K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2019

Câu 1: Trong các hành vi sau,hành vi nào thể hiện đưc tính trung thực?
A. Làm hộ bài cho bạn. C. Quay cóp trong giờ kiểm tra
B. Nhận lỗ thay cho bạn. D. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuết điểm.
Câu 2: Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào nói lên tính giản dị?
A. Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa; C. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu;
B. Tổ chức sinh nhật linh đình; D. Thái độ khách sáo, kiểu cách.
Câu 3: Câu tục ngữ“Đói cho sạch, rách cho thơm”.thể hiện đức tính gì ?
A. Giản dị C. Đạo đức, kỉ luật
B. Trung thực D. Tự trọng
Câu 4: Trong những câu tục ngữ dưới đây, câu nào thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Thương nười như thể thương thân C. Không thầy đố mày làm nên
B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng D. Một sự nhịn, chín sự lành.
Câu 5: Trong các câu tục ngữ dưới dây, câu nào thể hiện sự đoàn kết tương trợ ?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. D. Lời chào cao hơn mâm cỗ
Câu 6: Hãy viết hoàn chỉnh câu tục ngữ sau:
Một miếng khi ……………bằng một gói khi ….....
II: Tự luận:
Câu 1: Thế nào là tôn sư trọng đạo ?
Câu 2: Giải quyết tình huống sau:
Vì bị tai nạ giao thông nên mẹ Hiếu bị cụt một chân, không cam chịu số phận, ngầy
ngày mẹ Hiếu vẫn ngồi xe lăn đi bán vé số để có tiền nuôi con ăn học.
Một hôm, Hiếu cùng các bạn đang ngồi ăn trong quán, chợt nhìn thấy mẹ bán vé số ở
gần đó và đang mỉm cười với mình. Sợ các bạn thấy, Hiếu tỏ ánh mắt giận dữ với mẹ và
bỏ đi. Ngọc ngồi cạnh Hiếu, biết chuyện đã đến chào mẹ Hiếu , đồng thời chạy theo và
trách Hiếu sao lại có thái độ như vậy.
a/ Em nghĩ gì về thái độ của Hiếu và Ngọc?
b/ Em rút ra bài học gì cho bản thân?

23 tháng 10 2019

I. Phần trắc nghiệm: (5 đ)

Câu 1. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật ?

A. Khi mắt ta hướng vào vật. B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật.

C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta. D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2: Trong môi trường trong suốt, đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào ?

A. Theo nhiều đường khác nhau B. Theo đường thẳng

C. Theo đường gấp khúc. D. Theo đường cong.

Câu 3: Quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào ?

A. Góc tới gấp đôi góc phản xạ. B. Góc tới lớn hón góc phản xạ.

C. Góc phản xạ bằng góc tới. D. Góc phản xạ lớn hơn góc tới.

Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng thế nào ?

A. Lớn hơn vật. B. Bằng vật. C. Nhỏ hơn vật D. Gấp đôi vật.

Câu 5: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thế nào ?

A. Nhỏ hơn vật. B. Lớn hơn vật. C. Bằng vật. D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6: nguồn sáng có đắc điểm gì ?

A. Truyền ánh sáng đến mắt ta. B. Tự nó phát sáng.

C. Phản chiếu ánh sáng. D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7: Góc tạo bởi tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với:

A. Tia tới và pháp tuyến của gương.

B. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.

C. Tia tới và đường vuông góc với gương tạ điểm tới.

D. Pháp tuyến với gương và đường phân giác của góc tới.

Câu 8: Khi có nguyệt thực tức là:

A. Trái đất bị mặt trăng che khuất. B. Mặt trăng bị trái đất che khuất ánh sáng mặt trời.

C. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa. D. Mặt trời không chiếu sáng mặt trăng.

Câu 9: Một vật đặt trước 3 gương: phẳng, cầu lồi, cầu lõm thì gương nào tạo ảnh ảo lớn nhất ?

A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. D. Không gương nào.

Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau?

