K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2019

de nhung mat nhieu thoi gian xin loi nhe

16 tháng 10 2019

Nghệ An quê tôi, mảnh đất với những anh hùng của dân tộc, những danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… Và hơn hết, nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc.

Xứ Nghệ - nơi mảnh đất khô cằn với cảnh bão lụt thường xuyên, những đợt gió lào mang cái nóng oi ả hay những lần gió mùa giá rét tới thấu gia thấu thịt. Những khó khăn vất vả ấy, có lẽ chỉ những ai đã từng sống và lớn lên ở đây mới có thể thấu hiểu hết. 


lũ lụt

Thế nhưng, quê hương tôi - quê hương xứ Nghệ chưa bao giờ chịu khuất phục. Không những thế, đó còn là động lực thúc đẩy chúng tôi - những con người xứ Nghệ phải mạnh mẽ và phải kiên cường. Luôn cần cù, chịu khó để vượt lên cái nghèo, cái đói. Những con người ấy, một năng hai sương với ruộng đồng, bươn chải nơi đất khách quê người, đi từ miền Nam ra miền Bắc để làm giàu. Đưa quê hương ngày một phát triển.

Tôi yêu nghệ an

Có lẽ cũng vì những khó khăn vất vả quá nhiều đã ảnh hưởng tới cách sống cũng như cách suy nghĩ của con người nơi đây. Sống một cách giản dị, đơn giản. Tuy nghèo về vật chất nhưng ở đây chưa bao giờ thiếu tình cảm giữa người với người. Đi đâu người ta cũng thấy người Nghệ An đoàn kết, giúp đỡ nhau dù họ chưa một lần gặp mặt. 

Sau 4 năm học đại học tại Hà Nội, cứ mỗi lần về với quê hương là lòng tôi lại rạo rực, có những hôm thao thức không ngủ được chỉ mong sao cho trời nhanh sáng để tôi có thể lên đường về quê. Tôi nhớ cách đây mấy hôm, tôi có việc về thăm gia đình và có một mùi vị rất quen thuộc mà 4 năm trời xa cách tôi không được nếm dù chỉ một lần - mùi rơm của ngày mùa. Ôi!!! Mùi vị đó sao mà ngọt ngào đến thế, làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm về thời ấu thơ, cái ngày còn học cấp 2, cấp 3. Cứ mỗi lần đến mùa gặt lúa, tôi phải cùng với gia đình đi gặt, đi tuốt lúa. Tiếng máy nổ xình xịch, từng rổ lúa cứ lần lượt được chuyền tay nhau trải ra sân để đón lấy ánh nắng của buổi trưa mong sao cho lúa nhanh khô. Tôi nhớ mỗi lần đang phơi lúa mà mây đen kéo đến, ôi cái lúc này dù có chưa được ăn cơm đi chăng nữa nhưng sao mà tôi thấy khỏe đến thế. Tất cả mọi người lao ra sân để kéo lúa vào để không bị ướt. Giờ ngồi đây và nghĩ lại, không biết lúc đó mình ăn gì mà khỏe thế nữa, bây giờ nếu có cho ra kéo thì chắc chỉ được 2 phút là bộ lăn ra luôn :-p.

Con người nơi đây có niềm đam mê bóng đá có lẽ gần nhất nhì cả nước, những lần các cầu thủ ra sân thì đội trẻ xứ Nghệ luôn là những con người tiên phong đi cỗ vũ. 

#Châu's ngốc

22 tháng 7 2021

ai giúp mk ikkkk

22 tháng 7 2021

ok

6 tháng 2 2020

Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.


 

13 tháng 11 2023

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

13 tháng 11 2023

Bạn 8.Vũ Tùng Dương tổ2 đây là thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhé

27 tháng 3 2021

Tham khảo:

1,

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù

2,

Ngắm trăng là bài thơ được Bác sáng tác trong lúc đang bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng đọc bài thơ ta thấy Bác thể hiện được phong thái ung dung ngắm cảnh thiên nhiên trong hoàn cảnh tù giam ngột ngạt, bức bối và chịu nhiều khổ cực. Qua bài thơ chúng ta còn thấy tình thần thép của Bác Hồ. Với một điều kiện thiếu thốn như " Trong tù không rượu cũng không hoa", đối với các nhà thơ đều có cảm hứng sáng tác khi có rượu có hoa nhưng người thi nhân vẫn có thể thưởng trăng. Bác Hồ đã khẳng định " cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" thấy được cảnh đẹp của thiên nhiên khiến cho lòng người không thể cầm được mà thưởng thức. Hai câu đầu thể hiện được tình yêu thiên nhiên của Bác còn hai câu cuối lại thể hiện được tinh thần thép của Bác. Người ta thường nói đến câu thơ này là một cuộc vượt ngục bằng tnh thần. Bác Hồ muốn giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp ngoài kia. Nếu chúng ta thay từ " ngắm" bằng một từ nào khác thì chắc chắn ý thơ sẽ khác hẳn, vì từ ngắm cho ta thấy phong thái ung dung, tự tại của bác ở trong tù.  Nếu đọc thơ của Bác chúng ta đều thấy rằng trăng là người bạn luôn luôn xuất hiện trong thơ Bác. Nhờ có trăng làm bạn nơi nhà tù đề Bác thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Vậy nên, một bài thơ hay không chỉ có hình ảnh thiên nhiên đẹp mà nó còn phải nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả. 

3,

Phép điệp ngữ: 

-Câu thứ nhất: "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan": có ngĩa là đi đường mới biết đường khó. Cụm từ "tẩu lộ" được sử dụng hai lần nhằm nhấn mạnh ý :"Đi đường mới biết gian lao"

-Câu thứ hai và câu thứ 3: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san

  "Trùng san đăng báo cao  phong hậu"

Có nghĩa là :" Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác"-khi đã vượt hết các lớp núi sẽ lên đến đỉnh cao chót vót". 

-Hiệu quả các phép điệp ngữ được dùng nhiều lần là: khắc họa đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác,từ đó nhấn mạnh sự gian nan vất vả của người đi đường.

22 tháng 7 2018

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Thật vậy, nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đã từng viết:

“…Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi…”

Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ đã gợi ra những cách hiểu sâu sắc qua cách so sánh, độc đáo, thú vị: Quê hương chính là mẹ và mẹ là quê hương. Ý nghĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt chính là cuộc sống tinh thần lẫn tâm hồn.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của chính mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người sẽ trở nên chông chênh – lệch lạc. Đồng thời qua cách so sánh tác giả cũng khơi dậy nuôi dưỡng tình cảm với quê hương. Tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm thiêng liêng tựa thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.

Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt.

Bình yên những phút giây không nơi nào sánh bằng quê hương, vì nó là bến đỗ là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống đầy sóng gió này. Dù ra sao, dù có như thế nào đi chăng nữa thì mỗi người cũng không được quên đi nguồn cội, gốc gác quê hương, quên đi những nắng ban mai mỗi khi thức giấc. Mà hãy nuôi dưỡng tình cảm với quê hương, để con người có được một tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản nhất.

“Quê hương”, “đất nước” bạn đã bao giờ tự đặt tình cảm quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước hay chưa? Ở đây, giữa hai thứ tình cảm thiêng liêng này muốn nói rằng: “ hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên mà phải biết hướng tới tình cảm thiêng liêng lớn lao, bao trùm là Tổ quốc, là đất nước để tình yêu làm đất tạo hóa quê hương. Có như vậy, thì tình cảm quê hương và tình yêu đất nước mới ngày càng sâu nặng, thấm thiết như tình cảm giữa người và người.

Tình là vậy, yêu là vậy. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xã hội đầy bôn ba và háo thắng như hiện này, thì không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; tự bôi nhọa nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc…Và với những hành vi suy nghĩ thiếu chính chắn như vậy thì mọi tập thể, cá nhân hãy tự kiểm điểm lại chính mình thay vù những đòn roi từ dư luận.

