Lập dàn ý một bài văn biểu cảm về một mùa trong năm mà em thích nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe. 3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả hai câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
Có bao giờ bạn tự hỏi : “Tại sao người ta hay thích mùa
xuân, hạ, thu mà lại bỏ rơi mùa đông ?”. Bởi vì mùa đông
lạnh lẽo và bầu trời u ám ư ? Hay vì cây cỏ xác xơ úa tàn?
Đấy chỉ là một khía cạnh rất nhỏ, mùa đông cũng có những
nét đáng yêu riêng biệt còn giấu kín bên trong những lớp lá
khô úa tàn đấy !
Này nhé, nếu ngoài trời lạnh giá, gió bấc rít ào ào ngoài cửa,
gia đình bạn ngồi quây quần bên mâm cơm nóng hổi, bạn có
cảm nhận được sự ấm cúng không ? Hẳn là có rồi. Vậy, mùa
đông đã làm cho gia đình bạn đầm ấm, hạnh phúc. Còn nếu
bước ra khỏi nhà thì sao? Lúc đó gió sẽ rít lên từng hồi, thấm
lạnh da thịt bạn, dù bạn đã được bọc trong mấy lớp áo dày
cộm. Lúc đó, bạn có chạnh lòng nghĩ đến những bạn nhỏ
bằng tuổi chúng ta đang sống cảnh màn trời, chiếu đất, mùa
đông cũng như mùa hè chỉ có độc một tấm áo mỏng manh
không ? Hay vào buổi đêm sương giá, đang say sưa nghe
nhạc trong đệm ấm, chăn êm, bạn chợt nghe một tiếng rao
lanh lảnh : “Ai bánh mì, bánh khúc nóng không?”. Tiếng rao
yếu ớt dần rồi như bị cuốn theo cơn gió ào ào. Thế là bạn
vùng dậy và chạy ra... Vậy là mùa đông gợi mở tấm lòng
bạn. Mùa đông thắp những ngọn nến yêu thương ngời sáng
trong vô vàn trái tim nhân ái. Mùa đông tưởng như lạnh lẽo
mà lại ấm áp tình người.
Bạn thấy mùa đông thật đáng yêu và tốt bụng với mọi người
nhưng còn mình thì sao ? Mùa đông luôn phải gắng sức, vượt
lên sự khắc nghiệt ! Sao vậy ? Vì mùa đông phải chắt chiu
cho mình từng giọt nắng hiếm hoi. Một chiều đông bất chợt,
vài giọt nắng rớt xuống bên hiên nhà lặng lẽ, mùa đông nở
một nụ cười mừng rỡ, lòng tràn ngập niềm vui sướng. Lúc đó,
gió không thổi mạnh nữa, bầu trời trở nên thoáng đãng, hiền
hòa hơn. Mùa đông yêu nắng lắm nhưng sao nắng dành cho
mùa đông lại ít ỏi ? Vậy chúng ta có thể góp cho mùa đông
một chút nắng không? Có chứ ! Bạn hãy nhìn những bông cải
vàng kia. Đó là màu vàng của nắng đấy ! Chắc chắn mùa
đông sẽ sung sướng rạng ngời nhờ sắc vàng hoa cải, các bạn
nhỉ ?
Mùa đông thật tốt bụng và thân thiện ! Chúng ta nên an ủi và
sẻ chia với mùa đông. Hãy mở lòng ra và mỉm cười với mùa
đông bạn nhé! Biết thông cảm và thấu hiểu mọi người, bạn
sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản và ngập tràn tình yêu
thương, hạnh phúc.
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
BÀI VĂN MIÊU TẢ MÙA XUÂN, CẢNH MÙA XUÂN LỚP 6 SỐ 2
Bốn mùa trong đất trời, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn. Mùa hạ đem đến cái nắng vàng chói chang, rực rỡ làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Mùa thu gợi nỗi buồn vẩn vơ trong lòng mỗi người khi từng chiếc lá hôm nào còn xanh nay đã lần lượt lìa cạnh. Mùa đông đến cùng cái rét cắt da cắt thịt nhưng cũng thú vị làm sao khi được ủ mình trong chăn ấm, ngồi bên bếp lửa hồng. Nhưng, có lẽ, trong vòng tuần hoàn bốn mùa ấy, chẳng ai là không yêu mùa xuân, không háo hức, mong đợi mỗi khi mùa xuân tới.