Gương ……………………… có thể cho ảnh …………… lớn hơn vật, không hứng được trên màn chắn.

Bộ 12 đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí lớp 7

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Câu 2: Cho một mũi tên AB đặt vuông góc với mặt một gương phẳng.

a) Vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương phẳng ?

b) Vẽ một tia tới AI trên gương và tia phản xạ IR tương ứng ?

Bộ 12 đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí lớp 7

xem qua nhé

23 tháng 10 2019

ah, cảm ơn.

23 tháng 10 2019

. Phần trắc nghiệm:

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất (mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Câu 1. Đất trồng là:

A. Kho dự trữ thức ăn của cây.

B. Do đá núi mủn ra cây nào cũng sống được.

C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

D. Lớp đá xốp trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2. Loại đất nào sau đây giữ nước tốt nhất?

A. Đất cát. B. Đất sét.

C. Đất thịt. D. Đất cát pha.

Câu 3. Biện pháp thích hợp để cải tạo đất xám bạc màu là:

A. Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ.

B. Làm ruộng bậc thang.

C. Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.

D. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

Câu 4. Vì sao chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí?

A. Vì nhu cầu nhà máy ngày càng nhiều

B. Để dành đất để xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm

C. Diện tích đất trồng có hạn

D. Giữ gìn cho đất không bị thoái hóa

Câu 4. Trạng thái đất nào sao đây là đất thịt nhẹ?

A. Không vê được

B Chỉ vê được thành viên rời rạc

C. Vê được thành thỏi nhưng đức đoạn

D. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt

Câu 5. Trong dãy các loại phân sau, dãy nào gồm toàn các loại phân thuộc nhóm phân hoá học?

A. Phân lân; phân heo; phân urê.

B. Phân trâu, bò; bèo dâu; phân kali.

C. Cây muồng muồng; khô dầu dừa; phân NPK.

D. Phân urê; phân NPK; phân lân.

Câu 6. Bón thúc được thực hiện vào thời gian nào?

A. Trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. B. Trước khi gieo trồng.

C. Sau khi cây ra hoa. D. Sau khi gieo trồng.

Câu 7. Vai trò của giống cây trồng là:

A. Tăng năng suất cây trồng.

B. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. Tăng chất lượng nông sản.

D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Câu 8. Quy trình sản xuất giống bằng hạt ở năm thứ tư là:

A. Gieo hạt giống đã phục tráng.

B. Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà

C. Tạo thành giống nguyên chủng

D, Tạo giống siêu nguyên chủng

Câu 9. Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại cây trồng mạnh nhất?

A. Sâu non. B. Trứng.

C. Nhộng. D. Sâu trưởng thành.

Câu 10. Yếu tố nào không gây ra bệnh cây:

A. Vi khuẩn. B. Vi rút. C, Sâu. D. Nấm.

Câu 11. Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành.

A. Ngành chân mềm. B. Ngành sâu bọ.

C. Ngành có xương sống. D. Ngành chân khớp.

Câu 12. Sử dụng một số loài sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch ... và các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại là biện pháp gì?

A. Biện pháp sinh học. B. Biện pháp hoá học.

C. Biện pháp kiểm dịch thực vật. D. Biện pháp thủ công.

II. Phần tự luận: (4 điểm)

Câu 13. (1,0 điểm) Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta

Câu 14. (1,0 điểm) Phân bón có tác dụng gì đối với đất và cây trồng? Vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót;

Câu 15. (1,0 điểm) Em hãy trình bày các tiêu chí để đánh giá giống cây trồng tốt.

Câu 16. (1,0 điểm) Em hãy nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

23 tháng 10 2019

Vì khi trong ruột người không có chất dinh dưỡng cũng làm cho giun đũa đói khiến cho giun đũa phải tìm đến chỗ có chất dinh dưỡng và có thể chúng đã bò vào trong túi mật

23 tháng 10 2019

A hi hi không có gì đâu

22 tháng 12 2016

Ukm !!!! Mình ko bik pạn nên c~~~~ chẳng sao :))

22 tháng 12 2016

chịu ko biết

 

4 tháng 5 2018

Môn j cũng được hả bạn?

