viết bài văn tả cảnh mùa thu trên sông hương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn bài:
a. MB: Giới thiệu cảnh mùa thu đến trên quê hương em. Nêu cảm nhận chung về cảnh vật trong thời khắc giao mùa (vào thu).(0.5đ)
b. TB:
- Tả khái quát cảnh vào thu trên quê hương em: thời gian, cảnh vật, không khí... (0.5đ)
- Tả một số cảnh tiêu biểu làm nổi bật nét đặc trưng của mùa thu: ánh nắng, bầu trời, gió, cây cối, hương thơm ...(1đ)
- Có thể chọn một vài hình ảnh tiêu biểu để tả kĩ: nắng sớm, bầu trời xanh ngắt, những cơn gió se lạnh, những làn sương mỏng manh giăng mắc trên đường thôn ngõ xóm, hương thơm ngào ngạt của những chùm trái chín... (1đ)
- Cảm xúc cụ thể của bản thân khi được chứng kiến khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời từ hạ sang thu. (0.5đ)
c. KB: Nêu cảm nghĩ về cảnh được tả: yêu mến, gắn bó,... (0.5đ)
Bài làm
Thời thơ ấu của em được gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như yêu cầu của họ. Sáng nay em dậy sớm hơn thường ngày bởi những âm thanh rộn rã, nhộn nhịp của thôn quê.Cánh đồng lúa quê em đã vào mùa gặt.
Ngày mùa đến, làng quê em thật nhộn nhịp. Trên con đường làng, những chiếc xe chất đầy những bao lúa nặng trĩu, chạy băng băng. Cả cánh đồng vàng ươm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiện của một ngày hè oi ả. Trong mỗi gia đình, những sân thóc vàng óng được hong dưới cái nắng hè rực rỡ. Ngoài cánh đồng, người dân quê em ai cũng hăng say làm việc. Đang là dịp nghỉ hè nên em cũng tham gia thu hoạch lúa với mọi người. Ngay từ hôm trước mẹ đã chuẩn bị những bao to để đựng thóc. Sáng nay khi ông mặt trời vừa thức dậy cũng là lúc mọi người đổ ra cánh đồng để thu hoạch. Từ xa nhìn lại cánh đồng như 1 tấm thảm vàng óng ánh đung đưa theo gió. Những bông lúa toả ra mùi hương dễ chịu. Nhìn những bông lúa nặng trĩu, em không khỏi bồi hồi khi nghĩ về sự vất vả, khó nhọc của người nông dân để có 1 vụ mùa bội thu. Trên cánh đồng, những chiếc máy gặt đang khẩn trương thu hoạch lúa, những ô ruộng vàng óng dần biến mất để lại trên cánh đồng những bó rơm. Có rất đông bà con đứng bên ruộng lúa nhà mình để chờ máy tới. Mỗi máy, ngoài thợ lái ra còn có 3 bác nông dân vạm vỡ, khoẻ mạnh để đóng thóc vào những cái bao, chở về tận sân của mỗi gđ. Những ng nông dân mặt đỏ như trái cà chua, trên trán lấm tấm mồ hôi nhưng vẫn nở nụ cười sung sướng vì vụ mùa năm nay bội thu rồi. Đến gần trưa, lúc này ông mặt trời đã lên cao. Gia đình em cũng thu hoạch xong mảnh ruộng 6 sào. Những bao lúa vàng ươm đc chở về nhà, đổ ra sân. Mẹ nhanh nhẹn tản đều thóc trên mặt sân để hong khô. Những gợn nắng li ti như đang nhảy múa, nô đùa trên mặt sân. Trời đang nắng như đổ lửa bỗng nhiên tối sầm, những đám mây đen kéo tới, bố mẹ và em lại cào thóc thành từng đống , những nhát chổi nặng trĩu bởi những hạt thóc. Ngày mùa, mỗi người một việc làm nổi bật sự nhộn nhịp của làng quê.
Từ những ngày mùa trên quê hương, em càng thấu hiểu đc nỗi vất vả, cực nhọc của ng nông dân 1 nắng hai sương trên đồng ruộng . Em chợt nhớ tới câu ca dao:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
Em tự nhủ với bản thân mình phải cố gắng học tập thật tốt để sau này xây dựng quê hương thêm giàu mạnh hơn.
B1: tham khảo:
Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.
Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi, giỏi,...”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật.
Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bằng chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười. Bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xòe tay múa theo.
Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ. Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.
Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình
Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.
THAM KHẢO
B1
Mấy hôm nay, căn nhà nhỏ của gia đình em rộn rã tiếng cười vì dì Út về chơi bế theo cu Bin, con trai dì mới hơn một tuổi. Bé đang tập đi, tập nói rất đáng yêu.
