tả loài cây em yêu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Mỗi loài cây đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng. Nhưng không hiểu sao, em lại đặc biệt thích những cây hoa đào. Mà phải là giống đào của miền Bắc nước ta từ ngày xưa, chứ không phải những cây đào được lai tạo từ nước ngoài về.
Những cây đào thường cao từ mét rưỡi đến hai mét. Thân cây chỉ to chừng cổ tay, vỏ nâu sẫm. Tuy nhỏ nhưng nó rất chắc chắn và dẻo dai. Vừa có thể mọc thẳng đứng như cây tre, nhưng cũng có thể uốn theo nhiều tư thế, hình dáng khác nhau. Cành đào cũng nhiều và nhỏ như cành mai, nhưng thường sẽ mọc hướng lên trên, như đang vươn lên trời cao vậy. Thường người ta sẽ quét vôi trắng ở dưới gốc cây, để bảo vệ cây khỏi các loài sâu, mối mọt sinh trưởng khi mùa xuân ấm áp đến.
Nhắc đến cây hoa đào là phải nói đến hoa đào. Chẳng phải tự nhiên mà hoa đào cùng hoa mai được chọn là hai loài hoa tiêu biểu cho mùa xuân cả. Những đóa hoa đào lớn chừng một trái trứng gà ta, với nhiều cánh hoa xếp chồng lên nhau như chiếc váy nghìn lớp. Cánh nào cánh nấy mỏng tanh, phơn phớt hồng như đôi gò má của người thiếu nữ. Những đóa hoa đào không mọc dày như hoa mai, mà mỗi bông một góc, tự mình tỏa sáng. Thường lúc đào nở rộ, thì lá cũng đã bung. Nhìn ngắm những bông hoa xinh xen lẫn lá non, thật là thích mắt.
Vẻ đẹp phơi phới, tươi mới của hoa đào trong tiết trời lạnh lẽo khiến ai cũng thích thú. Chỉ cần nhìn thấy một nụ hồng vừa hé trong màn sương giăng, là người ta biết mùa Tết đã về. Có lẽ chính bởi những cảm xúc ấy, mà em mới yêu mến hoa đào đến vậy.
tham khảo
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
THAM KHẢO:
Ở quê em, mỗi nhà đều có một khu vườn nhỏ trồng rau, cây trái. Mỗi người với sở thích, nhu cầu khác nhau thì sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là ở bất kì khu vườn nào trong xóm em cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối. Bởi đơn giản, giống cây này không chỉ dễ trồng, ít công chăm sóc, lại còn đem lại giá trị kinh tế cao.
Giống chuối được trồng nhiều nhất ở quê em là giống chuối lùn. Gọi là chuối lùn vì nó gần như là loại thấp nhất trong các giống chuối. Nhưng một cây chuối lùn trưởng thành cũng cao từ 1m6 đến 1m8. Thân cây chuối thẳng đuột, to tròn như cột nhà, với nhiều kích thước khác nhau. Cây nhỏ thì thân chỉ to như bắp đùi của người lớn, cây to thì thân phải to đến con nít ôm không xuể. Thân chuối thực ra được tạo từ nhiều lớp bọc sát vào nhau như bánh bông lan cuộn, chứ không đặc một khối như các loại cây thân gỗ khác. Các lớp bên ngoài, gần gốc có màu xám sẫm, càng lên cao chuyển sang xanh đậm, rồi xanh ngọc. Rễ của cây chuối là rễ chùm, tuy không to, dai, chắc như các cây ăn quả khác, nhưng nó vẫn giúp cây bám rất chắc vào mặt đất. Bởi nó còn có một phần gốc cắm xuống lòng đất, thường được gọi là củ chuối.