18 tháng 3 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

18 tháng 3 2018

xin lỗi em lớp 6 nhưng KB  nhé

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
31 tháng 12 2023

Em tham khảo các đề ôn tập và kiểm tra của các khoá học LS và ĐL 6 theo các đường link trên OLM nhé.

- Môn Lịch sử: 

https://olm.vn/chu-de/de-so-1-2283272351

https://olm.vn/chu-de/de-so-02-2284151384

- Môn Địa lí:

https://olm.vn/chu-de/trac-nghiem-7-diem-2282681920

https://olm.vn/chu-de/de-on-tap-cuoi-ki-1-de-so-2-2285749104

https://olm.vn/chu-de/de-kiem-tra-cuoi-hoc-ki-1-de-so-1-2266860418

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I – MÔN GDCD Chú ý: Em hãy chọn một đáp án đúng cho mỗi câu sau (chú ý chỉ đánh chữ in A hoặc B, hoặc C hay D mà thôi, nếu các em thực hiện không đúng máy sẽ chấm điểm “O”)I. Ôn các bài 1, 2, 3, 4, 5, 7 gồm:1. Ghi nhớ kĩ nội dung đã ghi trong vở các bài trên2. Đọc lại tục ngữ (ca dao) trong sách giáo khoa và hiểu ý nghĩa của nó3. Xử lý một số tình...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I – MÔN GDCD

 

Chú ý: Em hãy chọn một đáp án đúng cho mỗi câu sau (chú ý chỉ đánh chữ in A hoặc B, hoặc C hay D mà thôi, nếu các em thực hiện không đúng máy sẽ chấm điểm “O”)

I. Ôn các bài 1, 2, 3, 4, 5, 7 gồm:

1. Ghi nhớ kĩ nội dung đã ghi trong vở các bài trên

2. Đọc lại tục ngữ (ca dao) trong sách giáo khoa và hiểu ý nghĩa của nó

3. Xử lý một số tình huống đã học

II. Bài tập

Câu 1: Ăng-ghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là …. và….”. Trong dấu “…” đó là:

A. thật thà và khiêm tốn. C. cần cù và siêng năng.

B. khiêm tốn và giản dị. D. chăm chỉ và tiết kiệm.

Câu 2: Sếc–xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến đức tính gì?

A. Đức tính thật thà. C. Đức tính tiết kiệm.

B. Đức tính khiêm tốn. D. Đức tính trung thực.

Câu 3: Trong bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” có đoạn: Kết niên lại anh em chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết niên lại anh em chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quần thù xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no. Đoạn bài hát đó nói đến điều gì?

A. Tôn sư trọng đạo. C. Lòng khoan dung.

B. Lòng biết ơn. D. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.

Câu 4: “Danh lớp 7A có mâu thuẫn với 2 bạn là Khang và An lớp 7B và đã bị 2 bạn đánh. Danh trở về lớp nói với các bạn lớp mình. Nghe vậy, cả lớp 7A đã kéo qua lớp 7B để đánh Khang và An vì dám ức hiếp thành viên lớp mình. Theo em, thì hành vi của các bạn lớp 7A có phải là đoàn kết, tương trợ hay không?

A. Phải vì các thành viên lớp 7A cùng nhau giúp bạn trong lớp

B. Không vì đây là hành động thương hại bạn Danh

C. Không vì đoàn kết, tương trợ là giúp đỡ nhau làm việc tốt chứ không phải kéo bè kéo cánh, bao che những việc làm xấu

D. Phải vì chỉ cần hợp sức, về một phe như vậy là đoàn kết, tương trợ

Câu 5: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ” có đoạn: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi. Lời bài hát nói về đức tính nào của Bác?