Cu Bin mới chỉ mười lăm tháng tuổi, da trắng hồng, mịn màng như cánh hoa. Khuôn mặt bé bầu bĩnh, đôi mắt đen lay láy mở to thật đáng yêu. Đôi môi bé chúm chím như nụ hồng, miệng tươi tựa thoa son, trông thấy bé là muốn nựng ngay. Đầu cu Bin tròn trĩnh, rất xinh với mái tóc tơ mềm mượt, hoe hoe vàng nâu chứ không đen nhánh. Tay chân bé bụ bẫm, trắng trẻo.
Bé mặc áo thun kẻ sọc xanh trắng và quần ngắn màu xanh dương có dây đeo, trông bé như một chú lính thuỷ tí hon. Chú lính thuỷ này không đi trên tàu, chú đang chập chững tập đi và bi bô tập nói. Cu Bin chưa đi được nhiều. Bé đi nhiều nhất là dăm bước rồi ngồi bệt xuống đất hoặc ngã ngay vào lòng mẹ, cười toe toét. Ấy thế mà bé rất thích tự mình đi, không chịu cho người lớn dắt tay. Bé vịn vào tay mẹ, đứng lên cho vững rồi rụt tay lại, muốn đi một mình.
Bé bước từng bước một, đôi chân bụ sữa dẫm lên nền nhà, tay bé vươn ra theo đà đi tới. Gắng đi được năm bảy bước, bé ngồi bệt xuống sàn nhà gọi mẹ rất to: “Ma ma... ma ma”. Bé nói tiếng “Ba” là rõ nhất còn những từ khác thì chưa được rõ ràng. Khi muốn ăn, bé nói: “Măm măm” nghe rất dễ thương. Bé cũng biết đòi bế đi chơi trong vườn. Khi muốn đi chơi, bé sà vào lòng em, một tay sờ mặt em, tay kia đập nhè nhẹ vào vai em rồi nói: “Đi, đi, đi...”. Nhân đó, dì út dạy bé nói tiếng “chị” nhưng bé chỉ nói được tiếng “xi” làm cả nhà lăn ra cười.
Cu Bin ngủ ngày hai giấc. Bé ngủ dậy được mẹ cho bú rồi chơi một tí. Bé chơi lúc lắc, búp bê lật đật. Chơi chán, bé tụt xuống đất rồi vịn mép giường đi tới. Để bé tự đi, em đến trước mặt bé cách xe một tí rồi vỗ tay gọi, bé thả tay vịn giường bước nhanh ba bước rồi sà vào tay em. Em vỗ tay hoan hô bé rồi bế bé, hôn thật kêu lên má. Bé thích chí cười nắc nẻ rất dễ thương.
Dì út thường cho bé ăn cháo nấu với thịt và rau củ. Cu Bin thấy chén cháo liền vỗ tay: “măm” làm cả nhà cười rộ lên. Em rất yêu cu Bin, thích nựng bé. Chơi với bé, em hôn bé thật kêu làm bé nhột, cười lên thích thú. Em rót nước, giúp dì cho bé ăn và chơi với bé. Cu Bin rất ngoan, chơi chán, bé đòi bế lên giường và không cần võng đưa, bé nằm ình ra gối thiu thiu ngủ. Thật hay là bé không đòi mẹ, vì dì tập cho bé từ nhỏ, để dì tiện làm việc.
Bác Hồ đã viết: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Cu Bin đúng là búp hồng trên cành mà cả nhà yêu thương, nâng niu, chăm sóc. Ở chơi một tuần, dì vào lại thành phố, vắng cu Bin, cả nhà đều nhớ bé.
B2
Nếu có một gia vị làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, đó chính là tình yêu. Nếu có một khoảng thời gian con người nguyện sống hết mình không hối tiếc, đó chính là tuổi trẻ. Khi có những khoảnh khắc ta được sống trọn trong tình yêu và tuổi trẻ, phải chăng đó chính là mùa xuân- mùa của sống, của niềm tin và đổi thay.
Nàng đông lặng lẽ đi, xuân tới không một lời báo trước. Một ngày, ta chợt nhận ra: có gì đó đổi khác. Một mầm cây nhỏ xíu chồi lên từ bao giờ trên mặt đất hanh khô. Những lá mầm xanh non nhưng cứng cáp, như không thể chờ được nữa, phải tách mình luôn ra khỏi lòng đất để được ngắm nhìn cuộc đời. Và cuộc đời cũng hân hoan đón chào chúng bằng không khí lành lạnh dễ chịu. Chút mưa phùn giăng mắc không gian không để người ta ướt mà chỉ muốn mọi người biết đến sự tồn tại của nó. Chút nắng vàng tươi để biết đông đã qua, để những ai còn hững hờ với thời gian hãy kịp nhận ra xuân đã đến. Gió tinh nghịch vắt vẻo trên cành, gõ cửa từng hàng cây, từng tổ ấm gọi vạn vật hòa nhập trong ngày hội lớn: hội xuân.
