Tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý cho đề văn:"mẹ là người yêu con nhất trong thế gian này"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.
MB: - Giới thiệu về mẹ
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có... )
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( Dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ.. )
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( Thật tha thiết, bao la va ấm áp,... ).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ ( từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt cần đến mẹ ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta ( luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn bên ta).
KB: - Nêu cảm súc tình cảm về mẹ
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương và luôn ở bên con.
TK :}
1. Tìm hiểu đề: xác định vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi phải sai lệch.
2. Lập ý cho đề bài
Xác lập luận điểm:Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách.Chúng ta khẳng định lợi ích của việc đọc sách là tốt, là cần thiết.Tìm luận cứ Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại. Sách là một kho tàng phong phú gần như vô tận, đọc cả đời không hết. Sách bổ sung trí tuệ cho mỗi người. Nó làm cho cuộc sống của một người nhân lên nhiều lần. Nó giúp con người học tập,hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo. Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn. Sách giúp con người thấy yêu đời hơn, ham sống hơn. Sách giúp con người hiểu sâu sắc hơn về xã hội.3. Xây dựng lập luận
Giới thiệu về sách Nêu lên lợi ích của việc đọc sách. Hành động của mỗi người khi nhận thức được lới ích của việc đọc sách.Tham khảo :
1. Tìm hiểu đề: xác định vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi phải sai lệch.
Xác định vấn đề: Ý nghĩa của việc đọc sách trong cuộc sống con người.
Đối tượng và phạm vi: Vai trò và giá trị của sách đối với đời sống con người.
Khuynh hướng nghị luận: khẳng định việc đọc sách là hết sức cần thiết
Yêu cầu: Dùng lí lẽ để bàn luận về giá trị của sách, dùng nhiều dẫn chứng thực tế để mình họa cho lợi ích mà việc đọc sách mang lại.
2. Lập ý cho đề bài
Xác lập luận điểm:
Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách.
Chúng ta khẳng định lợi ích của việc đọc sách là tốt, là cần thiết.
Tìm luận cứ
Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại.
Sách là một kho tàng phong phú gần như vô tận, đọc cả đời không hết.
Sách bổ sung trí tuệ cho mỗi người.
Nó làm cho cuộc sống của một người nhân lên nhiều lần.
Nó giúp con người học tập,hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo.
Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn.
Sách giúp con người thấy yêu đời hơn, ham sống hơn.
Sách giúp con người hiểu sâu sắc hơn về xã hội.
3. Xây dựng lập luận
Giới thiệu về sách
Nêu lên lợi ích của việc đọc sách.
Hành động của mỗi người khi nhận thức được lới ích của việc đọc sách.
Tham khảo:
I.Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề nghị luận: nêu vai trò, tầm quan trọng của sách đối với con người. VD: "Sách rất quan trọng với con người, sách mang cho chúng ta tri thức, sáng mang cho chúng ta những cái tinh hoa, đúc kết của cha ông ta để lại, tưởng tượng nếu như không có sách thì nhân loại sẽ như thế nào...."
- Trích dẫn câu nói, câu tục ngữ về sách, vd: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
II.Thân bài:
1.Sách là 1 kho tàng kiến thức vô tận nên con người xem nó là 1 người bạn trung thành, thân thiết
- Mặc dù ta có thể tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ mạng,... nhưng sách là nguồn tri thức tin cậy nhất, chính xác nhất, đúc kết những tinh hoa, những kinh nghiệm của cha ông ta để lại.
- Sách có nhiều loại, mang cho chúng ta nhiều loại kiến thức khác nhau.
VD: + Sách văn học: Nhiều bài văn, thơ, câu chuyện mang tính nhân văn, bổ ích => làm sâu sắc tình cảm con người, giúp con người có lòng nhân hơn…
+ Sách lịch sử sử: Đưa ta quay trở về quá khứ cách đây nghìn năm để như được sống lại, chứng kiến những cuộc đấu tranh, giải phóng của dân tộc => Giúp ta yêu thêm đất nước, nhớ ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết ơn nguồn cội,...
+ Sách khoa học: mở ra 1 thế giới mới thú vị với các con số, thí nghiệm,….
2.Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán
- Con người sẽ thiếu đi nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và chính xác.
- Con người sẽ ngày càng bị thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới.
- Nếu thiếu sách sẽ không còn thứ gì để lưu lại truyền cho đời sau.
- "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt", thiếu sách con người sẽ chìm trong đêm tối của sự dốt nát, lầm đường lạc lối,...
=>Vì vậy sách rất cần thiết đối với con người, trở thành người bạn thân thiết cho con người.