Trong cuộc sống và lối sống, nếu như muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Nhưng trước hết đối với những ai đang ngồi trên ghế nhà trường, thì công việc đầu tiên nên làm là phấn đấu hết mình trong con đường học tập. Xác định sớm động cơ để có động lực vươn lên trên con đường học vấn và có những ý thức, kế hoạch, mục tiêu học tập rõ ràng, đúng đắn. Học tập tốt sẽ giúp cho mọi thế hệ trẻ ngày nay trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản vững chắc, giúp trưởng thành hơn trong cuộc sống và thành công trong mọi lĩnh vực sau này. Tăng cường nâng cao nhận thức về sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và những yêu cầu của Đảng đối với tuổi trẻ nước ta, từ đó mà xác định nhiệm vụ to lớn và nhiệm vụ thiêng liêng của mình trong việc chuẩn bị những hành trang cần thiết sắp tới. Thường xuyên, liên tục trao dồi về lí tưởng sống, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hóa, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, điều lệ mà Nhà nước ban hành. Là người gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của một người con của dân tôc Việt Nam. Nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, không ngại khó khăn, vất vả, ra sức giúp đỡ những người nghèo khổ. Giữ gìn an ninh trật tự khu vực ở mỗi địa phương đơn vị. Và điều đặc biệt cần làm nhất đối với con dân đất Việt là rèn luyện để có lập trường, tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh. Và đó cũng chính là những điều tôi đã và đang hoàn thiện trong cuộc sống hiện tại và cả tương lai sau này

“…Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi…”

Hai câu thơ trên một lần nữa đã khẳng định lại rằng: chẳng nơi nào sánh bằng quê hương. Nhưng để có được một quê hương yên bình và đầy trong xanh như thế này, tất cả những con người trên đất Việt đều biết đã có bao nhiêu anh hùng đã lấy cái chết của mình để làm niềm vinh dự khi được hy sinh trên những bãi chiến trường nhưng quyết rằng không để giặc xâm phạm lãnh thổ. Bởi vậy, giới trẻ ngày nay và cả tương lai nữa hãy có những ý thức, nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương. Có ý thức tu dưỡng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương để đất nước Đại Việt của chúng ta mãi mãi là một đất nước phồn thịnh.

21 tháng 11 2021

2 trang rưỡi;-;

 

28 tháng 1 2022

-Tham khảo:

 

Tế Hanh (1921-2009), sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, là nhà thơ xuất hiện muộn trong phong trào thơ Mới với những vần thơ mang nặng nỗi buồn và lòng yêu quê hương sâu sắc trong cảnh đất nước còn nhiều biến động. Một trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trong giai đoạn này phải kể đến Quê hương, đây cũng là chủ đề lớn nhất và xuyên suốt chặng đời thơ của tác giả. Trong tác phẩm này Tế Hanh đã vẽ lại bức tranh làng chài ven biển nơi ông sinh ra với một tình yêu sâu nặng, tấm lòng gắn bó của người con miền biển, bằng những vần thơ "trong trẻo, giản dị như một dòng sông", lối viết "mộc mạc, chân thành", đưa người đọc hòa mình vào không khí thiên nhiên, cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của làng chài một cách đầy tinh tế.

Bức tranh làng quê được mở ra bằng lời đề từ, vốn là hai câu thơ của thân phụ Tế Hanh "Chim bay dọc biển mang tin cá", mang đến một hương vị biển cả đậm đà, mở ra một không gian thoáng rộng, tựa như nhìn từ trên cao, thấy cánh chim trời, cũng thấy cả một vùng biển mênh mông sóng nước. Tiến đến gần hơn tác giả mở đầu bằng hai câu thơ như lời kể chuyện, tâm tình đầy mộc mạc của một người con xa quê rằng:

"Quê hương tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

Câu thơ gợi ra khung cảnh một làng chài nhỏ ven biển, đồng thời cũng phác thảo ra dáng hình của quê hương trong lòng độc giả. Đó là một ngôi làng nằm trong cù lao, nổi lên giữa mênh mông sóng nước, khoảng cách với biển được khắc họa bằng phương tiện đo lường đầy thú vị "cách biển nửa ngày sông", một cách nói đậm chất người vùng sông nước, mộc mạc, tự nhiên.

Bức tranh làng chài không chỉ xuất hiện một cách tĩnh lặng trong trí nhớ của tác giả mà nó còn trở nên sống động với công việc lao động trên biển. Bằng cái nhìn đầy yêu thương, gắn bó, sự tinh tế của mình Tế Hanh đã diễn tả lại một cách sinh động, khí thế, đầy thẩm mỹ cái khung cảnh lao động vốn bình thường của người dân làng chài. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong những câu thơ:

"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

Trong chuyến ra khơi, chào đón người dân chài ấy là một bầu không khí vô cùng tươi đẹp, tràn đầy sức sống "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng", bằng những nét vẽ gợi nhẹ nhàng, Tế Hanh đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên thoáng, rộng, hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi nhất để ra khơi, khi mà trời trong, nắng đẹp, gió vừa đủ để dong buồm. Có thể nói rằng đó là một điều rất đáng quý đối với những con người ngày ngày lênh đênh trên biển cả tìm kế sinh nhai. Bên cạnh đó hình ảnh con người cũng hiện lên với vẻ đẹp chất phác, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống trong câu thơ "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Trên thực tế rằng hình ảnh người ngư dân luôn gắn liền với màu da ngăm đen, khuôn mặt khắc khổ vì nắng gió, thế nhưng khi bước vào thơ Tế Hanh, bằng ánh mắt đầy yêu thương, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tác giả đã mang đến cho họ một dáng vẻ khác, khỏe khoắn, tràn đầy nhựa sống.