Những ai không kịp thấy những cánh én chao liệng trên bầu trời chớm xuân cũng có thể nhận ra những sắc màu rực rỡ của muôn hoa thi nhau khoe sắc. Xuân nào cũng thế, luôn có những cuộc thi để tìm ra một loài hoa đẹp nhất, một nữ thần cho mùa xuân. Nhưng ai có thể phân định: hoa đào tươi tắn trong sắc hồng đẹp hơn hay những cánh hoa mai vàng dịu dàng với nắng đẹp hơn. Có người cho rằng màu hoa ly với những nụ chúm chím kiều diễm mới thật đẹp, và cả những bông hoa lay ơn đỏ tươi, những bông cúc tự tin nữa, … Nhưng chúng không tranh nhau, chúng biết người khác cũng đẹp, và chúng biết tất cả đều cùng nhau làm nên sức sống của mùa xuân, cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.
Những chú chim thì không thể yên lặng hơn được nữa. Chúng đã dành cả màu đông để đi khám phá và trú ngụ. Giờ là lúc để kể cho nhau nghe những điều thú vị mà mình đã làm được. Những chào mào, những sáo sậu, sáo đen, ... ríu rít suốt cả ngày, làm những chồi xanh không muốn dậy cuối cùng cũng phải trồi lên.
Và mọi người ra đường nhiều hơn. Là do không còn lạnh nữa hay chính những tiếng chim khiến ta không thể nào ngồi yên được? Những nụ hoa xinh đẹp khiến ta không thể không đi chợ hoa để ngắm nhìn và rước vài bông về nhà. Khi tiếng chim ríu rít cùng làm mọi người vui vẻ, trò chuyện mỗi khi gặp người quen trên đường. Và như thế, họ cũng tự làm nên sức sống cho mùa xuân, hay cho chính cuộc đời mình. Họ bắt đầu một năm an lành bằng cách gieo mầm những hạt cây theo lời Bác dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây”. Những lá cờ đầy màu sắc, những lễ hội đông vui cũng làm cho ngày xuân không thể không náo nhiệt. Nụ cười của đôi trai gái cùng nhau đi lễ hội, tiếng cười giòn giã của những em thơ khi được chơi trò chơi và khuôn mặt bình an của những bà, những mẹ đi chùa cầu phúc, … Ta bỗng thấy mình trẻ lại, dẫu một mùa xuân nữa tới, một tuổi lại trôi đi. Lòng người ta vẫn mãi trẻ và tràn đầy sức sống khi người ta còn có thể cười, có thể vui và không ngừng theo đuổi hạnh phúc.
Xuân đến từ đất trời và cả từ lòng người nữa. Khởi đầu một năm với tuổi trẻ và tình yêu, với đam mê thì dẫu hạ có chói chang hay đông có lạnh lẽo, chúng ta vẫn có thể mỉm cười chào đón, phải không?
Năm nay, em được bố mẹ cho về quê ăn Tết. Đó là khoảng thời gian mà em vô cùng thích. Đặc biệt là khi được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên của quê hương mình vào một buổi sáng mùa xuân tuyệt đẹp.
Hôm đó là ngày mùng một Tết. Như mọi năm, em đều thức dậy thật sớm để đón năm mới. Nhưng năm nay, điều khác lạ là em được ngắm nhìn bình minh tuyệt đẹp của làng quê mình. Nó đã không làm em thất vọng. Mặt trời từ từ nhô lên từ đằng đông. Khi ấy cánh đồng lúa còn chìm trong sương sớm dần bừng tỉnh, rướn mình lên đón nắng mới. Trời cao thăm thẳm. Những đám mây trôi đi một cách lười biếng. Ông mặt trời thức dậy sau một giấc ngủ say để bắt đầu công việc quen thuộc của ngày mới. Những cô cậu nắng tinh nghịch chạy nhảy khắp mọi nơi dưới mặt đất. Bầu trời càng trong xanh hơn. Thỉnh thoảng, khi nhìn lên trời lại thấy những chú chim nhỏ xíu bay lượn.