3.Không phải sách luôn luôn là người bạn lớn của con người. Chỉ có những cuốc sách tốt mới là bạn lớn của con người
- Trong thực tế, có rất nhiều sách. Bên cạnh những cuốn sách hay, mang lại kiến thức bổ ích thì vẫn còn tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực
- Những cuốn sách không phù hợp lứa tuổi, nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí,…
- Con người cần phải biết chọn lựa sách khi đọc sách để không tim nhiễm phải những thói xấu và để sách luôn là 1 người bạn lớn của con người
4. Làm cách nào để sách luôn là người bạn lớn của con người?
- Chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng sách.
- Sưu tầm, tìm tòi những cuốn sách mới lạ, bổ ích
- Loại bỏ những cuốn sách vô bổ
- Xem sách là người bạn lớn của con người
II.Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề: Sách sẽ mãi và luôn luôn là người bạn lớn, trung thành của con người trong việc tìm kiếm và khám phá tri thức.
- Vì vậy chúng ta cần phải trân trọng sách, sử dụng đúng cách để sách có thể trở thành một công cụ mang tri thức đến cho con người.
- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ
Luận điểm cơ bản:
Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt
- Nói những điều tốt đẹp
- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe
Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm
Nêu nghệ thuật của tác phẩm
- Lập dàn ý:
+ MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích
+ TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )
+ KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả
- Viết mở bài:
Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.
- Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.
Tham khảo nhé
1. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa hồng định tả
Nhà em có một khu vườn nhỏ, ba em trồng rất nhiều hoa, trong đó em thích nhất là cây hoa hồng.
2. Thân bài: Tả cây hoa hồng
a. Tả bao quát cây hoa hồng:
– Cây hoa hồng được trồng thành bụi
– Bên cạnh các cây hoa khác như: cúc, huệ,.. và một số cây khác trong vườn.
b. Tả chi tiết về cây hoa hồng
– Thân cây hoa: cao chừng 1 mét.
– Cành cây: cây có nhiều cành, trên cành có nhiều gai.
– Lá: lá non màu xanh nhạt, là già có màu xanh đậm, cạnh lá hình răng cưa.
– Nụ hoa hồng: nụ chúm chím, khi gần nở sẽ có vệt đỏ trên đầu cánh hoa
– Hoa: Khi hoa nở các cánh hoa xếp thành nhiều tầng, có màu đỏ tươi rất đẹp và nổi bật. Giữa hoa có nhị vàng.
– Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng.
– Thu hút rất nhiều ong bướm khi hoa nở rộ.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây hoa hồng
– Em rất thích hoa hồng.
– Hoa hồng dùng để trang trí rất đẹp.
*****Bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng vẻ đẹp riêng, mùa hè đến với những hàng cây xanh rộn vang tiếng ve cùng những đóa hoa phượng rực lửa, mùa xuân về với cành đào, cành mai xinh đẹp bắt mắt. Mỗi loài hoa đều mang một phong thái một màu sắc một hương thơm riêng nhưng có lẽ loài hoa em yêu thích nhất lại là hoa hồng.
Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng. Hoa hồng có nhiều loại: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch, hoa hồng tỷ - muội, hoa hồng đen,… nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao quý, xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.
Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, nhẹ như lông vũ. Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng. Bông hồng khi chưa nở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy, còn khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình. Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều. Hoa hồng đẹp là vậy nhưng ai không biết và không cẩn thận khi chạm vào sẽ bị những chiếc gai nhọn tấn công và gây thương tích.
Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau, nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết. Hoa hồng bắt nguồn từ Ả - Rập Xê - Út xa xôi, sau đó lan ra các nước trong đó có châu, châu Á và rất nhiều nước trên thế giới.
Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp cùng mùi hương nồng nàn, cũng bởi hoa hồng có rất nhiều tác dụng. Ví như hoa hồng bạch được coi là một loại dược liệu rất tốt, nó có thể giảm ho và giúp cho chúng ta dễ ngủ, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của hoa hồng mà chúng ta có thể sử dụng. Tết đến xuân về ngoài những cành hoa đào, hoa mai - biểu tượng của ngày tết, vẫn có rất nhiều người muốn mua một bông hồng để chơi Tết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại càng ưa chuộng những nàng công chúa kiêu kì ấy. Hè về, hoa hồng lại càng thêm kiều diễm dưới ánh nắng mặt trời và sau mỗi trận mưa rào trắng xóa chợt đến rồi chợt đi, bộ cánh hồng thắm của các nàng lại được dát thêm một lớp pha lê tinh xảo. Nàng tiên mùa hạ tinh nghịch rời đi là lúc nàng tiên mùa thu dịu dàng hiền thục bước đến mang theo ánh nắng vàng ngọt ngào như mật ong cùng bầu trời xanh trong, cao vời vợi. Những nàng tiểu thư hoa hồng đã không còn được xinh đẹp như khi mùa hạ đến hay khi mùa xuân về nữa mà những chiếc lá từ từ chuyển sang màu vàng úa, rồi khi những cơn gió bấc tràn về với cái lạnh cắt da cắt thịt thì các bông hoa hồng cũng chẳng thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt mà héo tàn.
Ở những nước châu có một loại hoa hồng có thể chịu được những trận bão tuyết vùi dập mà vẫn có thể kiêu hãnh nở hoa, hay ở những sa mạc nóng bỏng cũng có loại hoa chịu được cái nóng khắc nghiệt. Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà, có thể cắm vào bình thủy tinh cùng những loại hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòng khách đều tôn lên vẻ kiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng. Nhưng cũng có thể cắm hoa hồng vào các giỏ nhỏ treo trên tường trông cũng rất thanh lịch và tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái khi bước vào. Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.
Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp ấy nở đỏ thắm.
THAM KHẢO NHA !!
Mở bài
-Giới thiệu về tác giả:
-Hồ Chí Minh là một nhà văn nhà thơ nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.
Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám có sứ cảnh hưởng lớn tới cộng đồng như Nhật ký trong tù Tuyên ngôn độc lập Cảnh khuya…
-Giới thiệu về bài viết
Bài viết“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ’được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích lời lẽ cô đọng lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
.+Thânbài:
Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ”.
+Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào ?
-Xây dựng luận điểm ngắn gọn cô đọng lời văn vô cùng xúc tích trong phần lập luận thì rất chặt chẽ khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện ,bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền,tầng lớp.Tính khái quát cao.
- Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê , dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình . Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất sĩ ngoài mặt trận...đến hậu phương...,từ những phụ nữ...đến các bà mẹ chiến sĩ...''
-Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ:Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như:Làn sóng , lướt qua,...làm cho bài viết trở nên trơn tru dễ đọc dễ nghe.
-Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
+Tinh thần yêu nước của dân ta:
-Lòng yêu nước là giá trị thần cao quý.Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.
-Dân ra ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc,mọi lứa tuổi,mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước.Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không phụ thuộc vào tinh thần ,ý chí kiên cường,lòng yêu nước của những người dân trên đất nước ta.
-Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể .Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động,trong nghiên cứu khoa học ,trong hc tập...
-Giongj văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài này.
-Trong phần cuối bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ dễ thấy hơn.Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý,vô giá hơn pha lê rất nhiền lần(ko pk rất nhiều lần nx mà là rất rất nhiều lần).Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi,và lưa danh sử sách ngàn năm.
+Kết bài:
-Qua bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất , quật cường của nhân dân ra.
-Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ , ngôn ngữ vừa giản dị dể hiểu , vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.
+ Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả:
– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.
– Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Cảnh khuya…
– Giới thiệu về bài viết:
– Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích, lời lẽ cô đọng, lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
+ Thân bài: Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?
– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.
-Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”
– Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.
– Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
– Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.
– Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.
– Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…
– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài viết này.
– Trong phần cuối của bài viết tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ có dễ thấy hơn. Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý, vô giá hơn pha lê rất nhiều lần. Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi, và lưu danh sử sách ngàn năm.
+ Kết bài
– Qua bài viêt của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, quật cường của nhân dân ta.
– Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ vừa giản dị dễ hiểu, vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.
Bài làm
A. Mở bài
- Nêu luận đề : tình mẫu tử trong xã hội hiện nay
B. Thân bài
1. Giải thích:
- Mẹ là người yêu thương con nhất trên đời này vì tình mẫu tử là tình thương yêu , là sự hi sinh , chở che , bao dung của người mẹ đối với con. Đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời.
2. Phân tích mặt đúng:
- Biểu hiện tình mẫu tử:
+ Ngay từ những ngày đầu chập chững, mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che.
+ Khi lớn lên, mẹ cũng luôn sát cánh cùng ta trên đường đời đầy gian lao, thử thách
+ Dành cả cuộc đời lo lắng cho các con mà không mong một sự đáp đền, bởi niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, trưởng thành ( lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống và trong văn học )
- Tác dung , ý nghĩa:
+ Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống.
+ Làm cuộc đời ấm áp hơn
3. Phân tích mặt sai
- Những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ cốt nhục của mình , hành hạ , ngược đãi con.
- Những người lợi dụng tình mẫu tử đánh đập, hành hạ trẻ em.
- Những đứa con tệ bạc với cha mẹ, không chăm sóc, phụng dưỡng những lúc mẹ già tuổi cao sức yếu ( chỉ dẫn chứng )
4. Bài học nhận thức và hành động
- Trân trọng và gìn giữ tình mẫu tử
- Có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình : biết vâng lời , nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ ; siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng , quan tâm , giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất
C. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của tình mẫu tử
- Liên hệ bản thân.
# Học tốt #