Tuy nhiên bức tranh lao động của làng chài không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn được thể hiện một cách ấn tượng trong hai câu thơ tiếp:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"

Câu thơ gợi ra khí thế lao động mạnh mẽ, hăng say, hào hùng của người dân làng chài. Có thể nói rằng "chiếc thuyền" ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho cả một tập thể con người đang ra khơi, với tinh thần lao động không mệt mỏi, nỗ lực hết sức lèo lái để con thuyền vươn xa hơn, đến được những vùng biển giàu tôm cá. Sự khỏe khoắn, nhanh nhạy trong lao động của ngư dân được bộc lộ bằng thủ pháp so sánh "hăng như con tuấn mã", một hình ảnh so sánh rất đặc biệt lấy thuyền để so sánh với "tuấn mã", mang đến cảm giác cuộc ra khơi tựa như một cuộc hành quân đánh trận đầy lãng mạn, hào hùng. Các động từ mạnh "hăng", "phăng" càng gợi ra khí khí thế hùng tráng, mạnh mẽ của người ngư dân trong công cuộc lao động, sẵn sàng đương đầu với tất cả mọi khó khăn thử thách ngoài khơi xa.

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Tế Hanh đã mang đến cho độc giả một hình ảnh so sánh đầy trừu tượng, lấy cái hữu hình "cánh buồm" so sánh với cái vô hình "mảnh hồn làng", tuy nhiên đây lại là nét đặc biệt trong thơ của Tế Hanh, nét lãng mạn, tinh tế ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Cánh buồm chính là đại diện cho cho những người ngư dân, cũng là đại diện cho cả một làng chài ven biển, buồm theo ngư dân đi đánh cá, cũng mang theo cả nỗi nhớ mong, sự ủng hộ, niềm tin của những người ở lại. Hơn thế nữa hình tượng cánh buồm không chỉ là một thực thể tĩnh lặng mà dường như nó cũng đang cố gắng góp công, góp sức "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" để đưa thuyền được đi xa hơn, tìm đến những vùng biển giàu có sản vật. Điều đó thể hiện sự gắn kết, hòa quyện giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên trong công cuộc lao động, dường như ai cũng dùng hết khả năng của mình để cùng tạo nên sức mạnh tập thể, cùng đạt được những thành quả tốt đẹp nhất.

Bên cạnh cảnh ra khơi hào hùng, tràn đầy sức sống thì cảnh làng chài ven biển khi đón ghe về cũng mang những vẻ đẹp chân thực và sinh động dưới cái nhìn đầy tinh tế, yêu thương của Tế Hanh.

"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng."

Sau một đêm dài buôn ba trên biển cả, những chiếc ghe chở đầy ngư dân và tôm cá cuối cùng cũng trở về trong buổi sớm bình minh. Khác với khung cảnh ra khơi tràn đầy khí thế, thì lúc đón ghe về làng chài lại mang vẻ ồn ào, náo nhiệt, người người nhà nhà tấp nập trên bến đỗ, chờ mang xuống những thùng cá, thùng tôm tươi rói để kịp buổi chợ sớm. Đặc biệt ấn tượng với hình ảnh những người ngư dân sau một đêm dài thức trắng thu lưới, họ trở về cùng với làn da ngăm rám nắng đầy khỏe mạnh, nhưng khác biệt ở chỗ "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đây cũng là một ý thơ rất trừu tượng của Tế Hanh nhưng lại bao trùm được hình tượng, cốt cách của những người dân chài đi đánh cá lênh đênh giữa biển khơi. Những con người mà thân hình đã thấm đượm mùi muối, mùi gió tại khơi xa, trở thành một dấu ấn, một đặc điểm riêng biệt chỉ dân làng chài mới có. Và hơn hết là người ta cảm nhận được sâu trong đó là sự mệt mỏi ẩn sâu trong những cơ thể cường tráng thông qua hai từ "nồng thở". Tuy nhiên, khi vào thơ Tế Hanh sự đuối sức, rệu rã ấy lại được mô tả hết sức tinh tế và vẫn mang những vẻ lãng mạn hiếm có. Không chỉ chú ý đến con người, sự "tinh" của tác giả còn bộc lộ thông qua cách mà tác giả quan sát sự vật ở câu "Chiếc thuyền im trên bến mỏi trở về nằm/Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Đối với Tế Hanh con thuyền không đơn giản chỉ là một vật vô tri, vô giác mà dường như nó cũng có xúc cảm, cũng biết mệt mỏi sau những chuyến khơi xa, nằm lặng im trên bến đỗ lắng nghe "chất muối thấm dần trong thớ vỏ", nghĩ về những chuyến khơi xa, về những vùng biển giàu tôm cá, về những kỷ niệm xa xăm.