Cả ngôi làng còn yên ắng dường như thức dậy cùng với tiếng gà gáy sáng: “Ò… ó… ò”. Khoảng bảy giờ ba mươi phút, loa phát thanh của thôn đã vang lên. Những bài hát chào xuân khiến cho không khí thêm rộn ràng. Con đường làng đã được quét dọn sạch sẽ từ chiều hôm ba mươi Tết. Trước các nhà đều treo lá cờ tổ quốc đỏ thắm, rực rỡ. Chẳng mấy chốc, tiếng cười nói rôm rả đã vang khắp các con ngõ của xóm. Mọi người mở cửa ra chào nhau, bắt đầu những câu chuyện ngày mới. Những đoàn xe của người đi làm ca đêm về cũng chào nhau rồi ai về nhà nấy. Ngày tết nên trẻ em dậy rất sớm để được chơi thật nhiều, sáng ra chúng đã hò hẹn nhau, rồi khoe với nhau những bộ quần áo mới, cười tíu tít. Ngày tết vẫn có người ra thăm đồng. Bóng người đi giữa cánh đồng nhỏ xíu, hứng trọn cái nắng ban mai. Những con trâu con bò cũng được đem cọc ra đồng để ăn những ngọn cỏ non còn ướt sương.
Sau đó, mọi người bắt đầu đến nhà nhau chúc Tết. Ai cũng mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Khuôn mặt đều tươi cười, rạng rỡ. Tiếng nói cười vang khắp xóm làng. Không khí sớm mai vào ngày đầu tiên của năm mới - của mùa xuân thật tuyệt vời làm sao.
Đối với em chẳng có bình minh nơi đâu lại thanh bình, êm đềm và đẹp đẽ như bình minh trên chính mảnh đất quê hương. Em yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.
Tuổi thơ tôi gắn bó với miền quê nghèo, nơi có con sông Đáy hiền hòa uốn lượn bên lũy tre làng xanh mát. Thế nhưng vào mùa lũ, con sông ấy trở nên hung dữ, đục ngầu, nước sông dâng ngập suốt dọc một triền đê.
Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau giấc ngủ dài. Sau một thời gian mưa lớn, nước ở đâu bỗng đổ về đầy ắp dòng sông. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió. Làng mạc ven sông như xơ xác, tiêu điều. Tàu thuyền những ngày này dường như ít đi lại hơn vì sợ những con nước lớn sẽ nuốt chửng chúng. Tôi thích mùa lũ, vì với tôi, mùa lũ là một thứ gì đó vừa bí ẩn vừa thú vị. Được theo chú leo lên thuyền gỗ bơi ra ngoài sông, hoặc bơi ngay trong con sông nhỏ mà ngày thường là những con đường đất phẳng phiu. Lũ trẻ chúng tôi vui sướng khi nước lên mà không biết rằng đằng sau con nước đó là những nỗi lo âu của cha mẹ, ông bà. Mọi người ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút.
Vài ngày sau, nắng đã trải dài trên sông. Dòng sông lại hiền hòa như trước. Người dân quê vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Đất đai hai bên bờ được phủ kín một lớp phù sa màu mỡ báo hiệu một mùa vụ bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập. Bọn trẻ chúng tôi rủ nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông.
Tôi yêu tha thiết con sông quê mình dù có đôi lúc nó nổi giận vô cớ. Mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ.
Bài tham khảo 2
Lũ trẻ con đang chơi mấy trò chơi dân gian trên bờ đê. Vì mấy hôm nay trời mưa suốt, bão lũ liên tục nên cỏ xanh mướt đọng nước, đàn bò tha hồ ăn trên những dải đê còn lũ trẻ cũng vì thế mà nhàn rỗi ngồi chơi ô ăn quan, chơi ùng, chơi nhảy dây… Sau cơn bão trời cao hơn, tròn trẻo hơn, không có nắng, gió mạnh hơn, mọi thứ đều trở nên tươi xanh riêng chỉ có dòng sông như hờn trách ai mà đục màu đất. Ngôi làng được che chắn bởi một con đê dài, cao cho nên trong làng không bị ảnh hưởng gì của lũ. Riêng chỉ có con sông khác thường.
Ngắm nhìn dòng sông từ trên con đê anh dũng và kiên cường ấy trông dòng sống như một người con gái với đường cong mềm mại khoan thai nhẹ nhàng. Chốc chốc hai con thuyền đi cùng chiều cách nhau chừng mấy mét và một con thuyền lớn đang đứng yên hút cát lên, nom xa như một mặt cười tươi tắn. Hai con thuyền nọ như hai đôi mắt to tròn dễ thương. Vì lũ về cuốn nước từ vùng này qua vùng khác, từ sông nhỏ sang sông lớn ra biển cả cho nên cá tươi cũng cứ vậy theo dòng. Thỉnh thoảng những con cá thân bạc trắng lại quẫy đuôi tung mình lên không trung cách mặt nước khoảng chừng vài xăng ti mét rồi lại nhanh chóng buông mình rơi tự do xuống nước. Có vẻ chúng đang chơi đùa với nhau, đang vẫy vùng tự do với nước. Dường như mấy con cá ấy vui vẻ khi mùa lũ về, với nguồn nước lớn, nguồn thức ăn tự nhiên cũng theo dòng như chúng mà bỗng dưng nhiều lên.