Cây chuối không mọc thành các cành, mà chỉ có lá thôi. Lá chuối mọc trực tiếp từ phần ngọn của thân cây chuối. Từng lá chuối to, dài như cánh quạt trần tỏa ra tầng tầng, lớp lớp. Mỗi lá chuối sẽ có sống lá to, nằm ở giữa, và phần lá tỏa ra hai bên, liền thành một tảng chứ không chẻ thành nhiều phần nhỏ như lá dừa. Lá chuối càng ở dưới thấp thì sẽ càng to và có màu xanh sẫm hơn lá ở trên. Lá chuối non ban đầu dựng thẳng như thân cây, cuốn chặt như một phong thư chưa được mở. Sau nó sẽ lớn hơn, đậm màu hơn, cứng cáp hơn mà mở bung ra, duỗi thẳng.
Cây chuối kết trái không có thời gian cố định. Cứ khi tích lũy đủ chất, hấp thu đủ tinh hoa đất trời thì nó sẽ ra trái. Từ ngọn cây chuối nhú ra chồi hoa. Khi hoa nở ra, bên trong nó là các lớp nhụy hoa, Từng lớp thụ phấn thành từng nải chuối, kéo dãn dài ra tạo thành cả một buồng chuối to. Tất nhiên, cũng không có giới hạn nào cho một buồng chuối cả. Có buồng chỉ có vài ba nải, có buồng đã ghi nhận đến cả gần trăm nải. Mỗi quả chuối dài và cong cong như lưỡi liềm, thường to bằng tay lái xe máy. Mỗi cây chuối lùn, cả cuộc đời chỉ cho ra quả một lần. Sau lần đó, nó sẽ không thể ra hoa kết trái nữa. Mà dành sức dưỡng lên những cây con mọc sát cạnh mình, chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo. Những cây con đó, được mọc lên từ phần rễ, phần gốc của cây chuối ban đầu. Đó chính là lý do mà cây chuối thường mọc thành bụi, thành cụm.
Đối với người dân quê em, thì cây chuối không có bộ phần nào là bỏ phí cả. Quả chuối lúc chín ăn thơm, ngọt, bùi. Khi còn xanh thì có thể làm món chuối chiên ngào đường, hay làm nộm, ăn với gỏi cuốn. Hoa chuối khi đã kết trái xong, thái mỏng trộn với rau sống ăn bún, phở. Lá chuối thì dùng để gói bánh, bọc xôi, còn phần thân thì làm thức ăn cho gia súc. Thế là chẳng để thừa cái gì.
Từ bé, hình ảnh những tàu lá chuối rung rinh trong gió như những cánh chim khổng lồ đã in sâu vào trong tâm trí của em. Em mong rằng, rồi mai đây, dù kinh tế phát triển, cuộc sống có đổi thay như thế nào, thì cây chuối vẫn sẽ được người dân quê em yêu quý, gắn bó như hiện tại.
Tham Khảo!!