Tác giả nói về thuyền mà cũng là nói về chính những con người làm nghề chài lưới, cả cuộc đời họ có đến hàng ngàn hàng vạn chuyến khơi xa, mỗi một chuyến đi là một lần kỉ niệm khó quên, biển cả là người mẹ tuyệt vời nuôi lớn người ngư dân bằng nguồn hải sản dồi dào, luôn che chở ôm ấp những đứa con của mình bằng tình cảm dịu dàng nhất. Chính vì thế cả thuyền, cả dân làng chài luôn mang trong mình tấm lòng sâu nặng, mang trong mình chất muối mặn, tựa như một sợi dây liên kết vô hình, không thể nào đứt đoạn.

Bức tranh làng quê vùng biển đã khép lại bằng những lời tình tự:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tối thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"

Đó là những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ in sâu trong ký ức của Tế Hanh mà dù đi đâu về đâu tác giả cũng không thôi niềm nhớ mong da diết, thể hiện sâu tình yêu quê hương sâu sắc, cùng với nỗi buồn của một người con xa xứ, luôn mong nhớ về quê nhà bằng một tình cảm chân thành nhất. Thế nên dù chỉ là trong ký ức, bức tranh làng quê vùng ven biển Quảng Ngãi vẫn hiện lên thật chân thật, lãng mạn đầy chất thơ.

Quê hương là một đề tài phổ biến trong thi ca Việt Nam xưa và nay, nhưng có lẽ viết về bức tranh quê miền biển thì Quê hương của Tế Hanh là một trong những bài xuất sắc mang nhiều nét thơ tinh tế, ý vị nhất. Bức tranh quê hiện lên không chỉ là một cảnh thiên nhiên im lìm tươi đẹp và nó còn là bức tranh con người trong lao động, sự đoàn kết gắn bó, mối quan hệ thân thiết, sâu nặng giữa con người với thiên nhiên, hòa vào đó là tình yêu quê hương, nỗi nhớ tha thiết của tác giả. Tất cả đã tạo nên một bức tranh làng quê đẹp và giàu xúc cảm.

16 tháng 11 2022

2.Quê hương em là một vùng đất thanh bình và tuyệt đẹp. Ở đó có những ngọn núi to lớn, có những dòng kênh xanh, có những bụi tre xanh rì rào trong gió. Đặc biệt, người dân ở quê em ai cũng hiền lành, chân chất. Mọi người yêu quý, đỡ đần, đùm bọc lẫn nhau. Phải sống ở đó rồi, thì mới thấm được cái tình làng nghĩa xóm quý báu ấy. Em thích nhất, là những tối mùa hè, được cùng các anh chị nằm trên cái chõng tre nghe ông kể chuyện. Rồi tíu tít đưa những bàn tay nhỏ bé chỉ lên những ngôi sao trên cao, vẽ ra đủ hình dáng kì lạ. Những kí ức, khoảnh khắc tuyệt vời về quê hương ấy, em sẽ khắc ghi mãi trong tim mình.

8 tháng 12 2021

 Tham khảo

Non sông, Tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chặt.

8 tháng 12 2021

Tham khảo!

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca. Trong bài đọc, ta cảm nhận đc sự tình cảm thiêng liêng, cao quý không gì sánh bằng. Tôi yêu quê hương, yêu đất nước, bài thơ gợi lên những tình cảm thắm đậm của người Việt.