Mùa xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của thiên nhiên, là bước đánh dấu một chu kì sinh sôi nảy nở mới của vạn vật. Nàng xuân trong bộ cánh xinh đẹp mà cũng thật kiều diễm, thổi làn gió trong lành, tươi mát đánh thức đất trời sau giấc ngủ dài. Trên cành cây đã thấy những chiếc lá xanh mới nhú, thoát khỏi lớp vỏ xù xì để đưa tay hứng lấy những tia nắng ấm áp đầu tiên. Trong vườn, ngàn loài hoa đua nhau khoe sắc thắm, dẫu có xinh tươi đến mấy cũng phải e thẹn, ngại ngùng trước vẻ đẹp của nàng xuân. Những loài hoa ấy làm cho bức tranh xuân càng thêm phong phú và rực rỡ muôn màu. Bầu trời đã không còn xám xịt nữa mà cao xanh vời vợi. Vài cánh én chao nghiêng trong tiết xuân ôn hòa, ấm áp. Những chú chim cũng hót vang bài ca chào mùa xuân đến, góp vui vào không khí xuân đang rộn ràng, náo nức. Một dấu hiệu đặc trưng khác của mùa xuân là những cơn mưa bụi nhè nhè bay. Mưa giăng mắc trên từng lá cây, ngọn cỏ, trên bờ vai, mái tóc. Mưa làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới, không gian thêm mờ ảo. Những cành đào, cành mai được tắm mưa xuân càng trở nên rực rỡ. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, người xưa vẫn thường nói: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Những tiếng trống giòn giã vang khắp không gian làm cho lòng người không khỏi bồi hồi, háo hức.
Con người đón chờ mùa xuân bằng tâm hồn rộng mở để hòa nhập với đất trời. Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới, những niềm vui, hạnh phúc và may mắn mới. Đứng trước mùa xuân của đất trời, ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta cũng thấy tâm hồn mình như trẻ lại, bừng lên niềm tin tưởng, hi vọng vào một năm mới ngập tràn bình an, hạnh phúc. Mùa xuân cũng gắn với ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trải qua một năm nhiều lo toan, vất vả, đây là dịp để mọi người sum họp, cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng.
Mùa xuân đến đã thổi bùng lên sức sống mới cho thiên nhiên và con người. Tạo hóa đã ban cho chúng ta một mùa xuân tươi đẹp, chúng ta lại càng phải trân trọng và nâng niu từng giọt mùa xuân đang rơi trên đôi tay.
– Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.
– Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến. Câu 3: Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu! – Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã khuất. – Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc. Câu 4: Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy. – Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau. – Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ. – Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời. 3. Kết bài – Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động.
– Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.
Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.
Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".
Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.
Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là tiếng cười rộn rã của những đám rước người yêu thương về sống chung một nhà.
Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.
Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".
Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.
Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về
Tham khảo:
1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)2. Thân bài:
- Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)
Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.3. Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)Tham khảo
a. Mở bài
b. Thân bài
- Miêu tả chú cá vàng:
To bằng bàn tay em béPhần thân hơi căng tròn, bao phủ bởi lớp vảy óng ánh màu đỏ rực hoặc vàng camTrên sống lưng và dưới bụng là các chiếc vây nhỏ giúp chú bơi và cân bằng cơ thểĐuôi là bộ phận lớn nhất của chú, to hơn cả cơ thể, mềm mại, bồng bềnh như tấm lụaMỗi khi chú bơi trong bể, cảm giác như chú đang múa cùng với một tấm lụa đào vậyCá vàng có đôi mắt khá to, hơn hẳn các chú cá bình thường và hơi lồi một chút, trông rất ngốc nghếch- Miêu tả hoạt động của chú cá vàng:
Bình thường chú lượn lờ trong bể, ngắm nhìn mọi thứMỗi sáng em sẽ cho chú ăn, lượng đồ ăn đỏ đủ cho chú nhâm nhi cả ngàyHầu như cả ngày chú toàn dùng để ngủ, lúc ấy chú sẽ cuộn mình dưới chiếc hang đá giả, chờ được em gọi mới trồi lênMỗi chủ nhật, em sẽ thay nước, dọn dẹp bể cho người bạn của mìnhEm dành dụm tiền tiêu vặt để mua các loại đá sỏi, cây rêu… trang trí cho “nhà” của cá vàngc. Kết bài
Tình cảm của em dành cho chú cá vàngGợi ý: Đối với em, cá vàng không chỉ là một con vật nuôi, mà còn là một người bạn thân thiết. Mỗi ngày chúng em ở bên nhau, chia sẻ với nhau theo cách riêng của mình. Em sẽ chăm sóc cá vàng thật tốt để chú ở bên cạnh em thật là lâu.Them khẻo(Tham khảo)
A/ Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về các loài cây.
- Giới thiệu về loài cây em yêu thích nhất.
II. Thân bài
- Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của cây:
+ Rễ
+ Thân
+ Cành
+ Lá
+ Hoa
+ Quả
- Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây:
+ Đối với mọi người
+ Đối với trường học của em
+ Đối với gia đình em
+ Đối với bản thân em
- Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại.
- Sự gần gũi của em với loài cây mà em yêu thích nhất.
III. Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây em yêu thích.
B/ Sơ đồ tư duy C/ Bài vănCảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích nhất – mẫuThời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quý, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây “Hoa học trò.”
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi, chúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẻ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng, vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường thầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè. Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa. Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường, thầy cô, bạn bè. Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đoá phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.