Bài làm 1:Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Bài làm 2: Hè vừa rồi, em được ba cho về thăm quê nội ở Cần Giuộc, Long An. Sau một đêm nghỉ ngơi thoải mái, sáng hôm sau em theo bác Ba ra thăm đồng. Cánh đồng này có tên là đồng Thượng, nằm dọc theo con lộ đất đỏ như son, nối từ Cần Giuộc đến vùng ngoại ô quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Trời đã sáng hẳn. Đằng đông, mặt trời như một trái bóng lớn màu hồng đang từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng hình rẻ quạt. Sương đọng li ti trên lá cây, ngọn cỏ. Không khí trong lành, mát mẻ thật dễ chịu. Bác Ba quẩy đôi thùng tưới đi trước, em vác chiếc cuốc trên vai, cố đi nhanh cho kịp bác. Đến thửa ruộng của nhà, bác dừng lại rồi đưa tay khoát một vòng, tươi cười nói với em: – Cháu thấy phong cảnh quê mình đẹp không? Em thích thú gật đầu và mê mải ngắm nhìn cánh đồng buổi sớm trải dài trước mắt một màu xanh mướt của lúa, của ngô khoai đang độ lớn. Thoảng trong gió mùi đòng đòng lúa thơm ngọt quyện với mùi bùn ngai ngái tạo nên hương vị khó quên của đồng quê. Đây đó, có tiếng lích rich của những chú chim trong ruộng lúa. Con mương chạy dài cắt ngang cánh đồng, dọc hai bên bờ là hàng dương thẳng tắp. Phía đất trũng hơn cấy lúa, phía đất cao dùng để trồng hoa màu. Những luống rau cải xanh, cải trắng non tươi xen lẫn với những luống cà chua, xà lách, hành hoa… mơn mởn. Bác Ba gánh nước từ dưới mương lên tưới rau. Nước theo vòi hoa sen tỏa đều trên mặt ruộng. Bụi nước li ti lấp lánh ánh mặt trời. Em giúp bác nhổ cỏ, bắt sâu. Trên các thửa ruộng khác, vài tốp nông dân đang cần mẫn làm việc. tiếng nói, tiếng cười văng vẳng. Chẳng mấy chốc, nắng đã trải vàng rực khắp cánh đồng. Người nông dân Cần Giuộc quê em suốt đời gắn bó với ruộng vườn. Bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống đất này cho lúa thêm xanh, cho rau thêm tốt. Người yêu thương đất, đất nuôi người. Bộ mặt quê hương em không ngừng thay đổi và mỗi ngày một tươi đẹp hơn.
Có một loài cây từ lâu đã trở thành sự sống của người dân và trở thành hình tượng bất tử của nhiều vùng quê Việt Nam. Loài cây ấy cũng là nỗi nhớ mong trong lòng của tôi về tuổi thơ êm đềm nơi quê ngoại. Cây dừa ơi! Tôi mãi gọi tên dừa như gọi tên quê hương mình.
Quê ngoại tôi là xứ sở của dừa. Ở đây không chỉ có vài cây, vài rặng dừa mà là cả liếp dừa nối tiếp nhau nhìn xa xa như một cánh rừng. Cây dừa thân to tròn như một chiếc cột lớn giữa nhà. Lá dừa như những ngọn gươm khua xào xạc có lúc lại mềm mại như bàn tay cầm quạt của cô gái đang múa hát. Tôi yêu cái dáng đứng thẳng của dừa và cái ngẩng đầu thách thức dù mưa giông, bão tố. Hứng chịu bao cơ cực của cuộc đời, dừa lại chắt lọc những gì tinh túy nhất vào quả của mình. Có lần tôi đã nghĩ quả dừa giống như những hũ rượu ngàn năm của Tề thiên đại thánh bỏ quên nơi trần gian. Chỉ khác một điều chắc gì rượu quý kia lại thơm ngon bằng nước dừa. Tôi thích thú với những chiếc rễ dừa to to vươn lên mặt đất. Ngày đó, tôi chưa học dừa là loại cây rễ chùm, chỉ biết rằng bộ rễ đồ sộ kia lại có sự sống bền bỉ và bám chặt vào đất giành lấy sự sống của mình.
Làm sao có thể kể hết những lợi ích mà loài cây này mang đến cho con người. Ở quê ngoại tôi, dừa chính là nguồn lợi lớn nhất giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ hơn. Nước dừa vừa ngọt vừa thanh lại là thức uống bổ, rẻ nên được hầu hết mọi người ưa chuộng. Thân dừa già làm gỗ, lá dừa, cọng dừa khô làm củi, chiếc chổi bà tôi quét nhà cũng được làm từ những sóng lá nhỏ….Hình như người dân chúng tôi không bỏ đi thứ gì kể cả vỏ trái dừa. Hiếm có loài cây nào lại hữu ích đến thế và cũng hiếm loài cây nào được người dân chúng tôi trân quý đến thế. Hễ thấy một trái dừa khô nào ra mọng là bà tôi lại chọn một nơi tốt nhất để trồng.
