Cho mik xin đề văn biểu cảm thiên nhiên lớp 7 với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
quy nạp thì e cứ làm ra hết cái chủ đề đó lại rồi kết luận nó ở cuối thân bài và kết bài .
tình yêu thiên nhiên e có thể khai thác về tâm hồn ,nhận thức con người trước .
+ Đưa ra phản ánh từ suy nghĩ cá nhân e với thực tế .
+ ..
Đưa ra d.c từ bài thơ : ngắm trăng của Bác Hồ .
+ đưa ra suy nghĩ của e với vấn đề này ở nhiều khía cạnh hơn :
vd như : Con người ta giờ đa số còn có cái tinh yêu thiên nhiên hay không ? hay mãi chạy theo công nghệ vs những cái nét cảm nhận thiên nhiên giả tạo ( đoạn này phản đề )
+ ...
Làm theo ý em nhưng nhớ nghị luận thì đoạn trc tik cực đoạn sau tiêu cực =))
Vậy nó hay hơn , một là em khen hết hai là e phốt hết . Kiểu vậy= ))
I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)
* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”
(Đỗ Đình Tuân)
Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi.
B. Nhuyễn khuyến.
C. Bà huyện Thanh Quan.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Đại từ
Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?
A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.
B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.
C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.
D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.
Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?
b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.
II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
cho cau tho
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
a, Chép chính xác những câu thơ tiếp thơ để hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương
b, Tìm thành ngữ trong bài thơ trên . Giải thích nghĩa của thành ngữ đó
c, Nếu giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ em vừa chép
Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 1
Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7
Mã số: 01213. Thời gian: 30 phút. Đã có 32.988 bạn thử.
Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
Cùng hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 thông qua "Đề thi kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7" của chúng tôi. Với 25 câu hỏi trắc nghiệm khách quan sát với nội dung chương trình học sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại những nội dung đã học, từ đó nắm chắc bài giảng hơn. Chúc các em làm bài tốt!
Mời các bạn tham khảo thêm bài test: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 2
Câu 1:
Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
- a. Hằng là một học sinh ngoan.
- b. Mẹ đã về.
- c. Ngày mai, đến trường mẹ ạ!
- d. Phía núi bắt đầu mưa.
Câu 2:
Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình”được thêm vào trong câu để làm gì?
- a. Để xác định thời gian.
- b. Để xác định mục đích.
- c. Để xác định nguyên nhân.
- d. Để xác định nơi chốn.
Câu 3:
Câu rút gọn là câu:
- a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ.
- b. Chỉ có thể vắng vị ngữ.
- c. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.
- d. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ
Câu 4:
Trong đoạn đối thoại dưới đây, có thể dùng câu rút gọn hay không?
- Con đã nấu cơm chưa? – Mẹ hỏi
- Tôi liền trả lời: Đang ạ!
- a. Có thể
- b. Không thể
Câu 5:
Câu “ Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” được rút gọn thành phần nào?
- a. Chủ ngữ
- b. Vị ngữ
- c. Chủ ngữ và vị ngữ
- d. Trạng ngữ
Câu 6:
Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
- a. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
- b. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
- c. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ hơn.
- d. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
Câu 7:
Vị trí trạng ngữ ở câu sau nằm ở đâu?
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều” (Tố Hữu)
- a. Đầu câu
- b. Giữa câu.
- c. Cuối câu.
- d. Cả a, b, c đều sai
Câu 8:
Dấu nào được dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu?
- a. Dấu chấm.
- b. Dấu hai chấm.
- c. Dấu phẩy.
- d. Dấu ngoặc đơn.
Câu 9:
Câu đặc biệt là câu:
- a. Không cấu tạo theo mô hình: chủ ngữ-vị ngữ.
- b. Không phân định chủ ngữ và vị ngữ
- c. Có một trung tâm cú pháp.
- d. Tất cả đều đúng.
Câu 10:
Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn?
- a. Ai cũng học đi đôi với hành.
- b. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành
- c. Học đi đôi với hành
- d. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 11:
Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?
- a. Phương châm về chất
- b. Phương châm về lượng
- c. Phương châm quan hệ
- d. Phương châm lịch sự
Câu 12:
Câu : “Ông nói gà, bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?
- a. Phương châm về chất
- b. Phương châm về lượng
- c. Phương châm quan hệ
- d. Phương châm lịch sự
Câu 13:
Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng…
- a. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm về lượng
- b. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm lịch sự.
- c. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm quan hệ.
- d. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm về chất
Câu 14:
Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
- a. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- b. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- c. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- d. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Câu 15:
Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:
- a. Trực tiếp.
- b. Gián tiếp
Câu 16:
Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào?
Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất.
- a. Trực tiếp.
- b. Gián tiếp
Câu 17:
Từ mặt trời dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Có một mặt trời trong lăng rất đỏ."
- a. Phương thức ẩn dụ
- b. Phương thức hoán dụ
- c. Phương thức so sánh
- d. Phương thức nhân hóa
Câu 18:
Thuật ngữ là:
- a. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học
- b. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ
- c. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học.
- d. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
Câu 19:
Người viết câu sau bị lỗi ở từ nào?
Huyện Krông Nô ta cũng có thắng cảnh đẹp.
- a. Huyện Krông Nô.
- b. Cũng
- c. Thắng cảnh
- d. Đẹp
Câu 20:
Trong các câu sau câu nào là thành ngữ?
- a. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- b. Được voi đòi tiên.
- c. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- d. Chó treo mèo đậy
Câu 21:
Trong các từ: Từ đơn; Từ phức; Từ; Từ ghép, từ nào có cấp độ khái quát cao nhất?
- a. Từ đơn
- b. Từ phức
- c. Từ
- d. Từ ghép
Câu 22:
Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào?
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước.
(Phạm Tiến Duật )
- a. Ẩn dụ
- b. Hoán dụ
- c. Điệp ngữ
- d. Nhân hóa
Câu 23:
Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- a. Ẩn dụ
- b. Hoán dụ
- c. Điệp ngữ
- d. Nhân hóa
Câu 24:
Từ in đậm trong, đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.”
- a. Nói quá
- b. Nói giảm
- c. Nói tránh
- d. Nhân hóa
Câu 25:
Các tác giả văn học thường vận dụng các hình thức diễn đạt: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để:
- a. Làm cho văn bản đa dạng về cách diễn đạt
- b. Làm cho hình thức văn bản đẹp hơn.
- c. Để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- d. Thuận lợi khi kể
mk có đấy................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................mk có cần,mk cũng cần lắm