Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh cây hút nước và muối khoáng nhờ rễ
giúp mk vs ,mk đg cần rất gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nhúng 1 cành hoa trắng vào nước màu đậm.
đợi 1 thời gian cho cánh hoa đổi màu, sau đó cắt ngang thân hoa và quan sát thấy mạch gỗ bị nhuộm màu, chứng tỏ nước và muối khoáng vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ
Câu 1 :
Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.
Câu 2 :
- Có 4 loại rễ biến dạng :
+ Rễ thở : lấy không khí để thở - Ví dụ : bần , mắm ,....
+ Rễ củ : chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa , tạo quả - Ví dụ ; cây cà rốt , cây cải củ , ..........
+ Rễ móc : Nâng đỡ , hướng ánh sáng - Ví dụ : vạn niên thanh, trầu không , ...........
+ Rễ giác mút : Lấy chất dinh dưỡng của cây khác - Ví dụ : dây tơ hồng , cây tầm gửi,.........
Câu 3 :
- Những điều kiện : thời tiết , khí hậu , nhiệt độ , các loại đất trồng khác nhau , chăm sóc của con người ,............
Câu 4 :
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ( tinh trùng ) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái ( trứng ) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
Câu 5 :
Thụ phấn nhờ sâu bọ
Thụ phấn nhờ gió
Thụ phấn nhờ con người
Câu 6 :
- Vai trò :
Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
Thực vật chống lũ lụt , xói mòn
Thực vật làm thức ăn , nguyên liệu , dược liệu cho con người
-Biện pháp
Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể mỗi loài
Xây dựng các vườn thực vật , vườn quốc gia , các khu bảo tồn ,.... để bảo vệ các loài thực vật quý hiếm
Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt
Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham ra bảo vệ rừng
1)
- Mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu nhu cầu muối đạm của cây -> Muối đạm rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Ví dụ:
+ Cải bắp, su hào cần nhiều muối đạm; lúa, ngô, đậu cần nhiều đạm và lân; khoai lang, cà rốt cần nhiều Kali => nhu cầu muối khoáng của các loại cây, khác nhau không giống nhau.
+ Trong giai đoạn sinh trưởng, ra hoa kết quả cây cần nhiều muối khoáng hơn các giai đoạn khác => nhu cầu muối khoáng của các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.
2)
Chuẩn bị: 2 chậu, 2 cây đậu tương có độ lớn như nhau, phân đạm, lân, kali.
Tiến hành: trồng 2 cây đậu tương có độ lớn như nhau vào 2 chậu.
Chậu A: bón đủ các loại muối khoáng: Đạm, Lân, Kali…
Chậu B: Thiếu muối Lân hoặc kali…
Kết quả:
Cây ở chậu A sinh trưởng và phát triển bình thường.
Cây ở chậu B còi cọc, kém phát triển, có biểu hiện bị bệnh (vàng lá, rìa lá bị cháy…)
* Kết luận: Muối khoáng rất cần thiết cho cây. Cây cần các loại muối khoáng chính là đạm, lân, kali và các loại phân vi lượng khác như kẽm, mangan, sắt…
Câu 2 mình ko chắc chắn nhé! Chúc bạn học tốt
1. Mục đích của bạn tuấn là tìm hiểu nhu cầu muối đạm của cây
1: Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
2: Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
5: thí nghiệm chứng minh cây vận chuyển được chất hữu cơ nhờ mạch rây.
- Lấy một cành cây trong vườn.
- dùng dao bóc một khoang vỏ có cả mạch rây.
- để một thời gian sau quan sát thấy mép vỏ phía trên phình to.
- do khi bóc vỏ cây là đã bóc luôn cả mạch rây nên chất hữu cơ do lá tổng hợp được ở phần trên không thể vận chuyển xuống dưới được nên bi ứ đọng lại ổ mép trên.
- vậy mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
- nhân dân ta thường ứng dụng hiện tượng này để nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành.
Rễ cây có thể hút nước và muối khoáng nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu ở tế bào lông hút với dung dịch hút.
- Bố trí thí nghiệm làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước:
Chuẩn bị hai chậu chứa đất và bổ sung phân bón tương tự nhau. Tiến hành trồng hai cây cùng loài, có kích thước tương đương nhau vào mỗi chậu. Ban đầu tưới đều nước để hai cây sống, sinh trưởng bình thường. Sau đó chỉ tưới nước cho 1 chậu cây, chậu còn lại không tưới. Sau một thời gian chậu cây không có nước sẽ chết, chậu cây có nước sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Bố trí thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng:
Chuẩn bị hai chậu chứa đất, một chậu bổ sung phân bón ( NPK, phân ủ hoai,…), một chậu không bổ sung thêm gì cả. Tiến hành trồng hai cây cùng loài, có kích thước tương đương nhau vào mỗi chậu. Tưới đều nước để hai cây sống bình thường. Sau một thời gian chậu cây không bổ sung phân bón phát triển chậm, cây còi cọc. Chậu cây có thêm phân bón sinh trưởng và phát triển tốt hơn rất nhiều.
Bố trí thí nghiệm làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước.
Trồng 2 cây cái vào 2 chậu đất A và B (như nhau) và tưới nước đều tới khi 2 cây bén rễ (tươi tốt như nhau). Rồi sau đó. hãng ngày chỉ tưới nước cho cây ở chậu A. không tưới nước cho cây ở chậu B. Kết quả, cây chậu A vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, còn cây chậu B còi cọc. phát triển không bình thường. Như vậy, nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây.
* Làm thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng. Trồng 2 cây như nhau vào 2 chậu, chậu A có đủ các loại muối khoáng: đạm. lân, Kali, nhưng chậu B lại thiếu muối đạm. Hàng ngày chăm sóc và tưới nước như nhau cho 2 câv ở 2 chậu. Kết quả theo dõi sau 2 tuần: cây ở chậu A phát triển (xanh tốt) bình thường, còn cây ở chậu B kém phát triển (vàng xấu). Điều đó chứng tỏ muối khoáng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.