Đối với chúng tôi, dừa là cả một miền thơ mộng. Dưới gốc dừa mát rượi, chúng tôi chơi trốn tìm, chơi nhảy dây, chơi nhà chòi. Có khi lại thích thú cuộn những chiếc lá dừa thành kèn rồi thổi tí te vui tai. Tôi yêu dừa như yêu những đứa bạn thân cùng xóm, yêu người dì tốt bụng gần nhà. Ai biết một ngày có cô bé nhớ mẹ ngồi khóc dưới gốc cây, mẹ đi chợ về mua ít bột, lấy nải chuối chín cây, bẻ thêm trái dừa khô làm bánh. Cô quên làm sao được cái hương vị thơm béo của nước cốt dừa hòa vào từng miếng bánh ngọt lịm ăn mãi vẫn không biết ngán. Ôi, cái hương vị của tuổi thơ là những ngọt, bùi của dừa mang lại khiến bao năm tháng trôi qua vẫn không thể nào quên.
Ai dám bảo mình chưa bao giờ thử uống một ngụm nước dừa thanh mát? Ai dám bảo mình sẽ quên hình bóng một loài cây của quê hương? Tôi có cố nhớ đâu sao cái dáng dừa soi bóng nước những trưa hè vẫn in hằn trong trí nhớ. Phải chăng đó sẽ mãi là kí ức, là kỉ niệm tươi đẹp trong đời. Cảm ơn dừa đã cho tôi bóng mát giữa đời thường và cho tôi những ngày tháng tuyệt vời của tuổi thơ.
Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số, phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.
Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diu nhẹ.
Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẫm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.
Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: Dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng…
Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.
Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.
Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bởi vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.
“Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung
Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.
Bài tham khảo 2
Quê em có hàng dừa rất xanh mát, tuổi thơ của em gắn bó rất nhiều với những cây dừa mang lại bóng mát và những trái quả ngọt.
Từ xa xa cây dừa cao, to, thân cây dừa được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ cứng, bên ngoài sần sùi màu nâu đen. Dáng cây đứng thẳng như chiếc cột điện cao chót vót nhưng cũng có những cây dáng hơi nghiêng. Rễ dừa bò lên mặt đất nhìn như những chú rắn. Vào những buổi trưa hè, em thường ngồi dưới đây để hóng mát, những trái dừa rất mát và ngọt, nước uống giải khát rất thích hợp trong mùa hè.
Tàu dừa có lá non lẫn lá già, khi là già rụng lá non sẽ phát triển. Khi làn gió thoảng qua, lá dừa xôn xao đung đưa xào xạc. Vào mùa, dừa ra hoa, từ nách của các tàu dừa, những bẹ non bắt đầu lộ ra. Hoa mọc thành chùm trên một cái cuống dài và có nhiều nhánh phụ. Hoa dừa màu vàng nhạt, hoa li ti rụng trắng cả góc vườn, có mùi thơm dịu nhẹ. Nước dừa non uống thật ngon, đây là nước uống vừa sạch vừa rẻ mà ai cũng yêu thích.
Trong cuộc sống dừa là loại cây có nhiều công dụng, mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng riêng với con người, từ lá cho đến quả đều mang lại những lợi ích kinh tế như thân dừa làm cột, vỏ dừa phơi khô làm củi đun nấu hàng ngày, làm dây thừng để cột… Dừa là loài cây rất hữu ích với con người cũng như có nhiều công dụng quan trọng mà mọi người đều yêu thích.
Cây dừa quê em như một kỷ niệm tuổi thơ, những buổi trưa hè nóng nực mà có những trái dừa giải khát rất tuyệt vời. Cây dừa cũng tượng trưng cho nét đẹp của làng quê xanh tươi, em mãi yêu và giữ gìn những cây dừa này mãi xanh tươi.