Gần đê là một con bãi, may mắn sao khi mùa bão lũ kéo về những người nông dân đã nhanh chóng thu hoạch hoa mùa. Nước dâng lên đến tận chân đê, ôm lấy chân đê như muốn dâng cao lên nữa. Nước con sông như muốn vượt lên con đê giống như Thủy Tinh muốn chiến thắng Sơn tinh trong truyền thuyết xưa vậy. Nhưng kết quả cũng giống như truyền thuyết, dù nước có cố gắng dâng cao nhưng cũng chỉ ngập được bãi bờ chứ không thể nào vượt qua con đê ấy.
Hôm nay màu nước dòng sông thật khác lạ. Bình thường khi trời có nắng màu nước hơi vàng một chút, cái ánh vàng giống như là cát vàng lấp lánh vậy. Còn khi trời chuẩn bị có mưa xuống, màu nước trong ánh bạc lạnh lùng. Mùa lũ về màu nước cũng thay đổi khá rõ, nó có màu nâu của đất pha thêm màu vàng của cát. Bất kỳ ai ngắm nhìn dòng sông lúc này cũng có cảm nhận nước sông giống như màu mắt của người thiếu nữ đã cố tình trang điểm để thu hút người bạn đời của mình vậy.
Trên dòng sông ấy, những con thuyền tiếp nối đuôi nhau như một con dòng khổng lồ. Nó đang vươn mình ra quăng tấm lưới và kéo về những con cá to thân bạc trắng. Trên bãi ngập, những người bố thân thương thân hình to lớn đem một cây chuối ra cho con mình ôm vào đó để tập bơi. Những đứa trẻ con trần như nhộng thoải mái, thích thú tập bơi, đôi mắt chúng ánh lên một niềm vui thú tinh nghịch.
Lũ bão là thiên tai của trời đất, nó có thể làm hại và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người nhưng đồng thời con người cũng nhận ra bao nhiêu điều hấp dẫn sau những cơn bão lũ. Giống như cuộc đời cũng vậy, khi ngoảnh đầu nhìn lại những gian khổ mình đã bước qua, con người thường nhận ra nhiều bài học mới và những niềm vui mới
Bài tham khảo 3
Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó dòng sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ, và tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ nghe rất vui tai. Trong những ngày đó thôn xóm hai bên bờ sông rất vui, ngày ngày, họ ra sông gánh nước, giặt giũ, và ở những bãi bồi ngô xanh biêng biếc, trông mát cả tầm mắt. Trên bến đò người và xe qua lại tấp nập. Cuộc sống thật thanh bình và nên thơ.
Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hoà - những ngày đó. Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau những ngày lim dim ngủ. Sau một thời gian mưa lớn, không biết nước ở đâu bỗng đổ đầy ắp dòng sông, nước dâng cao, lúc đầu mấp mé bờ, sau có khi còn dâng lên phủ kín cả ngô, khoai. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu Những con sóng như hàng trăm con rồng lớn quằn mình quẫy đạp như muốn nuốt chửng tất cả làng xóm. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khí nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Và đêm nằm nghe như tiếng thở mạnh, lúc phì phò lúc réo gào.
Làng mạc ven sông như xơ xác hơn sau những trận gió mưa lớn và đứng bên con sông đang trở mình thì làng xóm càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh hơn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió, mới chỉ hôm qua thôi chúng thật tươi xanh, mơn mởn sức sống thế mà chỉ qua một trận bão lũ, tất cả đều trở nên tiêu điều xơ xác. Dân trong làng ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút. Tàu thuyền chằn chuội với những con sóng đang réo gào. Những chiếc tàu chở hàng vốn to lớn như vậy mà cũng trở nên nhỏ bé yếu ớt trước những con sóng đang uốn lượn, gồng mình lên như tức giận.
Nhìn từ xa dòng sông như đang được nấu sôi, màu đỏ quạch khác hẳn với màu nước trong trẻo thường ngày, những cột sóng oằn mình dâng lên rồi hạ xuống, có lúc tung cao, bọt trắng xoá. Những ngày ấy dòng sông không bao giờ ngủ, nó luôn nhăm nhe, doạ nạt con người. Nó khiến con người luôn sống trong lo sợ. Con đê có sứ mệnh phải ngăn chặn những cơn tức giận của dòng sông, vậy mà có chỗ đã không thể kháng cự được, mình nó đã bị sóng ăn nham nhở, có nguy cơ vỡ. Ai ai cũng hoảng sợ. Trước nguy cơ đó ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã huy động rất nhiều người mang theo những bao tải đổ đất và giúp sức cho đê bảo vệ được cuộc sống của dân lành. Đối với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông lúc này không còn đáng yêu như trước. Chiều chiều chúng tôi chẳng còn đắm mình trong vòng tay êm ả của sông. Chúng tôi cũng như bao người khác lo lắng cho ngôi nhà, cho ngôi làng thân yêu của mình.