E. A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Cần cù. D. Khiêm tốn.

Câu 6: Người vợ đau yếu nhưng sợ chồng và các con lo lắng. Bà vẫn bảo mình khỏe và cố gắng đi làm. Hành động của người vợ có được xem là thiếu trung thực không?

A. Có vì người vợ phải nói thật cho chồng và các con biết thì chồng và các con mới nắm được tình hình sức khỏe của bà để có thể chăm sóc tốt hơn

B. Không vì hành động của bà thể hiện đức tính hi sinh của người phụ nữ

C. Có vì cho dù trong mọi trường hợp nào đi chăng nữa, khi nói dối đã là người không có tính trung thực

D. Không vì phụ nữ có quyền ưu tiên được nói dối

Câu 7: “Sống giản dị thể hiện qua các bộ quần áo là được”. Em có tán thành với ý kiến trên hay không?

A. Tán thành vì khi cách ăn mặc bên ngoài không xa hoa và phù hợp với hoàn cảnh bản thân, gia đình thì được gọi là sống giản dị

B. Không tán thành vì sống giản dị không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc mà còn qua lời nói, tác phong

C. Không tán thành vì sống giản dị không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc mà còn qua tác phong

D. Tán thành vì cách thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động không phải là giản dị mà là tôn trọng mọi người

Câu 8: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Không có mối quan hệ với nhau.

B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật thì không.

C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức thì không.

D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 9: Trong hoàn cảnh nào con người cần có tính tự tin?

A. Khi đứng trước những người tự tin. C. Trong mọi hoàn cảnh.

B. Khi đứng trước đám đông. D. Khi đứng trước những người rụt rè, tự ti.

Câu 10: Câu tục ngữ: Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu tục ngữ trên nói đến điều gì?

A. Sự trung thành C. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.

B. Tinh thần yêu nước. D. Khiêm tốn.

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây là không giản dị? 

A. Không xa hoa lãng phí, phô trương.

B. Không cầu kì kiểu cách.

C. Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, kiêu ngạo.

D. Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 12: Em được mời tới dự một buổi họp mặt do chủ nhà tự nấu các món ăn. Sau khi ăn xong, em thấy có những món không được ngon lắm. Chủ nhà hỏi ý kiến của em về các món ăn đó. Em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Em sẽ nói thẳng với chủ nhà là món này quá dở. Vì nếu nói dối sẽ được coi là thiếu trung thực

B. Em sẽ nói dối với chủ nhà là món này quá ngon. Vì muốn làm chủ nhà vui

C. Em sẽ né qua chuyện khác hoặc tránh đi để không phải trả lời câu hỏi của chủ nhà

D. Em sẽ không nói thẳng với chủ nhà là nấu quá dở. Vì chủ nhà đã có tấm lòng tự tay nấu nhưng em sẽ khéo léo góp ý cho chủ nhà hiểu để thức ăn được nấu ngon hơn

Câu 13: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực.

D. Khiêm tốn.

Câu 14: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví có nhiều tiền và một số giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Lấy tiền trong chiếc ví đó tiêu xài.

B. Mang tiền về cho bố mẹ.

C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất để trả lại.

D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 15: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

A. Cần cù, siêng năng

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Xa hoa, lãng phí.

Câu 16: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?

A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên

C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật

D. Phải đấu tranh bảo vệ cái đúng mọi lúc, mọi nơi

Câu 17: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. Trong dấu “…” đó là?

A. Quy chế và cách ứng xử.

B. Nội quy và cách ứng xử.

C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.

D. Quy tắc và cách ứng xử.

Câu 18: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Lòng tự trọng.

D. Khiêm tốn.

Câu 19: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội? Trong dấu “…” đó là gi?

A. Phẩm giá.

B. cái đúng.

C. Uy tín.

D.Tôn trọng

Câu 20: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Giúp đỡ hết thảy họ, sau đó lấy xe của mình đèo bé đến bệnh viện.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đạp xe thật nhanh về nhà.

D. Đứng lại xem sau đó bỏ đi.

ai làm hộ mik đề này đc ko

 

0