Bài tham khảo 3
Có một loài cây từ lâu đã trở thành sự sống của người dân và trử thành hình tượng bất tử của nhiều vùng quê Việt Nam. Loài cây ấy cũng là nỗi nhớ mong trong lòng của tôi về tuổi thơ êm đềm nơi quê ngoại. Cây dừa ơi! Tôi mãi gọi tên dừa như gọi tên quê hương mình.
Quê ngoại tôi là xứ sở của dừa. Ở đây không chỉ có vài cây, vài rặng dừa mà là cả liếp dừa nối tiếp nhau nhìn xa xa như một cánh rừng. Cây dừa thân to tròn như một chiếc cột lớn giữa nhà. Lá dừa như những ngọn gươm khua xào xạc có lúc lại mềm mại như bàn tay cầm quạt của cô gái đang múa hát. Tôi yêu cái dáng đứng thẳng của dừa và cái ngẩng đầu thách thức dù mưa giông, bão tố. Hứng chịu bao cơ cực của cuộc đời, dừa lại chắt lọc những gì tinh túy nhất vào quả của mình. Có lần tôi đã nghĩ quả dừa giống như những hũ rượu ngàn năm của Tề thiên đại thánh bỏ quên nơi trần gian. Chỉ khác một điều chắc gì rượu quý kia lại thơm ngon bằng nước dừa. Tôi thích thú với những chiếc rễ dừa to to vươn lên mặt đất. Ngày đó, tôi chưa học dừa là loại cây rễ chùm, chỉ biết rằng bộ rễ đồ sộ kia lại có sự sống bền bỉ và bám chặt vào đất giành lấy sự sống của mình.
Làm sao có thể kể hết những lợi ích mà loài cây này mang đến cho con người. Ở quê ngoại tôi, dừa chính là nguồn lợi lớn nhất giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ hơn. Nước dừa vừa ngọt vừa thanh lại là thức uống bổ, rẻ nên được hầu hết mọi người ưa chuộng. Thân dừa già làm gỗ, lá dừa, cọng dừa khô làm củi, chiếc chổi bà tôi quét nhà cũng được làm từ những sóng lá nhỏ….Hình như người dân chúng tôi không bỏ đi thứ gì kể cả vỏ trái dừa. Hiếm có loài cây nào lại hữu ích đến thế và cũng hiếm loài cây nào được người dân chúng tôi trân quý đến thế. Hễ thấy một trái dừa khô nào ra mọng là bà tôi lại chọn một nơi tốt nhất để trồng.
Đối với chúng tôi, dừa là cả một miền thơ mộng. Dưới gốc dừa mát rượi, chúng tôi chơi trốn tìm, chơi nhảy dây, chơi nhà chòi. Có khi lại thích thú cuộn những chiếc lá dừa thành kèn rồi thổi tí te vui tai. Tôi yêu dừa như yêu những đứa bạn thân cùng xóm, yêu người dì tốt bụng gần nhà. Ai biết một ngày có cô bé nhớ mẹ ngồi khóc dưới gốc cây, mẹ đi chợ về mua ít bột, lấy nải chuối chín cây, bẻ thêm trái dừa khô làm bánh. Cô quên làm sao được cái hương vị thơm béo của nước cốt dừa hòa vào từng miếng bánh ngọt lịm ăn mãi vẫn không biết ngán. Ôi, cái hương vị của tuổi thơ là những ngọt, bùi của dừa mang lại khiến bao năm tháng trôi qua vẫn không thể nào quên.
Ai dám bảo mình chưa bao giờ thử uống một ngụm nước dừa thanh mát? Ai dám bảo mình sẽ quên hình bóng một loài cây của quê hương? Tôi có cố nhớ đâu sao cái dáng dừa soi bóng nước những trưa hè vẫn in hằn trong trí nhớ. Phải chăng đó sẽ mãi là kí ức, là kỉ niệm tươi đẹp trong đời. Cảm ơn dừa đã cho tôi bóng mát giữa đời thường và cho tôi những ngày tháng tuyệt vời của tuổi thơ.
Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:
- Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mình
- Chỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:
- Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mình
- Chỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
Tham khảo:
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà cuối năm đã đến rồi. Trời trở nên rét lạnh, khô hanh. Thoảng trong gió là những tiếng hát mừng xuân rộn ràng. Trên phố, hình ảnh những cây nào hồng thắm đã lác đác xuất hiện. Báo hiệu nàng xuân đã sắp về rồi.
Nói về cây đào, thì cũng như cây mai, nó là loài hoa đặc trưng, biểu tượng cho mùa xuân của đất trời. Nhưng nếu như hoa mai là sự ấm áp, rực rỡ, rộn ràng, thì hoa đào chính là sự dịu dàng, đằm thắm, say sưa của đất trời.
Cây đào có rất nhiều chiều cao, cây thấp, có khi chỉ khoảng 1m, những có cây có thể cao đến gần 10m. Tuy nhiên, ở nước ta, người ta thường chuộng và xuất hiện nhiều nhất là những cây đào cao từ 1m6 đến 2m - xấp xỉ với một người đàn ông trưởng thành. Thân cây đào thường không quá lớn, đường kính phần gốc chỉ khoảng 10cm đổ lại. Càng lên cao sẽ càng nhỏ hơn. Không phải là thân của nó không thể to hơn nữa, mà đơn giản là do thị hiếu của người chơi đào đa phần thích dáng vẻ tinh tế, thanh thoát của nó. Phần vỏ ở thân cây có màu nâu sâm, hơi xù xì, lên gần ngọn thì bớt đi. Tùy vào người chăm cây, mà thân cây sẽ được uốn theo nhiều hình thù nghệ thuật khác nhau, mang những ý nghĩa, kì vọng khác nhau. Từ thân cây, các cành, các nhánh đào tỏa ra, nhỏ như cây đũa, được tỉa tót lại cho hài hòa với dáng vẻ của thân. Lá đào nhỏ như lá mai, nhưng dày hơn và màu xanh sẫm.
Điều đặc biệt của hoa đào, là khi hoa nở rộ, thì lá sẽ rụng hết. Chứ không như cây mai, hoa lá đan xen. Chính vì vậy, cả cây đào lúc đó như một ngọn đuốc hồng rực rỡ. Cánh hoa đào mỏng tanh như cánh bướm, màu hồng nhạt, xếp thành nhiều lớp. Ở phần sát gốc, màu hồng đậm hơn. Đến cả nhụy hoa cũng là màu hồng. Những bông hoa mọc chi chít từ cành cây, sát vào nhau trông vô cùng thích mắt. Cứ khi Tết đến, xuân về là đến mùa hoa đào nở. Và nếu như hoa mai thích nơi ấm áp, thì hoa đào chỉ hợp với nơi giá lạnh. Khi đất trời khô ráo, mọi người cuộn chặt trong lớp áo ấm hồ hởi chờ năm mới đến, là lúc mà hoa đào nở rộ.
Từ lâu nay, hình ảnh cành đào hồng tươi thắm đã trở thành biểu tượng của cái Tết Việt Nam ta. Nó cùng với bông mai vàng xuất hiện trên báo đài, các nhãn hiệu quảng cáo, trang phục, bánh kẹo… Nhìn thấy hoa đào là thấy năm mới đã đến sát bên thềm nhà. Chính vì vậy, em yêu quý và mong chờ nó vô cùng. Và mong sao, dù năm sau, năm sau và rất lâu nữa, hoa đào vẫn mãi giữ được vị trí tinh thần quan trọng như vậy trong lòng nhân dân.
"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."
Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.
Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.
Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.
Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.
tham khảo nha:
Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.
Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.
Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về.
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.
Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết.
Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu.
Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.
Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa.
Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.
Hk tốt