Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến có những nét chung nào
Lịch sử 7
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C1:
* Cơ sở kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
* Cơ sở xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:
+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.
-Chính trị:
+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng
C2:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Luật pháp:
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
C3:
* Về phía quân Tống:
- Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn
+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.
* Về phía quân Đại Cồ Việt:
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Ông cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Quân thủy của địch bị thất bại trên sông Bạch Đằng sau nhiều trận chiến ác liệt.
- Trên bộ, do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết liệt nên buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại.
C4:
- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.
- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
C5:
- Nhà Trần:
+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
+ Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.
- Nhà Hồ: lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc.
kinh tế: + phương đông: nông nghiệp trồng lúa nước
+ phương tây: thủ công nghiệp trong lãnh địa khép kín
xã hội: + Phương đông: địa chủ, nông dân lĩnh canh
+ phương tây: lãnh chúa, nông nô
Tham khảo:
- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.
Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ
Cơ sở kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.