K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo đoạn này nhé:

Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn được coi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam(Câu bị động). Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, ông đã khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã, bọn giặc phải khiếp sợ. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là(trợ từ) nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ôi! Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

11 tháng 8 2023

Chỉ ra lỗi sai:

- Sử dụng loạt tính từ chưa trôi chảy: vẻ đẹp trí tuệ sáng suốt nhạy bén.

Sửa: vẻ đẹp trí tuệ cùng sự sáng suốt nhạy bén.

- Lặp từ: quyết chiến quyết thắng.

Sửa: quyết chiến thắng.

Trí tuệ cùng nghĩa với sáng suốt vì vậy ta sẽ bỏ từ "sáng suốt" đi để tránh lỗi dùng từ lặp nghĩa. Như vậy ta sẽ có câu hoàn chỉnh: 

"Trong hồi 1 của cuốn tiểu thuyết lịch sử "Hoàng Lê Nhất Thống Chí" đã khắc họa thật ấn tượng vẻ đẹp trí tuệ sáng suốt nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng và ý chí quyết chiến quyết thắng của vua Quang Trung - người anh hùng áo vải cờ đào"

1 tháng 1 2017

Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:

- Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán

- Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc

- Con người có ý chí quết thắng và tầm nhìn xa trông rộng

- Con người có tài dụng binh như thần

- Hình ảnh vị anh hùng lẫm liệt trong chiến trận