mọi người giúp em với ạ
nét riêng trong cảm hứng về quê hương đất nước trong bài thơ vịnh khoa thi hương và thu điếu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc, với đất nước.
Những khám phá riêng của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm
- Nội dung:
+ Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước: đặt trong mối quan hệ với quá khứ, tương lai
+ Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân
Nghệ thuật:
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hiện đại, có cảm hứng sử thi với giọng trầm hùng, sau lắng, hình ảnh đẹp…
+ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư
- Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc, với đất nước.
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ? "
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi...
***
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
***
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!
Bạn tham khảo bài = đường link này nha:
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/su-gap-go-va-kham-pha-rieng-ve-tinh-yeu-que-huong-dat-nuoc-qua-bai-tho-cam-nghi-trong-dem-thanh-tinh-faq507973.html
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình.
- Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me. Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một sự khẳng định, niềm tự hào của người con về quê mẹ. Tiếp theo đó là hàng loạt những khung cảnh hiền hòa, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả. Nổi bật trong khung cảnh ấy là hình ảnh con người với điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động, giản dị trong lối sống. Tất cả đã tạo nên một bức tranh quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào về xứ sở mình.
Vịnh khoa thi hương
- Nội dung bài thơ: Bức tranh một kì thi Hương cuối triều Nguyễn với sự lố lăng, nhốn nháo, ô hợp với sự giám sát của bọn thực dân Pháp.
- Hai câu đầu: Giới thiệu về trường thi
+ Mở đầu bằng đặc điểm thường thấy trong quy cách thi cử xưa nay. Nhà nước mở khoa thi ba năm một lần
+ Điều bất thường: Trường Nam thi lẫn với trường Hà
· Trường Nam: Trường thi ở Nam Định, trường Hà: Trường thi ở Hà Nội
· Lý do: Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở Hà Nội bị bãi bỏ => Sĩ tử hai trường phải thi chung một địa điểm.
+ "Lẫn": chỉ sự nhốn nháo, ô hợp với sự trang trọng của kì thi hương.
- Hai câu thực: Khung cảnh trường thi:
+ Khung cảnh nhốn nháo, sĩ tử, quan trường lẫn lộn với nhau
+ "Sĩ tử": Người đi thi, phải trang trọng, nho nhã nhưng đây lại "lôi thôi"
· "Lôi thôi": Chỉ sự nhếch nhác, luộm thuộm
→ Đảo lên đầu câu để nhấn mạnh hình ảnh đám sĩ tử
· "Lọ": chỉ lọ mực hoặc lọ đựng nước, lại phải đeo trên vai: sự xô lệch, gãy đổ, lếch thếch
=> Trụ cột của nước nhà mà trông thật nhếch nhác, xiêu vẹo. Kẻ sĩ không giữ được phong thái của chính mình.
+ "Quan trường": Những vị quan coi thi
· Miệng thét loa
· "Ậm ọe": Sáng tạo của Tú Xương, chỉ âm thanh không rõ, ú ớ, được gân lên => Sự phách lối của đám quan lại tay sai
=> Đám quan lại mất đi cái phong thái tôn kính, trang nghiêm của kẻ làm quan
=> Hai câu thơ đối song song, cho thấy khung cảnh của trường thi thật hỗn tạp giống tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ.
- Hai câu tiếp: Cảnh đón rước quan sứ và phu nhân
+ "Ông Tây bà đầm": Phản ánh thực tại của đất nước đang bị nắm bởi bọn thực dân.
+ Kẻ cướp nước lại được đón rước long trọng, kính cẩn
+ Đặt vế đối song song "lọng - váy": thái độ mỉa mai
+ Gọi "quan sứ" nhưng lại gọi "mụ đầm: Thái độ khinh bỉ, châm biếm (mụ: chỉ những người đàn bà không ra gì)
=> Tiếng cười sâu cay, cười trên nước mắt với nỗi đau mất nước.
- Hai câu cuối: Lời kêu gọi tới những kẻ sĩ:
+ Niềm đau xót bật ra
+ "Đất Bắc": Chỉ kinh đô Hà Nội - nơi hội tụ tinh hoa, anh tài
+ "Nhân tài": Từ phiếm chỉ, chỉ những người là kẻ sĩ trong xã hội, những người đã quay đầu, làm ngơ trước nhân tình thế thái.
+ "Ngoảnh cổ": Nhìn lại
=> Nỗi đau xót trước cảnh nước mất nhà tan của Tú Xương, tuy không quyết liệt nhưng cũng bộc lộ nỗi lòng của ông trước tình cảnh của đất nước.
- Kết luận chung:
+ Bài thơ được viết theo thể thơ Đương thất ngôn bát cú
+ Miêu tả khung cảnh thi cử ở một kì thi hương nhưng lại vẽ ra một phần hiện thực đất nước thời bấy giờ.
+ Bộc lộ nỗi lòng sâu kín của tác giả
Thu điếu
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ “ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được” : Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vẫn “eo” và sử dụng từ láy tài tình