • a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ.
  • b. Chỉ có thể vắng vị ngữ.
  • c. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.
  • d. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ

Câu 4:

Trong đoạn đối thoại dưới đây, có thể dùng câu rút gọn hay không?
 - Con đã nấu cơm chưa? – Mẹ hỏi 
 -  Tôi liền trả lời: Đang ạ!

  • a. Có thể
  • b. Không thể

Câu 5:

Câu “ Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” được rút gọn thành phần nào? 

  • a. Chủ ngữ
  • b. Vị ngữ 
  • c. Chủ ngữ và vị ngữ
  • d. Trạng ngữ

Câu 6:

Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?

  • a. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
  • b. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
  • c. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ hơn.
  • d. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.

Câu 7:

Vị trí trạng ngữ ở câu sau nằm ở đâu?
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều” (Tố Hữu)

  • a. Đầu câu
  • b. Giữa câu. 
  • c. Cuối câu.
  • d. Cả a, b, c đều sai

Câu 8:

Dấu nào được dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu?

  • a. Dấu chấm.
  • b. Dấu hai chấm.
  • c. Dấu phẩy.
  • d. Dấu ngoặc đơn.

Câu 9:

Câu đặc biệt là câu:

  • a. Không cấu tạo theo mô hình: chủ ngữ-vị ngữ.
  • b. Không phân định chủ ngữ và vị ngữ
  • c. Có một trung tâm cú pháp.
  • d. Tất cả đều đúng.

Câu 10:

Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn?

  • a. Ai cũng học đi đôi với hành. 
  • b. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành
  • c. Học đi đôi với hành
  • d. Rất nhiều người học đi đôi với hành.

Câu 11:

Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?

  • a. Phương châm về chất
  • b. Phương châm về lượng
  • c. Phương châm quan hệ
  • d. Phương châm lịch sự

Câu 12:

Câu : “Ông nói gà, bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?

  • a. Phương châm về chất
  • b. Phương châm về lượng
  • c. Phương châm quan hệ
  • d. Phương châm lịch sự

Câu 13:

Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng… 

  • a. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm về lượng 
  • b. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm lịch sự.
  • c. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm quan hệ.
  • d. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm về chất

Câu 14:

Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần: 

  • a. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
  • b. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
  • c. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. 
  • d. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

Câu 15:

Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn: 

  • a. Trực tiếp.
  • b. Gián tiếp

Câu 16:

Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? 
Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất.

  • a. Trực tiếp.
  • b. Gián tiếp

Câu 17:

Từ mặt trời dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Có một mặt trời trong lăng rất đỏ."

  • a. Phương thức ẩn dụ
  • b. Phương thức hoán dụ
  • c. Phương thức so sánh
  • d. Phương thức nhân hóa

Câu 18:

Thuật ngữ là:

  • a. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học
  • b. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ
  • c. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học.
  • d. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Câu 19:

Người viết câu sau bị lỗi ở từ nào?
Huyện Krông Nô ta cũng có thắng cảnh đẹp.

  • a. Huyện Krông Nô.
  • b. Cũng
  • c. Thắng cảnh
  • d. Đẹp

Câu 20:

Trong các câu sau câu nào là thành ngữ?

  • a. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • b. Được voi đòi tiên.
  • c. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • d. Chó treo mèo đậy

Câu 21:

Trong các từ: Từ đơn; Từ phức; Từ; Từ ghép, từ nào có cấp độ khái quát cao nhất? 

  • a. Từ đơn
  • b. Từ phức
  • c. Từ
  • d. Từ ghép

Câu 22:

Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào? 
Không có kính rồi xe không có đèn 
Không có mui xe thùng xe có xước. 
                               (Phạm Tiến Duật )

  • a. Ẩn dụ
  • b. Hoán dụ
  • c. Điệp ngữ
  • d. Nhân hóa

Câu 23:

Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ: 
              Làn thu thủy nét xuân sơn 
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 
                                         (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

  • a. Ẩn dụ 
  • b. Hoán dụ
  • c. Điệp ngữ
  • d. Nhân hóa

Câu 24:

Từ in đậm trong, đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 
“Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.”

  • a. Nói quá
  • b. Nói giảm
  • c. Nói tránh
  • d. Nhân hóa

Câu 25:

Các tác giả văn học thường vận dụng các hình thức diễn đạt: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để:

  • a. Làm cho văn bản đa dạng về cách diễn đạt 
  • b. Làm cho hình thức văn bản đẹp hơn.
  • c. Để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. 
  • d. Thuận lợi khi kể
18 tháng 3 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

18 tháng 3 2018

xin lỗi em lớp 6 nhưng KB  nhé

12 tháng 5 2020

Đề kiểm tra 15ph mà thế này à? Không giống trường mình =))

9 tháng 2 2018

lên gg xệp đi

nhiều lắm

9 tháng 2 2018

uk

4 tháng 11 2017

Các bạn cx thì giữa kì à?

4 tháng 11 2017

Liana có chứ bạn !!!

28 tháng 12 2016

gian lận

28 tháng 12 2016

p hỉu nhầm rùi nha Hằng Nga giáng trần

Mk chỉ ôn thui mà!!!

1 tháng 5 2018

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015

TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT

MÔN: VĂN 7

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?

A. Mô tả các hiện tượng xã hội.

B.Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống.

C.Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các

mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?

A. Nghị luận chính trị

B.Nghị luận khoa học

C.Nghị luận xã hội

D.Nghị luận văn chương

3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?

A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.

B.Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.

C.Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.

D.Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt.

4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?

Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B.Trạng ngữ chỉ phương tiện

C.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

D.Trạng ngữ chỉ cách thức

5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Xe cô ấy bị hỏng.

B.Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước.

C.Nó bị đau chân.

D.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì?

A. Dẫn chứng

B.Lí lẽ

C.Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm

D.Lập luận

II. TỰ LUẬN (7 điểm):

1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?

a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?

b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn THCS Thống Nhất năm 2015

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu

12345

6

Đáp án

CDBCB

C

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):

1

( 2 đ)

– Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

a) Câu đặc biệt thường dùng để:

– Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

– Bộc lộ cảm xúc

– Gọi đáp

b) Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi!

0,5 đ

0,5 đ

2

(5.0 đ)

* Yêu cầu chung   :

– Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích

– Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”

– Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận

– Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài

 
MB:

TB:

Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên.

– Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phảnnhau:

+ Thất bại

+ Thành công

0,5 đ

– Hiểu cụ thể là:
 + Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt. 
+ An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt

hiệu quả.

+ Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ

phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém.

=> Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ.
KB:Ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống

+ Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không đạt hiệu quả..

0,5 đ

Bài mẫu: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

     Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:” Thất bại là mẹ thành công”.

    “Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. ” Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì ” thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.    Vì sao nói ” Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.

 Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ.     Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm.    Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập;…

    Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

5 tháng 12 2016

Mk có đẹp cực kì nhưng thầy chưa trả

5 tháng 12 2016

Tham khảo qua nhé bạn. ~ Ko phải tranh mk vẽ đâu. Hình như bài này đã từng học ở lớp 5 rồi

*Good luck ~ MDia

15 tháng 3 2016

bài TLV số mấy?

15 tháng 3 2016

Mk ktra

TLV số 5 :

chọn 1 trong 2 đề sau:

- Dân ta có câu tục ngữ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nhưng có bạn lại bảo......

- Hãy minh rằng đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống

Bài TLV số 6:

           Nhiễu điều phủ lấy giá gương, 
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy