Hãy nêu tình hình dân số và hậu quả của việc gia tăng dân số ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
* Về dân số
- Dân số nước ta đông, tăng nhanh và tăng liên tục: tăng từ 23,8 triệu người năm 1954 lên 86,9 triệu người năm 2010, tăng thêm 63,1 triệu người. Năm 2010, dân số gấp gần 3,7 lần so với năm 1954.
- Dân số tăng không đều qua các giai đoạn từ 1954 – 2010:
+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1954 – 1976 tăng chậm hơn giai đoạn 1976 – 2010 (giai đoạn 1954 – 1976 dân số tăng 2,1 lần, giai đoạn 1976 – 2010 dân số tăng 1,8 lần).
* Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn.
+ Giai đoạn 1954 – 1976 tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.
+ Từ 1976 – 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giảm dần.
b)
Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.
+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.
+ Môi trường ô nhiễm.
+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...
- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:
+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.
+ GDP/người thấp.
+ Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...
+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.
tk
a)
Giai đoạn 1960 - 2007:
- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.
+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.
+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.
- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.
b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì
- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.
- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.
Bùng nổ dân số :
+ Dân số tăng nhanh và đột biến gọi là bùng nổ dân số.
+ Xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới đạt 2,1%.
Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số :
- Do dân số tăng quá nhanh, tỉ lệ sinh cao.
Hậu quả :
- Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm... đã trở thành gánh nặng đôi với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.
- Đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường,diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt,thiếu nước sạch,...
Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...
- Xã hội: gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; gây sức ép lên các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...
- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm suy thoái (đất, nước, không khí).
- Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
\(a,\)
- Dân số nước ta không ngừng tăng nên theo các năm dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên có giảm dần.
- Năm \(1999\) tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất \(1,43\%\) thì cũng là năm dân số nước ta ít nhất với \(76,3\) triệu người.
- Hai năm $2009$ và $2014$ dân số nước ta tăng đều lần lượt là \(86\) và \(90,7\) triệu người. Còn tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần, năm $2009$ là \(1,08\%\) và $2014$ là \(1,03\%\).
- Năm $2020$ dân số đạt con số cao nhất \(97,6\) triệu người còn tỉ lệ gia tăng tự nhiên là thấp nhất với \(1,02\%.\)
\(b,\) Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:
- Tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế vàviệc sử dụng nguồn lao động lãng phí, kém hiệu quả.
- Gây sức ép nên các vấn đề an sinh xã hội như việc làm, y tế, nhà ở. Dễ dẫn đến thất nghiệp và tệ nạn, bất ổn xã hội.
- Làm ô nhiễm, suy kiệt tài nguyên môi trường.
Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.
+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.
+ Môi trường ô nhiễm.
+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...
- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:
+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.
+ GDP/người thấp.
+ Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...
+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.
- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
- Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:
+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.
+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.
+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).
- Biện pháp:
+ Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về dân số.+ Quản lý và ngăn chặn việc di dân tự do. + Tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của việc sinh ít con.+ Tăng trình độ dân trí và giúp họ hiểu rõ vấn đề về dân số.
2 . Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh.
a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào,
- ở đô thị thì thất nghiệp tăng,
- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v...
b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường
- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt.
- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút.
c) Sức ép đối với chất lượng cuộc sống
- Hiện tại kinh tế nước ta căn bản vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bình quân thu nhâp đầu người vào loại thấp nhất thế giới, dân số tăng nhanh không thể thực hiện cân bằng "cung - cầu".
- Cái nghèo về đời sống vất chất sẽ dẫn đến cái nghèo về đời sống tính thần.
bạn ơi, mk nghĩ câu nào là hỏi về quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó, chứ ko phải hỏi về Việt Nam