Những ngày mưa lũ mẹ tôi không ra đồng được, mẹ ngồi trước cửa nhà, mắt rõi ra xa đầy lo âu. Tôi ngồi bên mẹ lặng im. Mẹ ôm tôi vào lòng an ủi và cũng chính là tự nhủ với mình;
– Rồi sẽ qua thôi con ạ. Chắc chỉ chiều nay nước sẽ rút.
Và thật bất ngờ cứ như có phép lạ. Đến trưa mưa bắt đầu ngừng rơi, nước sông cũng không dâng lên cao nữa. Và chẳng mấy chốc nước sông đã rút hẳn cảnh vật lại trở về như cũ nhưng xơ xác như sau một trận đánh. Hôm sau nắng đã trải dài trên sông.
Dòng sông lại trở về bản chất hiền lành. Người dân quê tôi lại vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Sau lũ, người ta thi nhau ra vớt củi, vớt gỗ trôi từ thượng nguồn về, và cá tôm cũng như nhiều hơn. Đất đai cũng màu mỡ hơn báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập trên bến bãi. Bọn trẻ chúng tôi lại đưa nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông. Dòng sông quê tôi dẫu có lúc nổi giận và khó hiểu song với chúng tôi đó là một nơi vô cùng lí tưởng, mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ.
Em tham khảo nha!!!!
Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó dòng sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ, và tiếng sóng vỗ ì ịch vào bờ nghe rất vui tai. Trong những ngày đó, thôn xóm hai bên bờ sông rất vui. Ngày ngày, người dân ra sông gánh nước, giặt giũ,… Trên bến đò, người và xe qua lại tấp nập. Cuộc sống thật thanh bình và nên thơ.
Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hòa. Vào mùa mưa lũ, sông như trở mình sau những ngày lim dim ngủ.
Sau một thời gian mưa lớn, không biết nước ở đâu bỗng đổ đầy ắp dòng sông, nước dâng cao, lúc đầu mấp mé bờ, sau có khi còn dâng lên phủ kín cả ngô, khoai. Cả dòng sông lúc này là một đài nước lớn, mênh mông, đục ngầu. Những con sóng như hàng trăm con rồng lớn quần mình quấy đạp như muốn nuốt chửng tất cả làng xóm. Làng mạc ven sông xơ xác hơn sau những trận gió mưa lớn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió. Mới chỉ hôm qua thôi chúng thật tươi xanh, mơn mởn sức sống, thế mà chỉ qua một trận bão lũ, tất cả đều trở nên tiêu điều xơ xác. Những chiếc tàu chở hàng vốn to lớn như vậy mà cũng trở nên nhỏ bé yếu ớt trước những con sóng đang uốn lượn, gồng mình lên như tức giận.
Nhìn từ xa, dòng sông như đang được nấu sôi, màu đỏ quạch khác hẳn với màu nước trong trẻo thường ngày, những cột sóng cầu mình dâng lên rồi hạ xuống, có lúc tung cao, bọt trắng xóa. Những ngày ấy dòng sông không bao giờ ngủ, nó luôn nhăm nhe, dọa nạt con người. Nó khiến con người luôn sống trong lo sợ. Con đê có sứ mệnh phải ngăn chặn những cơn tức giận của dòng sông, vậy mà có chỗ đã không thể kháng cự được, mình nó đã bị sóng ăn nham nhở, có nguy cơ vỡ. Ai ai cũng hoảng sợ. Trước nguy cơ đó ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã huy động rất nhiều người mang theo những bao đất để làm đê bao bảo vệ cuộc sống của dân lành.
Đối với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông lúc này không còn đáng yêu như trước. Chiều chiều chúng tôi chẳng còn đắm mình trong vòng tay êm ả của sông. Chúng tôi cũng như bao người khác lo lắng cho ngôi nhà, cho ngôi làng thân yêu của mình.
Những ngày mưa lũ, mẹ tôi không ra đồng được, mẹ ngồi trước cửa nhà, mắt dõi ra xa đầy lo âu. Tôi ngồi bên mẹ lặng im. Mẹ ôm tôi vào lòng an ủi và cũng chính là tự nhủ với mình:
Rồi sẽ qua thôi con ạ. Chắc chỉ chiều nay nước sẽ rút.
Vả thật bất ngờ cứ như có phép lạ. Đến trưa mưa bắt đầu ngừng rơi, nước sông cũng không dâng lên cao nữa. Và chẳng mấy chốc nước sông đã rút hẳn, cảnh vật lại trở về như cũ nhưng xơ xác như sau một trận đánh. Hôm sau nắng đã trải dài trên sông.
Dòng sông lại trở về bản chất hiền lành. Người dân quê tôi lại vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Sau lũ, người ta thi nhau ra vớt củi, vớt gỗ trôi từ thượng nguồn về, và cá tôm cũng như nhiều hơn. Đất đai cùng màu mỡ hơn báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập trên bến bãi. Bọn trẻ chúng tôi lại đưa nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông. Dòng sông quê tôi đôi có lúc nổi giận và khó hiểu song với chúng tôi đó là một nơi vô cùng lý tưởng. Mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ.
Tham khảo :
Thân bài :
Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia trái đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại.
Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng bạn chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Lúc bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn.
Và hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Còn nữa, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió… Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa đông bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt.
Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.
Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình.
Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao! Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!
Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy.
Hết thu, vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kì diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu.
Tham khảo :
Thân bài :
Cảnh vật, tiết trời thu tất cả đều thể hiện ra nó là một mùa như thế. Thu đến rồi mang đi cái nắng chói chang gay gắt của mùa hè, cũng mang đi không khí nóng oi ả khó chịu. Nắng thu giờ đây chỉ là những tia nắng nhẹ, mang theo gió heo may khô khốc của tiết trời.
Nắng gió heo may khiến cây cối cảnh vật cũng dần tàn để chuẩn bị bước sang một chu trình sống mới, thêm một tuổi mới. Lá cây từ xanh chuyển dần sang màu vàng, màu vàng nhàn nhạt của lá nhuộm cả hai hàng cây. Lá cây mùa thu vàng rồi rụng xuống, gió thổi hiu hiu khiến cho lá xô cứ xào xạc xào xạc.
Đối với nhiều người, nhìn lá thu rơi mà chợt buồn man mác, nhưng lại cũng có thể chợt thấy lòng mình nhẹ nhõm, nhẹ tênh như chính chiếc lá đang rơi. Một chiếc lá rơi xuống là vơi đi những nỗi muộn phiền trong lòng, chiếc lá rơi là để trút bỏ những cái đã cũ, đã hỏng để thay thế bằng một cái mới tốt hơn, đẹp hơn.
Nắng thu chiếu đến mọi ngóc ngách của làng quê. Thu đến cũng là lúc người nông dân thu hoạch lúa trên những cánh đồng lúa chín vàng ươm. Vào vụ mùa, đâu đâu cũng thấy màu vàng của thóc, màu vàng của rơm rạ, rồi màu vàng của mái lá tranh đơn sơ nhỏ nhắn. Nắng vàng chiếu khắp những con đường ngõ nhỏ.
Mùa thu cũng là mùa của những thức quà quê hương. Hương ổi thơm phả vào trong gió luôn khiến con người ta thêm phần yêu cái hương vị của đồng quê. Hoa ổi trắng, quả ổi chín mọng. Chúng cứ nằm im lìm đón nắng rồi tỏa hương. Cảnh vật đồng quê ngày thu yên bình đến lạ. Thu sang không còn những cơn mưa mùa hạ sấm chớp ì ùng chợt đến rồi chợt đi, những cơn giông dữ dội không còn kéo đến bất ngờ như chính cái mùa hè nóng nực trước đó.
Bài làm
~ Tự làm. ~
Mùa thu là một mùa khiến bao người ta say ngất ngây vì mùa này rất ấm áp, nó chan hòa giữa của mùa hè và mừa đông. Mùa thu đẹp nhất là khi ở trên dòng sông Hương.
Từ xa nhìn lại, dòng sông Hương giống như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua thành phố Huế. Sông Hương được mệnh danh là dòng sông thơ mộng và trữ tình, quả thật là vậy bởi mùa thu nào trên sông Hương cũng mang một vẻ đẹp khác biệt.
Mùa hè qua đi nhường chỗ cho mùa thu bước đến. Những buổi chiều mùa thu chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những cô sinh viên trong bộ áo dài trắng cùng những chiếc nón dạo bước xung quanh bờ sông. Trong ánh hoàng hôn rực rỡ, hình ảnh những cô gái cứ như thục như mơ làm say đắm biết bao người. Mùa này, lá của những cây bóng mát bao quanh hồ đã bắt đầu chuyển sang màu vàng cam tuyệt đẹp. Những chiều mùa thu đứng trên cây cầu bắc ngang sông Hương mà nhìn xuống mặt nước lấp lánh ánh hoàng hôn chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp của song sông này. Bạn đã từng một lần ngồi trên chiếc thuyền Rồng lững lờ trôi mà lắng nghe những bài dân ca đậm đà bản sắc do những nhạc công trẻ tuổi biểu diễn, hay lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng bàng bạc trên mặt nước sóng sánh? Em chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đắm chìm trong cái không gian thơ mộng khoáng đạt ấy, nghe văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ hoặc có thể lơ đãng ngắm ngọn tháp Phước Duyên. Dòng sông Hương ở Huế được mệnh danh là dòng sông của thơ ca nhạc họa, là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ, bài ca ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.
Sông Hương là con sông đẹp và vô cùng thơ mộng, là dòng sông mà ai đã từng một lần chiêm ngưỡng thì mãi mãi sẽ không bao giờ có thể quên. Em cũng vậy, hình ảnh dòng sông Hương cùng vẻ đẹp của nó vẫn luôn in sâu trong tâm trí em từ bây giờ cho đến mãi về sau.
# Học tốt #
Một ngày bận rộn, hối hả sắp qua đi. Ánh nắng chiều đang nhạt dần trên xóm nhỏ quen thuộc, rải nhẹ trên mặt sông lấp lánh. Những bộn bề, lo âu của cuộc sống, những âm thanh ồn ào, náo nhiệt dường như lắng lại dưới dòng sông quê tĩnh lặng. Cảnh hoàng hôn trên sông quê em thật đẹp.
Mặt trời đang từ từ khuất bóng sau lũy tre làng, để lại cả một khoảng trời đỏ rực. Những đám mây điệu đà khoác lên mình chiếc áo rực rỡ dạo chơi cùng gió. Những tia nắng ấm áp cuối ngày nhẹ nhàng đáp xuống cảnh vật, vuốt nhẹ trên mặt sông trông lấp lánh, đẹp đến lạ kì. Dòng sông quê tĩnh lặng, làn nước trong veo in bóng mây trời tạo nên một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp. Bên bờ những bãi bồi, nương dâu xanh mướt đang đung đưa trong gió. Nàng tre yêu kiều thả dáng, soi mình xuống dòng nước chải mái tóc xanh rờn. Thi thoảng những chiếc lá tre già theo làn gió mát rượi đậu nhẹ xuống mặt nước, trôi dạt theo dòng, trông xa như những chiếc thuyền nhỏ. Bên dòng sông ấy, con đường quê lại đang tấp nập người qua lại. Những em học sinh mới tan học đang tung tăng trở về. Các bà, các mẹ đi chợ chiều về, những bác nông dân đi làm đồng về, cười nói vui vẻ xua đi những mệt mỏi của một ngày làm việc cực nhọc.
Hoàng hôn buông xuống cũng là lúc một ngày làm việc của người dân quê em kết thúc. Thế nhưng trên dòng sông quê nhịp sống bấy giờ mới bắt đầu. Những chiếc thuyền nhỏ bơi dọc con sông thả lưới bắt cá. Đâu đó vang vọng tiếng hò dô kéo lưới như một khúc ca hùng tráng làm cho dòng sông yên tĩnh trở nên nhộn nhịp hơn lúc nào hết. Những con cá tươi ngon mắc đầy lưới báo hiệu một buổi đánh bắt bội thu. Bên bờ sông có mấy cô, mấy chị đang giặt giũ chiếu chăn. Tiếng đập nước rộn rã vui tai, những bọt nước lăn tăn làm đám mây in hình dưới sông vỡ ra thành những mảnh nhỏ như chiếc kẹo bông.
Sông quê gắn với tuổi thơ mỗi người dân quê em với biết bao kỉ niệm đặc biệt là vào buổi hoàng hôn. Đó là những buổi đùa nghịch trên bãi bồi ven sông, đắp cát thành lâu đài hay những hình thù kì quái. Đó là những buổi rủ nhau đi mò ốc sau giờ học. Những con ốc to nấu cùng với nải chuối xanh đã trở thành một hương vị mà tận sau này cũng khó có thể quên. Hay chăng đó là những ngày hè nóng nực bơi lội dưới sông cùng lũ bạn. Dòng sông hiền hòa, mát lành nhẹ nhàng ôm ấp chúng em vào lòng như người mẹ hiền dịu. Tiếng cười đùa vui vẻ vang vọng khoảng trời đỏ rực hòa vào kí ức tuổi thơ.
Cảnh hoàng hôn trên sông quê em thật thanh bình, yên tĩnh. Nó như một khoảnh khắc kì diệu, một món quà tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã trao tặng cho người dân quê em, trở thành một mảnh ghép của thời ấu thơ đi theo mỗi người tới con đường mai sau.